c. Che phủ và đầm nén chất thải.
15.10.3.3 Sự suy giảm các tính chấ tô nhiễm của nước rỉ rác trong đất
Sự suy giảm các tính chất ô nhiễm của nước rò rỉ trong đất là quá trình bám hút (hấp phụ), thông qua quá trình này các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ được loại bỏ khi nước rĩ rác di chuyển thấm qua đất Đây là một cơ chế quan trọng cần được xem xét khi thiết kế lớp lót ở đáy bãi hoặc đặc biệt quan trọng khi BCL hợp vệ sinh không dự tính thiết kế lớp lót đáy. Cơ chế làm suy giảm tính chất ô nhiễm của nước rỉ rác là sự bám hút các chất ô nhiễm lên trên bề mặt những hạt đất hoạt động (ví dụ như các loại khoáng sét).Do cơ chế này là 1 quá trình hấp phụ nên khả năng làm giảm ô nhiễm của đất có giới hạn. Vì thế, sự làm giảm tính chất ô nhiễm của nước rò rỉ khi nó thấm qua đất chỉ là 1 biện pháp ngắn hạn nhằm hạn chế sự di chuyển của chất ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước ngầm. Ngoài ra, sau khi bị ô nhiễm bởi các chất được hấp phụ từ nước rò rỉ, đất có thể trở thành 1 nguồn ô nhiễm khác, có khả năng làm ô nhiễm nước mưa thấm qua nó. Trong trường hợp cần có các biện pháp khắc phục những thiếu sót của BCL, đất bị ô nhiễm do hấp phụ chất ô nhiễm từ nước rò rỉ phải được xử lý
Trong số những tính chất hóa học có ảnh hưởng đến khả năng làm suy giảm tính ô nhiễm của nước rò rỉ của đất, gồm có khả năng trao đổi cation, pH, hàm lượng sét trong đất, hàm lượng khoáng va lượng oxít sắt tự do và nồng độ vôi. Khả năng hấp phụ của đất thông thường tăng thêm khi đất tăng hàm lượng sét, tăng lượng oxít sắt tự do, và có nồng độ vôi cao. Khả năng trao đổi cation phần lớn phụ thuộc hàm lượng sét và khoáng sét trong đất. Khả năng trao đổi cation có giá trị càng cao, thì hiệu suất phân cực của đất càng lớn, khiến các hạt đất trở thành cation hấp phụ. Các kim loại nặng thường bị đất phèn (đất kiềm) hấp phụ.