Nhân tố sinh học Quá trình tiến hóa và hình thành loài người cũng chịu tác động của các

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 59 - 60)

IV. Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người.

1. Nhân tố sinh học Quá trình tiến hóa và hình thành loài người cũng chịu tác động của các

nhân tố tiến hóa tác động lên giới động vật, đó là các nhân tố sinh học: quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu trong quá trình hình thành vượn người Australopithecus cũng như chuyển biến từ vượn người Australopithecus thành người cổ Homo.

+ Quá trình đột biến.

- Đột biến nhiễm sắc thể. Nếu chúng ta so sánh bộ NST Người với Vượn người Tinh tinh (là vượn người giống với người hơn cả), chúng ta sẽ thấy Người khác Tinh tinh ở chỗ: Người có 2n = 46 NST, trong lúc đó Tinh tinh có 2n = 48 NST. Các nhà di truyền học đã chứng minh rằng bộ nhiễm sắc thể của người là kết quả của đột biến số lượng NST thể hiện ở sự sắp xếp lại trên cơ sở bộ NST của Tinh tinh : đột biến chuyển đoạn đã làm hòa nhập hai NST tâm mút (có tâm động ở đầu mút) ở Vượn người thành một NST tâm giữa (có tâm động ở giữa), đó là NST số 2 ở Người, do đó làm cho số lượng NST giảm còn 46 ở người.

Tuy chiều dài toàn bộ các NST của Người và Tinh tinh chỉ khác nhau vào khoảng 2% (theo J. de Grouchy, 1975) và các nhóm liên kết gen là tương đối giống nhau nhưng có nhiều thay đổi khác nhau như: các chuyển đoạn ngoại tâm tạo nên các khác biệt phổ biến trong cấu trúc NST, trong bộ NST của Người và Tinh tinh chỉ có 5 cặp là hoàn toàn tương đồng (NST số 6, 19, 21, 22 và X) còn nữa là có khác nhau ít nhiều, với phương pháp nhuộm cắt băng đã phát hiện có khoảng 1% là khác nhau.

- Đột biến gen. So sánh đa hình ADN cho thấy hệ gen người khác hệ gen Tinh tinh khoảng 1,6%, nhưng đủ để thể hiện nhiều điểm khác nhau.

Những đột biến trong hệ gen của các dòng tổ tiên của người có thể do đột biến ngẫu nhiên hoặc do các tác nhân môi trường ở thời đại tồn tại của vượn người và người vượn cách đây hàng chục triệu năm. Nhiều dẫn liệu đã chứng minh rằng vào thời đó do các biến động địa chất nền phóng xạ ion hóa được tăng cao trên các lục địa châu Phi có thể là tác nhân gây đột biến di truyền cho các dòng vượn người và người vượn. Hơn nữa trong thời đại đó các dạng vượn người phân hóa rất đa dạng trong quần thể nên sự di nhập gen, phiêu bạt gen có thể tạo nên đa dạng di truyền trong quần thể. Người ta giả thiết rằng đã có ít nhất 2 lần đột biến: đột biến lần một (từ NST của tổ tiên Tinh tinh 2n=48 đến 2n=46 của tổ tiên người) sẽ dẫn đến xuất hiện tư thể đứng thẳng ( thay đổi trong cấu tạo cột sống, đai chậu...) và đi bằng hai chân (phân hóa chân tay...). Đột biến lần hai (xẩy ra trong hệ gen) dẫn đến làm tăng cao thể tích não và phức tạp hóa bộ não.

Tuy nhiên khi đề cập đến đột biến như là nguồn tạo nên đa dạng di truyền thì chúng ta cần nhớ là chúng chỉ có giá trị tiến hóa khi được điều kiện môi trường sống chọn lọc- chọn lọc tự nhiên. + Chọn lọc tự nhiên. Đột biến thứ nhất dẫn đến tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân, đôi tay được giải phóng đã được được môi trường sống chọn lọc. Thời đại sống của người vượn ở châu Phi chủ yếu ở Đông Phi cách đây khoảng 6 – 8 triệu năm ở cuối kỉ Mioxen khí hậu trở nên lạnh và khô hơn, rừng bị hẹp dần do savan hóa. Cảnh quan là các rừng cây xen đan nhiều trảng cỏ savan. Người vượn có ưu thế có thể sống trên cây vì khả năng leo trèo giỏi nhưng đồng thời có thể sống ở mặt đất một thời gian dài vì đi được bằng hai chân, đôi tay được giải phóng, điều đó có lợi thế ở

chỗ có thể dễ dàng hái lượm thực vật và săn bắt động vật. Hơn nữa đôi tay được giải phóng còn có ý nghĩa trong việc chăm sóc con cái như mang bế... Những dòng người vượn đã chiếm ưu thế và được phân hóa đa dạng, phổ biến khắp Đông Phi, Trung Phi cũng như Nam Phi (đã phát hiện trên bảy loài thuộc nhiều chi khác nhau).

Đột biến thứ 2 dẫn đến dòng người Homo có bộ não lớn (trên 8000 cm3) sống trong điều kiện xã hội, họ có trí thông minh có thể dùng đôi tay khéo léo để chế tác công cụ và sử dụng công cụ để kiếm sống hiệu quả hơn (săn bắt động vật lớn hơn ở mặt đất, xẻ cắt thịt bằng công cụ đá, ăn thịt, dùng lửa), phát triển ngôn ngữ để giao tiếp...dẫn đến phát triển nền văn hóa truyền thống nhờ khả năng học tập và truyền đạt qua các thế hệ. Như vậy song song với chọn lọc tự nhiên xuất hiện nhân tố chọn lọc xã hội mà trong xã hội người hiện đại đã trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển con người và xã hội loài người.

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w