Qúa trình hoạt động và mở rộng của Cộng đồng châu Âu (EC):

Một phần của tài liệu Các nước TBCN 1918 - 1938 (Trang 88 - 89)

Sau khi Cộng đồng châu Âu (EC) đợc hình thành, lo sợ địa vị của mình bị sụt giảm, Anh đã thành lập ra Khối Thơng mại tự do gồm 7 nớc: Anh, Đan Mạch, Nauy, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, áo, Thuỵ Sỹ nhằm tạo nên sự đối trọng trên bàn cờ chiến lợc châu Âu.

Tuy nhiên, khối này không có cơ sở thực tiễn để hoạt động và dần dần tan rã với việc lần lợt các nớc tham gia vào EC. Ngày 1-1-1973, EC đã kết nạp thêm Anh, Ailen và Đan Mạch, đa số nớc thành viên tham gia lên con số 9. Việc kết nạp thêm 3 nớc thành viên mới không chỉ chứng tỏ tính hiệu quả của việc liên kết châu Âu, mà nó còn tạo điều kiện để mở rộng và phát huy hơn nữa vai trò của tổ chức này.

Trong quá trình phát triển, các thành viên của EC đã quyết định thành lập một hệ thống tiền tệ chung để hoàn thiện hơn nữa việc thống nhất thị trờng, đồng thời tạo ra sự thống nhất về giá cả trong khối. Đó chính là cơ sở của sự ra đời Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System – EMS) vào ngày 13-9-1979. Từ đây các nớc thành viên EC sử dụng chung một loại tiền là đồng ECU – European Currency Unit, sau đổi là đồng EURO.

Tiếp đó, ngày 1-1-1981, EC đã kết nạp thêm Hy Lạp và đúng 5 năm sau, ngày 1-1-1986 lại kết nạp thêm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đa số thành viên của EC lên thành 12 nớc.

Nh vậy, đến năm 1986 EC đã mở rộng thành 12 nớc thành viên và lấy lá cờ có nền xanh và 12 ngôi sao vàng làm lá cờ chính thức của tổ chức này. Việc mở rộng EC lên thành 12 nớc đã cho thấy quy mô phát triển của tổ chức khu vực ở châu Âu. Từ đây, một liên minh không chỉ gồm các nớc Tây Âu mà nó đã mở rộng ra những khu vực khác của châu Âu. Đó là nền tảng để tiến tới một châu Âu thống nhất nh ngày nay.

Một phần của tài liệu Các nước TBCN 1918 - 1938 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w