Nguồn gen nhân tạo:

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 30 - 31)

III. Quá trình di truyền trong quần thể ngẫu phố

2.Nguồn gen nhân tạo:

Đặc điểm của nguồn gen này là do con người chủ động tạo ra, mang tính toàn cầu.Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) ở Phillipin hằng năm thu nhận được hơn 60000 tổ hợp mới, là nơi cung cấp nhiều giống lúa năng xuất cao cho các nước sản xuất nông nghiệp.

Mục III- Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp

Vấn đề cần chú trọng đó là lai hữu tính tạo ra biến dị tổ hợp, nguồn biến dị vô tận xuất hiện trong quá trình sinh sản của động thực vật. Phân biệt các phép lai dựa vào mức độ sai khác về kiểu gen của bố, mẹ và hình thức lai (nội phối, ngoại phối, lai xa...).

Trong mục này, cần nhấn mạnh bản chất của gây đột biến là đổi mới thông tin di truyền dựa trên cơ sở sau đây: Mỗi một kiểu gen nhất định của giống chỉ cho một năng suất nhất định. Mặt khác, mỗi giống cụ thể sẽ cho một năng suất tối đa nhất định trong điều kiện canh tác hoàn thiện nhất. Như vậy mỗi giống có một mức trần về năng suất. Để có năng suất cao hơn mức trần hiện có của giống, các nhà chọn giống sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo nguồn vật liệu cho chọn giống.

Bài 23. CHỌN LỌC CÁC TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG

Cả bài là mới và khó, chú ý các vấn đề đều xét cho cả quần thể (tập hợp giống) không xét cho một cá thể, mặc dù số liệu về mỗi tính trạng nào đấy đều theo dõi ở từng cá thể.

Mục I - Tính trạng số lượng và các chỉ tiêu chọn lọc

1-Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng

- Khái niệm về tính trạng chất lượng: Nội dung chính cần nêu là TT chỉ phụ thuộc do yếu tố di truyền, đặc điểm, ví dụ và phương pháp chọn lọc.

- Khái niệm về tính trạng số lượng: Nội dung chính cần nêu là TT phụ thuộc nhiều của yếu tố môi trường, đặc điểm, ví dụ và phương pháp chọn lọc.

- Hướng dẫn HS phân biệt 2 khái niệm tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng.

2. Chỉ tiêu chọn lọc tính trạng số lượng

Cụ thể hoá phương pháp chọn lọc tính trạng số lượng dựa vào số trung bình, độ lệch chuẩn (đã đề cập ở phần thường biến) và hệ số biến dị (mới hoàn toàn) của số liệu về năng suất sản phẩm của giống. Trong phần này nội dung chính cần nêu là định nghĩa, ý nghĩa và nhắc lại công thức tính trung bình, độ lệch chuẩn đã nêu ở phần thường biến. Đối với chỉ tiêu hệ số biến dị cần quan tâm là mức biến dị về năng suất sản phẩm của một tính trạng nào đấy lớn thì giống này không ổn định và năng suất sản phẩm của tính trạng đó phụ thuộc nhiều vào điều kiện canh tác.

Mục II - Hệ số di truyền (h2)

Biến dị về kiểu hình của sinh vật phụ thuộc vào ba nhân tố : Kiểu gen, ảnh hưởng của môi trường và mối tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

SGK cũ có đề cập tới khái niệm hệ số di truyền nhưng chưa đề cập tới công thức định lượng. Vấn đề khó ở đây là có công thức tính nhưng không thể tính được vì không được học phương pháp tính chỉ thông qua ví dụ để hình dung phương pháp tính. Nội dung chính cần nêu là ý nghĩa định lượng của công thức, bao gồm ý nghĩa lí luận và thực tiễn.

Bài 24. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Mục I - Công nghệ tế bào ở thực vật

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 30 - 31)