III.Tổ chức các hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu NGU VAN 9 - TAP II. (Trang 46 - 50)

III. Nội dung chủ yếu:

III.Tổ chức các hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

1.Ổn định lớp

2.Trả bài

*GV yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đề bài đã làm. *Yêu cầu HS phân tích đề.

*GV hướng dẫn HS lập lại dàn ý *Nhận xét và đánh giá bài viết.

- GV cho HS tự nhận xét về bài viết của mình.

- GV nêu nhận xét chung và đáng giá bài làm của HS. a.Ưu điểm:

+Đa số hiểu đề và làm bài tương đối tốt.

+Biết cách nghị luận về vấn đề đời sống xã hội . +Bài viết có cảm xúc.

b.Nhược điểm:

+Một số bài văn chưa có tựa đề.

+Chưa nêu ra các biện pháp khắc phục.

+Hình thức có bài chưa đúng 3 phần như yêu cầu của thể loại nghị luận .

+Một số bài chưa nêu rõ suy nghĩ của mình về vấn đề mà đề yêu cầu . Nhiều bài còn kể, ít dẫn chứng minh hoạ .

+Còn sai nhiều lỗi chính tả, viết còn lan man .

3.Thống kê điềm

Lớp/sĩ số điểm 9-10 điểm 7-8 điểm 5-6 điểm 4-3 điểm 1-2 lớp 9A

HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn hoạt động nối tiếp

- Xem lại bài viết số 5 để rút kinh nghiệm cho bài viết số 6. - Soạn bài “Mùa xuân nho nhỏ”

+Đọc kĩ bài thơ và soạn phần đọc hiểu văn bản. +Tìm hiểu bài hát đã được phổ nhạc từ bài thơ.

+Tìm ước nguyện của nhà thơ trong bài thơ này?

************************************************************************************

Ngày soạn: 20/02/09 Ngày dạy : 23/02/09

Tuần 24

Tiết 116: MÙA XUÂN NHO NHỎ

I.Mục tiêu cần đạt:

- KT: Cảm nhận được những cảm xúc của TG trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khác vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

- KN: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. - TĐ: Quý trọng mùa xuân hoà bình của đất nước, và trân trọng tình cảm của tác giả.

II.Chuẩn bị:

-GV: SGK, SGV, STK,giáo án,bảng phụ. -HS: Vở soạn

III.Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Khởi động (5p)

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ

- Em hãy đọc nguyên văn phần I trong bài thơ “ Con cò”? (6đ) - Hãy phân tích tình cảm mẹ con sâu nặng trong bài thơ này? (4đ)

3.Giới thiệu bài mới

Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, lời gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại cho đời. Bài thơ nói đến lẽ sống, ý nghĩa của đời sống con người, ước nguyện muốn cống hiến cuộc đời nhỏ bé của mình cho đời. Đó chính là nhà thơ Thanh Hải với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”.

Hoạt động 2: Tổ chức dạy và học bài mới.(28p)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC

PP: Vấn đáp tìm tòi.

*HS đọc chú thích * SGK/56.

H: Nêu những nét cơ bản về tác giả và thời điểm sáng tác bài thơ.

*GV bổ sung:

-Bài thơ sáng tác tháng 11-1980, khi ông nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của nhà thơ.

*GV hướng dẫn đọc:

Giọng say sưa hối hả ở phần đầu, giọng thơ trầm lắng khi nói về tâm nguyện.

PP: Đọc sáng tạo

*GV đọc mẫu – HS đọc lại.

H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? H: Tìm ptbđ của bài thơ?

H: Bài thơ có thể chia mấy phần?(4 phần) Ý của mỗi phần là gì? -khổ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân đất trời.

-khổ 2,3: Hình ảnh mùa xuân đất nước

-khổ 4, 5: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ

-khổ cuối: lời ca ngợi quê hương đất nước và giai điệu dân ca xứ Huế.

PP: Vấn đáp gợi tìm, dùng lời

*Hướng dẫn HS phân tích.

H: Hình ảnh thiên nhiên đất trời được phác hoạ qua những hình ảnh nào? Các hình ảnh được thể hiện trong khổ này có gì nổi bật?(Hình ảnh chọn lọc tiêu biểu, điển hình cho mùa xuân.) H: Từ “mọc” được đặt đầu câu có dụng ý gì? TG đã sử dụng biện pháp NT nào? (NT đảo ngữ nhằm nhấn mạnh, khắc hoạ sự

A.Tìm hiểu bài

I.Tác giả, tác phẩm Sgk/56 II.Kết cấu + Thể loại: ngũ ngôn + Ptbđ: Miêu tả, biểu cảm + Bố cục: 4 phần III.Phân tích

1.Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời

-…dòng sông xanh -…bông hoa tím biếc -…chin chiền chiện

khoẻ khoắn. “Mọc” tiềm ẩn một sức sống, sự vươn lên, trổi dậy.)

*GV bình:

Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông chỉ một bông hoa thôi mà không hề gợi lên sự lẻ loi, đơn chiếc. Trái lại, bông hoa ấy hiện lên lung linh, sống động, tràn đầy sức xuân.

