d. Các quá trình sinh học khác
15.13.4. Sự vận động của khí trong bãi chôn lấp:
Khí sinh ra trong hố chôn lấp nếu không có bất cứ sự kiểm soát, chúng có thể phát tán hoặc di chuyển vượt qua giới hạn của hố chôn lấp, hoặc là chúng có thể được thu gom lại. Khí được thu gom có thể sử dụng cho 1 số mục đích, có thể đem đốt, hoặc đơn giản là thổi vào môi trường. Sự thải khí vào môi trường có thể vô tình góp phần làm nghiêm trọng hơn hiện tượng trái đất nóng dần lên (“global warming”). Dù như thế nào, việc thu gom và sử dụng khí từ bãi chôn lấp đòi hỏi giá thành đầu tư và giá thành vận hành đáng kể, buộc dự án thu hồi khí phải so sánh với các nguồn năng lượng thay thế khác.
Khí tích luỹ, phân tán hoặc di chuyển không được kiểm soát có thể dẫn đến xuất hiện những điều kiện không mong muốn hoặc nguy hiểm vì chúng có tính dễ cháy, tính gây ngạt và có hiện diện các thành phần hữu cơ dạng vết. Trong bãi chôn lấp thường thường tồn tại áp suất dương mặc dù không đáng kể nhưng đủ cho phép khí dịch chuyển tự nhiên từ hố chôn lấp đến nơi có áp suất thấp hơn bằng cơ chế đối lưu. Đồng thời, nếu lớp che phủ được xây dựng mà không quản lý thích hợp, khí tích luỹ trong hố chôn lấp có khả năng ngăn cản, ức chế sự phát triển rễ cây của các loại cây mọc bên trên lớp che phủ đó.
Trong tình trạng không có hệ thống kiểm soát khí thích hợp, khí tích luỹ trong hố chôn lấp có thể di chuyển vào khí quyển xuyên qua lớp che phủ của hố chôn lấp hoặc di chuyển theo phương ngang xuyên qua đất xung quanh hố chôn lấp cho đến khi chúng gặp phải phần diện tích chúng không thể di chuyển được nữa,
chỉ gây ra mùi hôi và sự khó chịu, nhưng khi nồng độ khí đạt đến một ngưỡng nào đó, khí mêtan có thể đạt đến mức gây nổ (nồng độ gây nổ của mêtan là từ 5% - 15% dung tích khí, tại nồng độ cao hơn mêtan chỉ đơn giản gây cháy)
Vì khả năng khí có thể bị tích luỹ, những toà nhà xây dựng ở trên hoặc gần bãi chôn lấp không nên có các công trình ngầm. Nếu như những tòa nhà hiện tại đã có các công trình ngầm đó thì chúng phải được tiến hành thông hơi hoàn toàn và liên tục, đồng thời phải quan trắc sự có mặt của khí mêtan.
Sự tích luỹ của khí trong bãi chôn lấp có thể được loại bỏ bằng cách sử dụng lớp che phủ cuối cùng có độ xốp, hay độ rỗng cao. Khí di chuyển ra khỏi BCL và những mối nguy hiểm có thể xuất hiện trong hố chôn lấp có thể được ngăn ngừa bằng cách tạo những diện tích bề mặt có khả năng thấm cao để khí có thể thoát ra khí quyển.
Khí sẽ được dẫn đến diện tích thoát khí để được pha loãng trong khí quyển đến mức độ không còn nguy hại. Vùng thoát khí đó có thể là lỗ khoan vào sâu trong lòng BCL hoặc giếng thu khí hoặc hào chắn đào xung quanh vành đai bãi chôn lấp. Một phương pháp hữu ích hơn là thu gom khí và sử dụng nó như một nguồn năng lượng.