c. Che phủ và đầm nén chất thải.
15.11.1.2. Lớp lót bằng đất
Các phương pháp địa kỹ thuật tiêu chuẩn điều chỉnh theo tình trạng địa chất và những yêu cầu vận hành tại BCL được tiến hành để thiết kế từng lớp lót đáy BCL. Lớp lót đáy bằng đất phải nằm dưới toàn bộ BCL. Lớp đất này nên có độ thấm thấp để ngăn chận dòng nước rỉ rác và có đủ độ dày để làm cấu trúc nền vững chắc cho toàn bộ các công trình bên trên. Nếu có thiết kế bên trên là hệ thống thu gom nước rò rỉ với các ống và các hố thu như trong hình XVI-20 thì lớp lót bằng đất nên giữ nguyên độ dày. Tuy nhiên, ở tại các chân dốc của các thành bên, lớp lót đất nên dày hơn 1 chút để ngăn ngừa nước rò rỉ có thể thấm qua và vừa đủ để hợp nhất các lớp lót đáy va các lớp lót thành bên. Loại vật liệu làm lớp lót nên phù hợp với tính chất của rác thải và theo đó là tính chất dự kiến của nước rò rỉ phát sinh.
Nhìn chung, các lớp đất lót gồm các lớp đất đã được đầm nén chặt, xếp thành nhiều lớp với những độ dày cụ thể. Mặc dù nếu sử dụng những lớp lót mỏng hơn (do đó, sẽ nhiều lớp hơn) thì nén dễ dàng hơn, nhưng việc này làm tăng gía thành xây dựng do số lượng lớp trên 1 đơn vị độ dày thì tăng lên. Do vậy nói chung, độ dày của mỗi lớp lót riêng rẽ trong các lớp lót trước khi nén nên ở mức 15 đến 22cm.
15.11.1.3.Tiến hành xây dựng lớp lót
Lớp lót được lắp đặt (xây dựng) bằng cách trải vật liệu lót (đất) bằng các phương tiện như máy cào xới đất hay xe tải (“scraper pans” hay “trucks”). Đất được trải bằng phẳng trên toàn vị trí ô chôn lấp và sau đó bị đầm nén thành các hạt đất nhỏ hơn và đồng đều bằng máy bừa (“disk harrows”), máy xới (“rotary tiller”) hay những dụng cụ thủ công. Nếu có thêm chất bổ sung cho đất thì chúng cũng được
trải đều trên toàn bộ diện tích, và được cày xới và đầm nén 1 cách cẩn thận để trộn lẫn hoàn toàn với đất.
Lớp lót có thể được xây dựng thành từng phần hay xây dựng toàn bộ một lần (thành 1 lớp lót nguyên vẹn trên toàn bãi chôn lấp). Ở các BCL nhỏ, lớp lót có thể được xây dựng toàn bộ một lần trên toàn BCL. Lắp đặt từng phần có lẽ sẽ thích hợp hơn đối với BCL lớn hay BCL hoạt động liên tục. Khi vận hành liên tục, thì rác thải được chôn lấp đồng thời với việc lắp đặt lớp lót mới. Điều quan trọng là giữa các phần lớp lót được lắp đặt không cùng thời điểm phải không để bị xảy ra các vết nứt gãy hay rách. Điều này có thể giải quyết được bằng cách tạo độ nghiêng hay tạo bậc ở mép của mỗi phần lớp lót ngay khi lắp đặt chúng để những phần lớp lót kế tiếp sau đó có thể nối liền (gối chồng lên nhau) với phần lớp lót đã được lắp đặt.
Bởi vì muốn đạt độ đầm nén yêu cầu phải phụ thuộc vào độ ẩm thích hợp, nên trước khi bố trí lớp lót đất phải ưu tiên tiến hành bất kỳ biện pháp tăng độ ẩm nào nếu cần thiết. Nên cẩn thận dàn trải hơi ẩm đều khắp diện tích lót và xuyên qua đất. Điều này thực hiện được bằng cách để thời gian vừa đủ để cân bằng nước sau khi thêm nước. Thời gian chờ đợi cho đất đủ ẩm có khi hàng nhiều ngày, hay thậm chi hàng nhiều tuần nếu đất quá khô hay đối với đất có thêm chất bổ sung.
