Khu sinh học

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 70 - 72)

IV. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người.

2. Khu sinh học

Do tính không đồng nhất về điều kiện sống, trên bề mặt hành tinh hình thành các hệ sinh thái cực lớn. Đó là các khu sinh học: Các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước. Khu sinh học cũng là những hệ sinh thái cực lớn phân bố trong những vùng khí hậu xác định.

Định dạng các khu sinh học dựa vào dạng sống của thực vật ở trạng thí đỉnh cực, tương ứng với điều kiện đất đai và khí hậu (chủ yếu là chế độ chiếu sáng hay thời kì sinh dưỡng của thực vật, nhiệt độ và lượng mưa) của một vùng địa lí xác định. Đương nhiên, các khu sinh học thường phân bố theo vĩ độ địa lý, theo độ cao và theo độ sâu của đại dương phù hợp với các điều kiện của môi trường vật lí của chúng. Các khu sinh học gồm 2 nhóm lớn : các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước.

- Các khu sinh học trên cạn

Những tiêu chí để phân chia các khu sinh học trên cạn chính là:

- Vị trí địa lí, đặc điểm địa mạo, địa hình (độ cao so với mực nước biển) - Nền thổ nhưỡng với những đặc tính lý hoá học của đất.

- Các điều kiện khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm, cùng với điều đó là chế độ chiếu sáng, quyết định đến thời kì sinh dưỡng của thực vật

Từ những tiêu chí trên ta có thể nhận biết được những khu sinh học lớn trên Trá Đất : Đồng rêu (Tundra), rừng lá kim (Taiga), rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp ôn đới Bấn cầu Bắc, rừng ẩm thường xanh nhiệt đới cùng với những khu sinh học khác đặc trưng cho các vùng địa lý có những điều kiện khí hậu chuyển tiếp hay giao thoa giữa những vùng lớn nêu trên, chẳng hạn, các khu sinh học đồng cỏ (ôn đới và nhiệt đới, các savan cây bụi, các hoang mạc,…).

Theo độ cao, nhiệt độ giảm dần (1oC/100m đối với vùng khí hậu khô hay 0,6 oC/100m đối với vùng có khí hậu ẩm), đất đai nghèo dần, và nói chung, bức tranh về điều kiện khí hậu lặp lại theo hướng đi từ xích đạo lên vùng cực, do đó, các biom cũng lần lượt xuất hiện một cách tương ứng (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới đến đồng rêu).

- Các khu sinh học dưới nước

Sự không đồng nhất lớn nhất giữa các thủy vực nước ngọt và biển chính là độ muối Natri clorua (NaCl). Theo độ muối, sự phân chia các thủy vực của Symphosium, tổ chức tại Venice (1959) như sau, trong đó nước lợ là dạng chuyển tiếp lục địa- biển:

Các dạng vực nước Độ muối (phần nghìn - ‰)

Quá mặn >40,0

Nước mặn 40,0 –30,0

Nước lợ, gồm:

- Nước biển ven bờ

- Nước lợ mặn - Nước lợ chính thức - Nước lợ nhạt 40,0 – 0,5 32,0 – 30,0 30,0 – 18,0 18,0 –5,0 5,0 – 0,5 Nước ngọt < 0,5

Các thủy vực nội địa

Nước nội địa gồm các vực nước ngọt. Khi dựa vào sự vận động của nước, các thủy vực nội địa được chia thành : Nước chảy (sông suối) và nước đứng (ao, hồ). Dạng trung gian giữa nước chảy và nước đứng là hồ chứa.

Biển và đại dương

Biển và đại dương chiếm 71% bề mặt hành tinh. Tuy là một khối nước nhưng đại dương cũng không đồng nhất về nhiều khía cạnh. Khi dựa vào nền đáy và độ sâu của khối nước biển và đại dương được chia thành các tỉnh khác nhau với những đặc tính khác nhau : điều kiện môi trường vô sinh (chủ yếu là các yếu tố hải văn), thành phần các loài động thực vật và năng suất sinh học vùng nước, trong đó thềm lục địa đóng vai trò bậc nhất trong sản xuất và đời sống con người.

Bài 65. Sinh thái học và việc quản lý tài nguyên thiên nhiên 1. Tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái tài nguyên

Tài nguyên thiên nhiên

gồm 3 nhóm theo sơ đồ sau:

a) Tài nguyên vĩnh cửu đã được loài người sử dụng từ lâu : Phơi sấy các sản phẩm nông nghiệp, chạy thuyền buồm, vận hành cối xay gió… Tuy nhiên, các dạng tài nguyên này rất dồi dào, nhưng phần nhiều kém ổn định, đòi hỏi nền công nghệ cao và tốn kém. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang sử dụng nguồn tài nguyên này ở các mức độ khác nhau. Đây là nguồn năng lượng sạch và rất quan trọng sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai thay thế dần cho các dạng năng lượng từ đốt các nhiên liệu hoá thạch mà chúng hoặc bị cạn kiệt hoặc khi được sử dung gây ô nhiễm môi trường.

b) Trong số các dạng khoáng sản, nhiều kim loại đã bị khai thác đến cạn kiệt hoặc sắp cạn kiệt trong khi nhu cầu của công nghiệp ngày một tăng và chưa thể có những chất thay thế. Điều đó đòi hỏi mọi quốc gia phải biết tiết kiệm bằng con đường tái sử dụng và tái chế.

c) Tài nguyên tái tạo không phải là vô tận khi con ngườn khai thác quá múc và khai thác bằng các phương pháp huỷ diệt.

- Nhiều khu rừng bị chặt trắng để lấy gỗ, lấy đất sử dụng cho các mục đich khác. Rừng bị tàn phá còn do các tác nhân gián tiếp khác nữa (mưa axit,…). Đa dạng sinh học bị thất thoát. Nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt. Nhiều loài đang suy giảm sản lượng do khai thác quá mức và do môi trường bị ô nhiễm.

- Quỹ đất ngày một giảm do dân số ngày một tăng, đất bị thoái hoá do canh tác (cày cấy và chăn thả gia súc quá mức), tưới tiêu bất hợp lý, nạn hoang mạc hoá ngày một mở rộng. Đất còn bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân do con người gây ra.

- Nguồn nước bề mặt và nước ngầm bị suy kiệt và ô nhiễm trong khi nguồn nước ngọt từ chu trình nước cung cấp cho nhân loại có giới hạn, được đánh gía vào khoảng 35.000 km3 hàng năm, song phân bố không đều trong không gian và theo thời gian.

- Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề. Điều này được thể hiện dưới nhiều dạng, song lớn nhất phải kể đến là tăng hiệu ứng nhà kínhthủng tầng Ôzôn.

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 70 - 72)