Nguồn nước mặt

Một phần của tài liệu Chương 15 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Trang 67 - 68)

c. Che phủ và đầm nén chất thải.

15.10.1 Nguồn nước mặt

Bước đầu tiên trong việc quản lý nước 1 cách đúng đắn là giảm đến mức tối thiểu lượng nước mặt đi vào BCL hợp vệ sinh. Hệ thống thoát nước ở những vùng miền núi có thể tránh chảy vào BCL bằng cách đặt ống dẫn xuyên qua BCL được xây dựng trong các khe, mương; trong các khe núi và hẻm núi. Nước mưa chảy tràn ở những diện tích xung quanh BCL được ngăn chặn không cho tràn vào BCL bằng cách đào một loạt kênh hay mương thoát nước cạn để tập trung và chuyển hướng chảy của nước mưa.

Tất cả lượng nước mưa chảy tràn qua BCL và qua chính nơi chôn lấp phải được tách riêng khỏi nguồn nước không bị ảnh hưởng. Có thể thực hiện điều này bằng cách đào mương thoát nước để đưa nước mưa chảy tràn đến vị trí thu gom và lưu trữ, ở đó nước mưa chảy tràn sẽ được xử lý. Cuối cùng, tuy nhiên, giải pháp đáng tin cậy nhất là tiến hành kiểm soát chặt chẽ lượng nước sau cùng còn lại trên mặt bằng BCL và thời gian nước mưa chảy tràn còn lưu lại ở BCL. Thời gian lưu nước càng lâu thì khả năng nước bị ô nhiễm trước khi rời BCL càng lớn. Nước mưa chỉ chảy tràn qua và ra khỏi BCL khi BCL nằm ở 1 vị trí cao hơn khu vực xung quanh, do vậy1 biện pháp hiệu quả để giảm thiểu mức độ ô nhiễm của nước mưa là rút ngắn thời gian nó lưu lại ở tại hay trên BCL. Tạo độ dốc cho lớp che phủ của BCL sẽ làm tăng hiệu suất chảy tràn của nước mưa. Tuy nhiên độ dốc các lớp che phủ nên được xác định dựa trên quy hoạch sử dụng bãi chôn lấp sau khi đã hoàn thành và khả năng chống lại xói mòn của vật liệu che phủ.

Nước mặt chảy tràn qua vật liệu che phủ được lưu trữ không nên cho phép chảy thẳng vào nguồn nước mặt mà nên được thu gom lại và đưa đến bể loại bỏ hàm lượng chất rắn lắng được. Một kế hoạch quản lý nước mặt hoàn chỉnh phải được phát triển cùng với kế hoạch quản lý bước đầu của vị trí chôn lấp.

15.10.2 Nước ngầm

Tiền đề cơ bản của việc bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm đó là chất thải rắn bị chôn vào đất và bất kỳ nước rĩ rác nào phát sinh từ chất thải không cho phép được tiếp xúc với nước ngầm và theo đó không được làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm. Nước rĩ rác (“leachate” hay “leakage”) và sự hình thành nước rĩ rác sẽ được mô tả về sau trong chương này. Ngắn gọn, nước rĩ rác phát sinh bởi nước chảy xuyên qua chất thải trong BCL. Nếu trong BCL có 1 độ ẩm nhất định, nó được gọi là nước rỉ rác sơ cấp (“primary leachate”). Nếu nước ẩm đọng lại do mưa rỉ vào và thấm xuyên qua bãi chôn lấp, gọi là nước rĩ rác thứ cấp (“secondary leachate”). Trong cả hai trường hợp, thành phần nước rĩ rác cuối cùng đều phụ thuộc vào loại chất thải trong bãi chôn lấp, thời gian đã qua sử dụng của BCL và một vài nhân tố khác.

Mức độ yêu cầu cách li chất thải ra khỏi nước ngầm được xác định bởi khả năng của nước rĩ rác có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Sự rủi ro do ô nhiểm sẽ lớn nhất khi mà nước rĩ rác chứa đựng những hợp chất nguy hại và có độc tố và/hoặc khi lớp vật liệu lót bên dưới có độ thấm cao. Mức độ cách li cần thiết để bảo vệ chất lượng nước ngầm càng tăng khi khả năng nhiểm bẩn càng lớn. Không nên có kế hoạch pha loãng nước rĩ rác vào trong nước ngầm bởi vì thường thường dòng nước ngầm chuyển động tạo thành lớp, cho phép rất ít sự xáo trộn xuất hiện ở tầng ngậm nước.

Bước sơ bộ để bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm là đảm bảo rằng có một lớp đất vừa đủ dày nằm giữa đáy BCL và lớp nước ngầm. Đặt xen lớp lót đó vào giữa cho phép làm giảm lượng nước rĩ rác thấm xuyên qua lớp đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vốn kiến thức và trình độ hiểu biết về nước rĩ rác và những đặc tính ô nhiễm của nó đã cho thấy những hạn chế trong khả năng làm loãng tự nhiên xảy ra ở các lớp đất.

Một phần của tài liệu Chương 15 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w