Sự phát triển kinh tế của CHLB Đức trong những năm từ 1949 đến 1973:

Một phần của tài liệu Các nước TBCN 1918 - 1938 (Trang 82 - 84)

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thực hiện “kế hoạch Mác San”, Mỹ đã đầu t vào Tây Đức hơn 50 tỉ mác nhằm khôi phục kinh tế của khu vực này. Chính những khoản đầu t nói trên của Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế của CHLB Đức phát triển nhanh chóng và đạt những thành tựu hết sức to lớn. Cho đến giữa thập kỷ 60, CHLB Đức đã trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trong thế giới t bản chủ nghĩa (sau Mỹ). Tuy nhiên, từ cuối thập kỷ 60, tốc độ phát triển kinh tế của

CHLB Đức đã bắt đầu chậm dần và bị Nhật Bản vợt qua. Trong những năm 1968 -1969, CHLB Đức đã tụt xuống vị trí thứ ba về kinh tế (đứng sau Mỹ và Nhật Bản).

Từ đầu thập kỷ 70, nền kinh tế của CHLB Đức ngày càng phát triển chậm lại, nhng CHLB Đức vẫn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Mỹ và Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc xuất khẩu hàng công nghiệp. Đầu những năm 70, CHLB Đức cũng đã vợt qua Mỹ về dự trữ vàng và ngoại tệ với lợng dự trữ là 30 tỉ đôla, trong khi của Mỹ chỉ là 11,6 tỉ đôla.

- Về chính trị, ngoại giao:

Sau khi chính phủ mới đợc thành lập ở Tây Đức, Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo đã liên tục nắm quyền ở CHLB Đức. Dới sự chỉ đạo của Mỹ, chính phủ của đảng này đã liên tục đa ra những chính sách nhằm khôi phục quyền lợi của t bản lũng đoạn ở CHLB Đức và đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng cũng nh hoạt động của các tổ chức dân chủ khác ở trong nớc.

Năm 1956, Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo đã đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và hết sức hạn chế hoạt đông của đảng này. Bên cạnh đó, các tổ chức dân chủ, tiến bộ cũng bị cấm hoạt động. Những ngời hoạt động đấu tranh cho hoà bình, dân chủ cũng bị truy nã gắt gao.

Tháng 9-1969, trong cuộc bầu cử quốc hội mới của CHLB Đức, Đảng Xã hội – dân chủ đã giành đợc thắng lợi và thành lập nên chính phủ mới do Willy Brandt (Vili Bơran) đứng đầu. Chính phủ mới đã đa ra nhiều chính sách tiến bộ hơn nhằm cải thiện tình hình chính trị căng thẳng ở CHLB Đức.

Về đối ngoại, trong những thập kỷ đầu sau khi thành lập, chính phủ CHLB Đức đã thi hành đờng lối đối ngoại mang tính chất phục thù. Họ đã không công nhận Cộng hoà dân chủ Đức, đòi chiếm đất đai của Ba Lan, Tiệp Khắc. Năm 1955, CHLB Đức đã gia nhập khối NATO và liên minh chặt chẽ về quân sự với Mỹ, ủng hộ các chính sách của Mỹ trong việc chống lại Liên Xô và các nớc xã hội chủ nghĩa khác.

Sau khi chính phủ mới của Đảng Xã hội – dân chủ đợc thành lập, chính sách đối ngoại của CHLB Đức đã có sự thay đổi cơ bản. CHLB Đức đã tiến hành bình thờng hoá quan hệ với các nớc trong khu vực và trên thế giới. Ngày 12-8-1970, CHLB Đức đã ký với Liên Xô hiệp ớc công nhận sự tồn tại của các đờng biên giới hiện có ở châu Âu. Chính phủ CHLB Đức cũng đã thơng lợng và công nhận sự tồn tại của hai nớc Đức, công nhận thoả hiệp bốn bên về vấn đề Tây Béclin…

b. Cộng hoà liên bang Đức từ 1973 đến nay.

Từ nửa sau những năm 70, nền kinh tế của CHLB Đức cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái triền miên. Tốc độ tăng trởng kinh tế của nớc Đức liên tục giảm sút, tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp không ngừng gia tăng. Điều đó đã đặt nớc Đức vào tình trạng hết sức khó khăn trong suốt những năm cuối thập kỷ 70.

Từ đầu những năm 80, Chính phủ CHLB Đức đã có những cố gắng trong việc đề ra những cải cách nhằm thay đổi cơ cấu nền kinh tế nhằm áp dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, nền kinh tế của CHLB Đức bắt đầu có sự phục hồi. Năm 1986, tổng sản phẩm quốc dân của CHLB Đức đã đạt 1949 tỉ mác. Tổng sản lợng công nghiệp của CHLB Đức đã vơn lên dẫn đầu ku vực Tây Âu và đứng thứ 3 trong thế giới t bản sau Mỹ và Nhật Bản.

Ngoài ra, CHLB Đức cũng là nớc xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Tính đến năm 1990, các công ti của CHLB Đức đã đầu t trực tiếp khoảng 215 tỉ Dmác. Tuy nhiên, cũng từ đầu thập kỷ 90, tốc độ tăng trởng kinh tế cuat CHLB Đức đã bắt đầu chậm lại. Năm 1993, tốc độ tăng trởng kinh tế của CHLB Đức đã xuống mức thấp nhất là -1,6%. Bên cạnh đó, nớc Đức hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải của nền kinh tế nh giá cả tăng vọt, thất nghiệp và lạm phát gia tăng…

- Về chính trị xã hội– :

Sau hơn một thập kỷ nắm quyền của Đảng Xã hội – dân chủ, năm 1982, một chính phủ mới đợc thành lập ở CHLB Đức. Sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, Chính phủ liên minh hai đảng (Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo và Liên minh xã hội Thiên chúa giáo) đã lên nắm quyền ở CHLB Đức. Đây là chính phủ đại diện cho lợi ích của giới t bản độc quyền.

Ngày 3-10-1990, Cộng hoà dân chủ Đức đã sáp nhập vào CHLB Đức, nớc Đức đã thống nhất sau hơn 40 năm chia cắt. Sự thống nhất của hai miền nớc Đức đã và đang mở ra khả năng phát triển mới cho toàn bộ dân tộc Đức, tuy nhiên nó cũng đang đặt ra không ít vấn đề nan giải đối với quốc gia này.

Một phần của tài liệu Các nước TBCN 1918 - 1938 (Trang 82 - 84)

w