H: Cách sử dụng màu sắc, âm thanh trong khổ thơ có gì đặc biệt? (-Màu sắc: gam màu hài hoà dịu nhẹ tươi tắn.

-Âm thanh: tiếng chim của mùa xuân.)

H: Cách phác hoạ như vậy gợi ra một không gian mùa xuân như thế nào?(Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng. Không gian bay bổng nhưng lại đằm thắm dịu dàng.)

*GV bình:

Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng, chẳng có đào thắm mà cũng chẳng có muôn hoa kheo sắc rực rỡ. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải thật giản dị, đằm thắm.

H: Trước cảnh đất trời vào xuân nhà thơ có cảm xúc như thế nào?(Cảm xúc say sưa ngây ngất xốn xang, rạo rực truớc cảnh đất trời vào xuân.)

H: Em hiểu “từng giọt long lanh rơi” nghĩa là như thế nào?

*GV bình:

Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung. Nó như ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh, như những hạt lưu li trong vắt long lanh chói ngời. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác đến thị giác, xúc giác. Hình ảnh “tôi đưa tay tôi hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp chất nhạc của trời với sông, của chim với hoa thể hiện sự đồng cảm của thi nhân trước thiên nhiên và cuộc đời.

*HS đọc khổ 2, 3.

H: Tìm những chi tiết miêu tả con người, đất nước vào xuân? Từ “lộc” được hiểu như thế nào?

*GV chốt: Mùa xuân là mùa ra quân, mùa chiến thắng; mùa xuân cũng là mùa người nông dân ra đồng gieo trồng lúa xuân. Ở đây mang ý nghĩa tượng trưng : 2 nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.

H: Em có suy nghĩ gì về 2 câu thơ cuối đoạn? (Sự trường tồn vĩnh cửu của thiên nhiên được so sánh với tầm vốc của dân tộc VN. Qua đó, TG thể hiện niềm tin vào cách mạng, vào tương lai của đất nước.

*HS đọc khổ 4,5.

H: Trước cảnh tưng bừng nào nức vào xuân của thiên nhiên, đất nước cách mạng, nhà thơ có ước nguyện gì? (muốn cống hiến nhiều tâm huyết cho sự nghiệp chung của dân tộc, lời ước nguyện chân thành thiết tha)

H: Khổ 5 diễn tả điều gì? (Tình cảm trào dâng, suy tư được thể hiện ND chính con người luôn gắn bó, hoà nhập với thiên nhiên, đất nước, bất chấp không gian, thời gian nghịch cảnh. Đó là sự

-Hót…..vang trời

Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng

….giọt long lanh rơi ……tôi hứng

Cảm xúc say sưa, ngây ngất

2.Mùa xuân đất nước

-…người cầm súng. Lộc….. -….người ra đồng. Lộc…. -…..hối hả…..xôn xao

Tưng bừng, khân trương, náo nức

3.Ước nguyện của nhà thơ

-….làm chim hót -….làm một cành hoa -…một nốt trầm xao xuyến -…..dâng cho đời

-Dù …tuổi hai mươi….tóc bạc

Sống đẹp, sống có ích, cống hiến cho đời.

dâng hiến thầm lặng.) *HS đọc khổ cuối

H: Khổ đầu và khổ cuối có mối liên hệ gì đặc biệt? Mối liên hệ đó có ý nghĩa như thế nào?(Kết cấu đầu cuối tương ứng tạo sự hài hoà cân đối cho bài thơ, đồng thời thể hiện rõ hơn khác vọng hoà nhập vào cuộc đời của TG.)

H: Cảm nhận của em về ND và NT của bài thơ? *HS đọc ghi nhớ SGK/58

Hoạt động 3: Luyện tập (4p) 1.Học thuộc lòng bài thơ

2.Viết đoạn văn bình khổ thơ mà em thích.

*GV gợi ý những khổ thơ hay trong bài như khổ 1,4,5 và cho HS về nhà viết.

4.Lời ngợi ca quê hương đất nước

Giai điệu thiết tha, sâu lắng và khác vọng hoà nhập vào cuộc đời.

* Ghi nhớ:(Sgk)

B.Luyện tập

1/58.Học thuộc lòng bài thơ

2/58. Viết đoạn văn bình khổ thơ mà em thích.

Hoạt động 4: Đánh giá (3p)

-Trước hình ảnh mùa xuân thiên nhiên , đất trời TG đã có cảm xúc gì? -Ước nguyện của TG là gì?

Hoạt động 5: Hướng dẫn hoạt động tiếp nối.(4p) -Học thuộc lòng bài thơ và hoàn thành BT2

-Soạn bài “Viếng lăng Bác”.

+Tìm bố cục và mạch cảm xúc của TG

+Tâm trạng của TG như thể nào khi được vào lăng Bác? +Tâm trạng khi rời lăng Bác và ước nguyện của tác giả là gì?

***********************************************************************************

Ngày soạn: 21/02/07 Ngày dạy : 24/02/07

Một phần của tài liệu NGU VAN 9 - TAP II. (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w