Ấn đề này có liên quan với hiện tượng sao gen Sao gen (genocopy) là sự thay thế một thường biến không di truyền bằng một đột biến có hiệu quả kiểu hình tương tự Trong trường hợp

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 47 - 48)

thường biến không di truyền bằng một đột biến có hiệu quả kiểu hình tương tự. Trong trường hợp này, một đột biến biểu hiện sau đã là bản sao kiểu hình của một thường biến có trước. hiện tượng này đã đượcI.I.Sơmaugauzen đề xuất và nghiên cứu kĩ.

Thí nghiệm của Xơmne cho thấy khi nuôi chột ở nhiệt độ cao thì con cháu của chúng có đuôi dài hơn, tai to hơn. Những biến đổi ở kiểu hình này có ý nghĩa thích nghi hơ vì làm tăng sự bức xạ của thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường cao hơn bình thường.

Theo Sơmaugauzen, Quần thể chuột vốn đa hình về kiểu gen. Gen quy định chiều dài đuôi có thể có các alen a1 (đuôi ngắn), a2, a3...(đuôi dài hơn). Sống trong nhiệt độ thấp thì đuôi dài là bất lợi, vì vậy chỉ có a1 biểu hiện và kiểu hình A1 (đuôi ngắn) chiếm ưu thế tuyệt đối. Khi quần thể chuột di chuyển đến nơi có nhiệt độ cao hơn thì trong quần thể xuất hiện dạng đuôi dài. Dạng này lúc đầu có thể lúc đầu chỉ là thường biến trong mức phản ứng của a1. Nhưng trong môi trường mới này, a2 tỏ ra có giá trị thích nghi cao hơn biểu hiện thành kiểu hình A2 đuôi dài. Như vậy, a2 đã sao lại kiểu hình đuôi dài của thường biến đuôi dài thuộc a1, nghĩa là sự sao gen đã diễn ra. Lúc này trong quần thể có 3 loại kiểu hình: đuôi ngắn, đuôi dài thường biến và đuôi dài thuộc a2. CLTN bảo tồn dạng đuôi dài. Tất nhiên chỉ dạng đuôi dài của a 2mới di truyền, do đó tần số tương đối của a2 và kiểu hình A2 ngày càng tăng.

Ví dụ trên cho thấy khi môi trường sống thay đổi thì trong quần thể có thể xảy ra sự biến đổi nhanh về kiểu hình bằng những thường biến hoặc bằng sự biểu hiện của các đột biến gen đã có từ trước. Thường biến chỉ có thể đáp ứng những thay đổi có mức độ trong môi trường. Chỉ đột biến mới có khả năng đáp ứng những thay đổi lớn trong môi trường vì nó làm thay đổi mức phản ứng. Nếu các đột biến này không phát sinh từ trước và có sẵn trong vốn gen của quần thể thì sinh vật không thích ứng kịp với môi trường mới và sẽ bị tiêu diệt hàng loạt. Tuy nhiên lúc đầu đột biến chỉ biểu hiện ở một ít cá thể, phải qua CLTN lâu dài nó mới mới được tăng cường, củng cố.

Bài 41 và 42. Loài và sự hình thành loài I. Loài

Tiến hoá sinh học biểu hiện ở sự biến đổi của các loài, hình thành những loài mới.

Thuật ngữ “loài” (speccies) được John Ray nêu ra vào năm 1868.. Từ đó khái niệm loài đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ:

- Loài hình thái (morphological species), theo các nhà phân loại học, là một nhóm các thể giống nhau, có những tính trạng ổn định và đồng nhất; giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về một tính trạng hình thái tiêu biểu nào đó.

- Loài sinh học (biological species) do các nhà tiến hoá luận nêu ra. Theo E. Mayr (1969),

loài là một nhóm quần thể tự nhiên giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác.

- Theo quan điểm di truyền học, ở những loài giao phối, loài là một nhóm quần thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái ,sinh lí và có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác.

Cũng theo quan điểm di truyền học, loài sinh học là tổ chức đa kiểu, các cá thể trong quần thể là đa hình về kiểu gen và kiểu hình, các quần thể trong loài khác nhau về tần số tương đối của các alen về gen tiêu biểu, do đó có tỉ lệ các kiểu hình đặc trưng.

- Tiếp cận loài về góc độ sinh thái thì loài là một tập hợp sinh vật thích nghi với một ổ sinh thái xác định. Để khai thác có hiệu quả ổ sinh thái đó loài phải có một loạt đặc điểm thích nghi về hình thái, sinh lí, tập tính phù hợp với các điều kiện lí hoá, nguồn thức ăn, kẻ thù tiêu diệt, đối thủ cạnh tranh trên địa bàn sinh sống.

Quan điẻm sinh thái giải thích tính toàn vẹn của loài bằng CLTN, quan điểm di truyền giải thích điều đó bằng sự trao đổi gen trong loài. Cả hai có liên quan với nhau. Tuy phải nhận thức từ nhiều góc độ về loài, nhưng với thuyết tiên hoá ‘loài sinh học đóng vai trò chủ yếu”. Có thể khái quát loài là đơn vị tổ chức cơ bản của sinh giới. Loài sinh học là một đơn vị sinh sản, là một đơn vị tổ chức tự nhiên, một thể thống nhất về sinh thái và di truyền, giữa hai loài có sự cách li về sinh sản.

Đối với những sinh vật sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính vô giao, đơn tính sinh, tự phối thì phải có quan niệm về loài thích hợp hơn. Ví như ở sinh vật sinh sản vô tính có thể xem loài là một nhóm dòng vô tính, có những tính trạng tương tự, thích ứng với môi trường theo kiểu giống nhau, có khu phân bố xác định và có chung một lịch sử phát triển.

Vì các cá thể không bị ràng buộc về mặt sinh sản nên tổ chức loài ở sinh vật sinh sản vô tính ít biểu hiện tính toàn vẹn, tự nhiên như ở các loài giao phối. Cho đến nay tổ chức loài chỉ mới được nghiên cứu kĩ ở các loài giao phối. Cũng cần nói rằng đa số sinh vật, nhất là các sinh vật bậc cao, đều sinh sản giao phối.

Một phần của tài liệu báo cáo thay sách 2009 - SH12.doc (Trang 47 - 48)