Bức xạ nhiệt

Một phần của tài liệu Ly 8 08-09(tiet 5 den tiet 35).doc (Trang 71 - 73)

- HS quan sát hiện tượng xảy ra mô tả được:

+ Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu dịch chuyển từ đầu A về phía đầu B. + Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình cầu, thấy giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A.

- HS thảo luận nhóm. - Thống nhất trả lời cả lớp. - Yêu cầu HS nêu được:

C7: Không khí trong bình nóng lên, nở ra đẩy giọt nước màu dịch về phía đầu B. C8: Không khí trong bình đã lạnh đi làm giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A. Miếng gỗ đã ngăn không cho nhiệt truyền từ nguồn nhiệt đến bình. Điều này chứng tỏ nhiệt được truyền từ nguồn nhiệt đến bình theo đường thẳng.

C9: Sự truyền nhiệt trên không phải là dẫn nhiệt vì không khí dẫn nhiệt kém, cũng không phải đối lưu vì nhiệt được truyền theo đường thẳng.

Ghi:

Bức xạ nhiệt: Truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.

Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố - Hướng dẫn về nhà (8 phút)

- Yêu cầu HS trả lời câu C10, C11, C12

- Cá nhân HS suy nghĩ trả lời câu C10 đến C12.

- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu C10, C11.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa câu C12.

- Gọi 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài, yêu cầu ghi nhớ tại lớp.

- Vận dụng cho HS giải thích vì sao với cấu tạo của phích có thể giữ được nước nóng lâu dài dựa vào hình vẽ 23.6.

- Tham gia thảo luận trên lớp.

C10: Trong thí nghiệm trên phải dùng bình phủ muội đèn để làm tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.

C11: Mùa hè thường mặc áo màu trắng để giảm sự hấp thụ tia nhiệt.

C12: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là dẫn nhiệt; chất lỏng, chất khí là đối lưu; của chân không là bức xạ nhiệt.

- HS liên hệ kiến thức đã học vào việc giải thích vì sao phích có thể giữ được nước nóng lâu dài.

D. Hướng dẫn về nhà:

- Đọc phần "Có thể em chưa biết".

- Làm bài tập: 23 - Đối lưu - Bức xạ nhiệt (SBT). Từ 23.1 đến 23.7. - Học kỹ phần ghi nhớ.

- Ôn tập các kiếm thức đã học trong chương để tiết sau kiểm tra 1 tiết

Ngày soạn :

Ngày dạy: Tiết 29

CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

I- MỤC TIÊU:

- Kể được tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.

- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể được tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.

- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m, ∆t và chất làm vật.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- 2 giá thí nghiệm, 2 lưới amiăng, 2 đèn cồn (bấc được kéo lên đều nhau), 2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, kẹp, 2 nhiệt kế (chỉ dùng để minh hoạ các thí nghiệm trong bài). - Chuẩn bị cho mỗi nhóm 3 bảng kết quả thí nghiệm bảng 24.1, 24.2, 24.3 vào một tờ giấy phóng to có thể treo lên được. Phần điền kết quả có thể dán giấy bóng kính để dùng bút dạ viết và xoá đi dễ dàng, có thể dùng cho nhiều lớp (mỗi nhóm 4 nam châm, nếu lớp có bảng từ).

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. ổn định lớpB. Kiểm tra bài cũ: B. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các cách truyền nhiệt đã học. - Chữa bài tập 23.1, 23.2.

C. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV có thể nêu vấn đề: Nhiệt lượng mà vật cần thu vào để nóng lên nhiều hay ít phụ thuộc vào những yếu tố nào?

- Gọi HS nêu dự đoán, GV ghi các dự đoán đó lên bảng. Phân tích yếu tố nào là hợp lí, không hợp lí. Đưa đến dự đoán 3 yếu tố: khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, chất cấu tạo nên vật.

- Để kiểm tra sự phụ thuộc của nhiều lượng vào 1 trong 3 yếu tố đó ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào ?

Một phần của tài liệu Ly 8 08-09(tiet 5 den tiet 35).doc (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w