Các phương pháp và trang thiết bị chuyên dụng sử dụng trong công tác đào đắp xây dựng đều phù hợp để tiến hành đầm nén lớp lót đất Nỗ lực đầm nén thành công thể hiện ở chỗ các lớp đất khác nhau bị nén dính chặt vào với nhau. Để các lớp lót liên kết chặt với nhau có thể xới nhẹ đều khắp mặt bằng của lớp đất vừa được lắp đặt trước khi trải lớp kế tiếp và bảo đảm độ ẩm ở 2 lớp đất kế tiếp nhau là như nhau. Nếu thành bên thì không qua dốc, các lớp lót của thành bên có thể được đầm nén thành từng lớp theo lớp lót đáy. Nhưng nếu thành bên quá dốc, chúng có thể được đầm nén theo những lớp ngang bởi máy đầm nén không thể họat động ở trên thành quá dốc. Yêu cầu đầm nén lớp đất thật chặt đặc biệt quan trọng đối với tường dốc bởi vì nếu các lớp đất rời nhau ra có thể tạo thành những đường dẫn nước rò rỉ chảy xuyên qua lớp lót.
Bởi vì điều kiện khí hậu (mưa, nhiệt độ đóng băng, điều kiện quá khô..) ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động xây dựng các lớp đất lót, nên phải có các bước giảm thiểu các vấn đề do những hiện tượng khí tượng gây ra. Ví dụ, mưa có thể ảnh hưởng đến họat động xây dựng vì có thể làm xói mòn hay ngập lụt vị trí BCL hoặc làm lớp vật liệu lót quá ẩm. Ngược lại, khí hậu quá khô có thể là nguyên nhân làm nứt gãy hỗn hợp đất sét, dẫn đến hậu quả là đất lúc đó sẽ có tính thấm nước cao đến mức không thể chấp nhận được.
15.11.1.4.Hỗn hợp Bentonite – Đất
Nghiên cứu ở phòng thí nghiệm đã cho thấy bentonite có thể có độ thấm 10- 8cm/sec. Do vậy có thể trộn bentonit với đất để làm giảm bớt tính thấm của đất. Tính thấm của hỗn hợp này sẽ phụ thuộc vào khối lượng bentonit bổ sung, độ đầm nén và sự phân phối kích thước hạt của đất. Nếu sử dụng hỗn hợp đất và bentonit trong hệ thống lớp lót khi đóng bãi chỉ nên dùng khoảng 5% bentonit
(theo trọng lượng) và bề dày lớp khoảng 15-20cm. Ngược lại, nếu hỗn hợp này dự định được dùng như một lớp lót ở đáy bãi thì nồng độ bentonit đề nghị nên cao hơn 5% (theo trọng lượng) [20].
15.11.2.Lớp màng bằng nhựa dẻo
Vật liệu cấu tạo FML (“flexible membrane liner” – lớp màng bằng nhựa dẻo) là tấm nhựa polyme làm sẵn. Có thể sử dụng tấm nhựa này theo nhiều cách. Ví dụ như có thể chỉ đặt 1 lớp lót nhựa dẻo đơn trực tiếp lên lớp đất nền; có thể như là một lớp của hệ thống nhiều lớp lót phức hợp đặt trên lớp đất, hoặc như là một lớp của hệ thống kiểm tra rò rỉ nhiều nhân tố trong BCL có lớp lót kép. Nhìn chung, FML có thể quá đắt không thể sử dụng ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên có cần thiết phải sử dụng nó hay không còn cần phải chú ý đến những đặc điểm kỹ thuật và giá cả cũng như những điều kiện cần thiết cho lắp đặt.
Những bước quan trọng cần tiến hành nếu dùng FML là lựa chọn loại vật liệu làm FML, thiết kế nền đỡ bên dưới FML (“subgrade”) và lên kế hoạch lắp đặt FML. Bước cuối cùng bao gồm cả việc bố trí những công việc phụ như các hệ thống hàn nối và neo FML và các lỗ thông khí. Những loại màng thông thường được sử dụng lót ở BCL HVS là nhựa HDPE (“high-density polyethylene, và CPE (“chlorinated polyethylene”),và CSPE (“chlorosulfonated polyethylene”) [4,13]. Tiêu chuẩn quan trong cần tuân thủ để lựa chọn FML bao gồm tính chất hóa học của vật liệu phù hợp như thế nào với những thành phần của nước rò rỉ, có những đặc tính vật lý phù hợp như độ dày, tính dẻo, độ bền và khả năng co giãn, khả năng chống chịu với thời tiết và sự tấn công của sinh vật, khả năng sẵn có và chi phí.
