Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Một phần của tài liệu Ly 8 08-09(tiet 5 den tiet 35).doc (Trang 79 - 81)

- Đọc định nghĩa NSTN của SGK.

- HS tự ghi định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, kí hiệu và đơn vị vào vở. Ghi nhớ luôn định nghĩa.

- Biết sử dụng bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, nêu được ví dụ về năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu thường dùng.

- Vận dụng định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu để giải thích ý nghĩa con số.

- HS nêu được: Năng suất toả nhiệt của hiđro là 120.106 J/kg lớn hơn rất nhiều năng suất toả nhiệt của các nhiên kiệu khác.

Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra (10 phút)

- GV yêu cầu HS nêu lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

- Vậy nết đốt cháy hoàn toàn một lượng m kg nhiên liệu có năng suất toả nhiệt q thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu ?

- Có thể gợi ý cách lập luận:

Năng suất toả nhiệt của 1 nhiên liệu là q (J/kg).

- HS nêu lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

- Tự thiết lập công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra và ghi vào vở:

Q = q . m Trong đó:

Q: là nhiệt lượng toả ra (đơn vị: J)

ý nghĩa 1 kg nhiên liệu đó cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng q (J).

Vậy có m kg nhiên liệu đó cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng Q = ?

Q = q . m

vị: J/kg)

m: Khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (đơn vị: kg).

D. Củng cố

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1.

- Gọi 2 HS lên bảng giải bài C2: + HS 1 tính cho củi.

+ HS 2 tính cho than đá.

- GV lưu ý HS cách tóm tắt; theo dõi bài làm của HS dưới lớp, có thể thu bài của một số HS đánh giá cho điểm. - Cho HS đọc phần "Có thể em chưa biết".

- Cá nhân HS vận dụng được bảng năng suất toả nhiệt của nhiên liệu trả lời câu C1.

C1: Dùng bếp than lợi hơn dùng bếp củi vì năng suất toả nhiệt của than lớn hơn củi. Ngoài ra dùng than đơn giản, tiện lợi hơn củi, dùng than còn góp phần bảo vệ rừng…

- Cá nhân HS trả lời câu C2 vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn tên bảng. Chữa bài tập nếu sai.

E. Hướng dẫn về nhà:

- Bài tập 26 - Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (SBT), Từ 26.1 đến 26.6. - Hướng dẫn bài 26.4, 26.6 đề cập đến hiệu suất của bếp.

GV giải thích ý nghĩa con số hiệu suất để HS vận dụng khi làm bài tập ở nhà. - Xem trước bài 27

***********************************************************

Ngày soạn:

Ngày dạy: Tiết 32

SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT

I- MỤC TIÊU:

- Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng.

- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiên tượng đơn giản liên quan đến định luật này.

- Phóng to bảng 27.1, 27.2, phần điền từ thích hợp (…) dán bằng giấy trong (giấy bóng kính) để có thể dùng bút dạ viết và xoá dễ dàng có thể sử dụng cho nhiều lớp học cùng bài.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ

- Khi nào vật có cơ năng ? Cho ví dụ. Các dạng cơ năng.

- Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ?

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự truyền cơ năng, nhiệt năng (10 phút)

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 - GV theo dõi, sửa sai cho HS. Chú ý những sai sót của HS để đưa ra thảo luận trên lớp.

- Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng.

- Ở vị trí (1) và (3) HS có thể điền "động năng và thế năng" thay cho điền "cơ năng" cũng không sai nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng và nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là "cơ năng".

- Qua các ví dụ ở câu C1, em rút ra nhận xét gì ?

Một phần của tài liệu Ly 8 08-09(tiet 5 den tiet 35).doc (Trang 79 - 81)