Lớp che phủ cuối cùng

Một phần của tài liệu Chương 15 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Trang 35 - 38)

Là lớp che phủ được đặt trên bề mặt đã hoàn tất của bãi chôn lấp. Chức năng của lớp che phủ cuối cùng rất nhiều. Nó kiểm soát sự thấm của nước (và nhờ vậy, gián tiếp kiểm soát sự hình thành nước rò rỉ), kiểm soát sự di chuyển của khí trong bãi chôn lấp, là môi trường để phát triển thực vật, hỗ trợ cho các hoạt động sau khi đóng cửa bãi chôn lấp (“post-closure activities”), và là lớp ngăn cách giữa môi trường bên ngoài và rác thải [8].

Một điều quan trọng cần được xét đến khi thiết kế lớp che phủ cuối cùng là độ bền của lớp che phủ trước sự ngấm và thấm độ ẩm và sự di chuyển đi lên của khí phát sinh từ rác thải được chôn. Độ bền này có thể như mong đợi hoặc không. Do đó, một vài thiết kế lớp che phủ mong muốn nước mưa thấm tự do qua lớp che phủ, trong khi đó, một số khác yêu cầu lớp che phủ không cho phép nước mưa thấm qua.

Trong một số trường hợp, tiêu chí thiết kế lớp che phủ là để phần lớn nước mưa chảy tràn qua và độ thấm phải ở mức tối thiểu, tính dẫn nước của đất sẽ là một trong những tham số thíêt kế quan trọng giúp kiểm soát sự thấm [8]. Độ thấm giảm khi số và độ dày các lớp trong lớp che phủ tăng. Lớp che phủ bằng đất 2 lớp có độ chống thấm tốt nhất sẽ bao gồm 1 lớp đất mặt nằm trên 1 lớp ngăn nước được tạo thành bởi hỗn hợp giữa đất sét và đất tơi xốp theo 1 tỷ lệ hòa trộn thích hợp.

Ngoài ra, thiết kế lớp che phủ cuối cùng còn phải xét đến dự kiến sử dụng bãi chôn lấp sau khi hoàn thành. Một lớp che phủ bằng vật liệu đất tương đối tơi xốp sẽ cung cấp 1 môi trường sinh trưởng tốt cho thực vật, cho dù thực vật chỉ được trồng vì 1 mục đích duy nhất là thúc đẩy sự mất nước thông qua quá trình bốc- thoát hơi nước . Tuy nhiên, lớp che phủ bằng vật liệu đất tơi xốp không có khả năng chịu được tải trọng tác dụng. Nếu cuối cùng mục đích là thu hồi khí bãi rác, thì phải ngăn chặn khí di chuyển lên và bay thoát ra ngoài. Nếu dự định xây dựng công trình trên một bãi chôn lấp hoàn chỉnh, phải xúc tiến hút tối đa khí bãi rác ra khỏi bãi chôn lấp. Cuối cùng, sau khi xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến sự thấm, nên nhớ rằng lớp đất sét được đầm nén chặt sẽ không cho nước thấm qua, trong khi sõi hoặc cát không bền, hoặc nếu có rất ít, trước sự thấm nước.

Thiết kế đơn giản nhất cho lớp che phủ cuối cùng cho bãi chôn lấp hợp vệ sinh bao gồm 2 lớp: 1) Lớp bề mặt, và 2) Lớp ngăn nước (“hydraulic barrier layer”). Lớp ngăn nước cơ bản là lớp che phủ đầu tiên được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn chất lỏng di chuyển vào trong chất thải.

Nếu một lớp che phủ được thiết kế và thực hiện trong một quốc gia đang phát triển, nên dùng lớp bề mặt có độ dày khoảng 60 cm và lớp ngăn nước nằm bên dưới có độ dày 30 cm. Thiết kế này được chấp nhận trong những khu vực có lượng nước bị bay hơi lớn và lượng mưa nhỏ (nghĩa là khí hậu với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và mưa ít). Thiết kế lớp che phủ được miêu tả ở hình 15-10

Hình 15-10: Basic design of final cover syste

Trong vùng khí hậu ẩm ướt và trong những tình huống yêu cầu mức kiểm soát cao hơn có thể cần phải bao gồm thêm nhiều kiểu lớp khác .

Để giữ lượng nước chảy vào trong chất thải rắn là nhỏ nhất, lớp che phủ phải được thiết kế sao cho phần lớn nước mưa sẽ được chảy tràn. Có thể làm được điều này bằng cách tạo độ dốc cho lớp che phủ từ 1% đến 5%. Độ nghiêng này của lớp che phủ cuối cùng thúc đẩy nước mưa di chuyển nhanh ra khỏi bề mặt che phủ và đồng thời hạn chế xói mòn ở mức chấp nhận được. Cũng có thể giảm sự xói mòn bằng cách trồng thêm thực vật. Thực vật còn có thêm lợi ích vì nó đẩy mạnh sự bốc-thoát hơi nước. Như vậy, độ dốc và thực vật đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của lớp che phủ cuối cùng.

Trong trường hợp lớp đất mặt không có độ thấm đủ thấp để ngăn chặn sự thấm nước mưa. Khi ấy rác sẽ bị nước thấm vào, và như vậy, sẽ hình thành nước rò rỉ (“leachate”).Có thể làm giảm sự thấm nước qua vật liệu che phủ bằng cách bổ sung 1 lớp thoát nước theo phương ngang nằm trên lớp ngăn nước. Sự bổ sung này giúp gia tăng kiểm soát sự hình thành nước rò rỉ và đồng thời làm tăng tính phức tạp của lớp che phủ cuối cùng cũng như chi phí để xây dựng nó. Sự gia tăng tính phức tạp và chi phí có lẽ là điều không thể chấp nhận được ở các quốc gia đang phát triển . Lý do là bởi vì nếu lớp thoát nước hoạt động đúng chức năng, nó cần phải được bảo vệ bởi 1 vùng lọc ( filter zone) nằm phía trên. Vùng lọc là 1 lớp đất không cố kết được chọn lựa cẩn thận. Vùng lọc, như ý nghĩa tên gọi của nó, có mục tiêu ngăn cản những hạt đất nhỏ di chuyển từ lớp phát triển thực vật xuống lớp thoát nước. Nếu không ngăn chặn, những hạt đất nhỏ này dần dần sẽ làm tắc nghẽn lớp thoát nước

Cuối cùng, nếu xúc tiến trồng cây bụi và những cây phát triển mạnh trên lớp che phủ cuối cùng và nếu có các động vật đào bới xuất hiện trong bãi chôn lấp thì

cần phải có 1 lớp chắn để giữ rễ cây và các động vật không phá hoại lớp che phủ. Lớp chắn này được gọi là lớp chắn sinh học (“biotic barrier”). Nó thường nằm giữa lớp lọc và lớp thoát nước.

Những yếu tố chính khi thiết kế 1 lớp che phủ là các lớp thành phần của nó. Sơ đồ….. thể hiện hiện trạng thiết kế và xây dựng các lớp che phủ ở Mỹ. Như trong hình biểu diễn, lớp che phủ phức hợp của BCL hợp vệ sinh hiện đại có đến 08 lớp khác nhau

Hình 15-11: Các lớp thành phần của hệ thống che phủ cuối cùng phức hợp của bãi chôn lấp hiện đại hợp vệ sinh

Mỗi lớp trong tám lớp trong hình sẽ được miêu tả trong những mục sau

Một phần của tài liệu Chương 15 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Trang 35 - 38)