Nếu không có thiết bị kiểm tra vật liệu, thì sự tương thích giữa vật liệu tổng hợp với rác và nước rò rỉ nên được đánh giá dựa trên những đặc điểm kỹ thuật của vật liệu được cung cấp bởi nhà sản xuất. Nói về những đặc tính cơ học thì FML có độ bền cao, độ co giãn thấp phù hợp nhất cho sử dụng ở nơi có khả năng phải nhận áp lực cao (ví dụ như thành bên, dốc hơn 2,5:1) . Những FML có độ bền thấp hơn và độ co giãn lớn hơn (ví dụ như chlorosulfonated polyethylene) tốt nhất nên được dùng cho những ứng dụng có liên quan đến những nơi có biến dạng lớn như do sụt lún không đều hay sụt lún cục bộ. Những tính chất cơ học khác nên được lưu ý là: Tính dẻo ở những nhiệt độ khác nhau, tính bền trước các lỗ thủng, sự co giãn do nhịệt, tính chất của mối nối, độ bền với thời tiết và sức chống chịu với sự tấn công của các sinh vật và các điều kiện môi trường (ví dụ như ánh sáng mặt trời, ozon trong không khí). Thông tin về các loại FML có thể tìm hiếu từ nhà sản xuất. Mặc dù trong nhiều tài liệu được công bố có thể có các thông tin về FML, nhưng những tài liệu này có thể khó tìm được ở những nước đang phát triển.
Xử lý lớp nền đỡ cho lớp FML là nhân tố rất quan trọng giúp giữ cho nó được nguyên vẹn. Lý do là lớp nền này đóng vai trò như 1 cấu trúc chống đỡ bên dưới và hạn chế sự tích tụ khí và nước bên dưới lớp lót (lớp FML). Hậu quả nếu tích tụ nhiều khí hay chất lỏng là có thể tạo ra lực đẩy hướng lên và làm giảm độ bền
học còn có thể bị gây ra do sự sụt lún bên dưới lớp lót và những lực đẩy khác do sự vận động không đồng đều của lớp đất nền bên dưới lớp lót… Có thể ngăn chặn hay giảm thiểu những vấn đề nêu trên bằng cách áp dụng thiết kế nền móng thông thường để ngăn ngừa sự sụt lún , sự lún, độ dốc không hợp lý, và những sự cố không mong muốn khác cũng như cần có những thiết kế kỹ thuật khác đối với lớp lót bằng đất và vật liệu khác.
Những đặc điểm quan trọng khi thiết kế các lớp bảo vệ là có lớp thoát nước để tránh sự tích tụ khí hoặc chất lỏng và bảo vệ lớp lót khỏi bị đâm thủng. Lớp thoát nước có thể gồm có cát, sỏi hay những vật liệu dạng hạt tương tự khác. Ngoài ra, có thể sử dụng lớp geotextile (vải địa chất – có cấu trúc có thớ như vải có thể trải căng ra và đóng vai trò như màng lọc). Lớp thoát nước dạng hạt có khá nhiều hạn chế bao gồm những khó khăn khi lắp đặt và duy trì ổn định ở nơi dốc quá nghiêng và rất dễ hỏng do hoạt động của công nhân và sự xói mòn của đất hay nước trong quá trình xây dựng. Những vấn đề vừa nêu có thể tránh được bằng cách dùng geotextile. Hơn nữa, geotextile còn bảo vê FML không bị các áp lực cơ học.
Việc chuẩn bị mặt bằng cho FML bao gồm: 1. Dọn sạch các hạt đá (có kích thước trên 25mm), rễ cây và những mảnh vụn khác trên bề mặt, và 2. Dọn sạch những vật liệu hữu cơ để giảm thiểu sự sụt lún và sinh khí dưới lớp lót. Tránh dùng đất quá xốp hay quá cứng. Sau cùng, lờp đất nền nên được đầm nén thật chặt để có lớp nền cứng và vững vàng cho lớp lót phía trên. Do việc lắp đặt lớp màng lót trong thực tế rất phức tạp và là công việc đòi hỏi tiến hành chặt chẽ, nó nên được tiến hành bởi 1 công ty xây dựng có đủ trình độ và chuyên môn với sự giám sát cúa nhà sản xuất hay kỹ sư của nhà sản xuất.