KPI về thờigianlàmviệc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an thông qua các chỉ số KPIx (Trang 86 - 92)

- Sản lượng trungbình trên một nhânviê n Tiêu chí này cho biết một nhân viên tạo ra sản lượng bao nhiêu trong một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng,

Bảng 2.10: Tỷ lệ chiphí đào tạo/ tổng quỷ lương

2.2.5. KPI về thờigianlàmviệc

2.2.5.1. Tỷ lệ vắng mặt

Chỉ tiêu này nhằm giúp công ty đo lường mức độ đảm bảo ngày công trong tổ chức. Theo quy định của công ty trách cổ phần dệt may Phú Hòa An thì một công nhân được xem là vắng mặt khi không đến công ty vì một bất kì lý do gì, ngoại trừ nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần theo quy định.

Tình hình vắng mặt của công nhân viên tại công ty trong những năm qua có những diễn biến khá rõ nét. Theo bảng thống kê 2.15 , thì số ngày vắng mặt của công nhân khá nhiều. Năm 2010 số ngày vắng mặt có 15.706 ngày, năm 2011 công nhân

viên vắng mặt 15.5578 ngày như vậy giảm 148,5 (0,95%) ngày so với năm trước. Năm 2012 nghỉ 14991 ngày, giảm so với năm 2011, 566,50 ngày tức giảm 3,64%.

Bảng 2.15: Số lượng vắng mặt của công nhân viên

Đơn vị: Ngày NĂM 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Số ngày vắng mặt 15.706 15.558 14.991 -148,50 -0,95 -566,50 -3,64 Số ngày làm việc 302.429,5 355.221,5 383.136 52.792 17,46 27.914,5 7,86 Tỷ lệ vắng mặt = (Số ngày vắng mặt/ Số ngày làm việc)*100 5,19% 4,38% 3,91% -0,81 - 15,61 -0,47 - 10,73

( Nguồn: Phòng Nhân Sự công ty)

Tỷ lệ vắng mặt của công nhân viên năm 2010 là 5,19%, năm 2011 có 4,38% tức giảm so với năm 2010 là 0,81% (giảm 15,61% tỷ lệ vắng mặt năm 2010); Năm 2012, tỷ lệ vắng mặt trên số ngày làm việc là 3.91% giảm so với năm 2011 0,47% (giảm 10,73% tỷ lệ vắng mặt năm 2011).

Một số nguyên nhân vắng mặt:

Trên thực tế, ta nhận thấy một điều rõ nét đặc điểm của công nhân viên tại công ty cố phần dệt may Phú Hòa An là nữ giới chiếm72,95% tổng lao động năm 2012. Họ đã lập gia đình nên có nhiều công việc, trách nhiệm đối với gia đình. Họ thường hay vắng mặt tại công ty vì những lý do như con ốm, trong nhà có việc… Đây là nguyên nhân chính của sự vắng mặt tại công ty.

Công nhân viên ở độ tuổi 18 đến 23 tại công ty rất là nhiều, chiếm trên 45,63% tổng công nhân viên năm 2012, họ là những người ít bị ràng buộc bởi gia đình, con cái nhưng lại là những người ham vui, thiếu suy nghỉ, thích thể hiện nên có thể vắng mặt vì những lý do như ốm, đi chơi cùng bạn bè…

Công nhân còn khó khăn về phương tiện đi lại khi đến công ty, bị tai nạn… Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng vắng mặt khác.

Nhận ra được những nguyên nhân đó công ty đã có nhiều giúp đỡ cho công nhân viên, ùng hộ công nhân viên mình bằng các biện pháp như:

• Đưa đón công nhân viên đi làm bằng xe ô tô giúp cho công nhân thuận tiện trong việc đi lại.

• Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi công nhân viên khi gia đình có việc hay công nhân ốm đau, đi mừng cưới, dự đám tang …

• Mỗi tháng công ty hổ trợ cho những người công nhân có con đi giữ trẻ từ 10-20 nghìn đồng/người.

• Xây dựng nhà ăn cho công nhân viên ở lại ăn trưa tại công ty …

Đây là những hổ trợ nhỏ của công ty nhưng giúp công nhân nhận ra rằng họ quan trọng với công ty, luôn được sự quan tâm từ cấp trên từ đó tạo ra động lực rất lớn trong quá trình làm việc. Tỷ lệ nghỉ việc của công ty ngày càng được cải thiện và chiếm 1 phần tương đối nhỏ so với thời gian làm việc của công ty. Đây có thể xem là một thành công của công ty trong công tác quản lý. Tỷ lệ vắng mặt khá thấp như vậy giúp tổ chức trong việc thực hiện đúng kỳ hạn các đơn hàng, đặc biệt đối với hình thức sản xuất dây chuyền như trong nghành may, ngoài ra còn giúp công ty sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, giảm được các chi phí như chi phí tăng ca, chi phí trong việc điều người thay thế…

2.2.5.2. Tỷ lệ tăng ca so với tổng thời gian đi làm việc theo quy định

Với đặc trưng của công ty may hàng gia công thì các đơn hàng công ty không quyết định được thời hạn giao, khi hàng quá nhiều thì bắt buộc công ty phải cho công nhân tăng ca nhưng theo nguyên tắc tự nguyện và số giờ tăng ca theo luật lao động.

Bảng 3.16: Thời gian tăng ca của công ty trong ba năm Đơn vị tính: giờ NĂM 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Tháng 1 37.967 37.657 23.967 -310 -0,82 -13.690 -36,35 Tháng 2 35.894 34.999 25.994 -895 -2,49 -9,01 -25,73 Tháng 3 32.707 32.438 32.107 -269 -0,82 -331 -1,02 Tháng 4 43.967 45.988 49.978 2021 4,60 3.990 8,68 Tháng 5 42.616 29.525 40.616 -13091 -30,72 11.091 37,56 Tháng 6 41.789 29.525 41.789 -12.264 -29.35 12.264 41,54 Tháng 7 44.996 34.637,06 44.966 -10.358,94 -23,02 10.328,94 29,82 Tháng 8 41.413,9 24.813 41.313,89 -16.600,90 -40,09 16.500,89 66,50 Tháng 9 27.721 26.677 29.700 -1044 -3,77 3.023 11,33 Tháng 10 27.433,21 30.452,61 27.433,21 3.019,40 11,01 -3.019,40 -9,92 Tháng 11 37.352,4 357.952,4 36.351,4 320.600 858,31 -321.601 -89,84 Tháng12 47.680,2 48.780,9 42.680,2 1.100,70 2,31 -6.100.70 -12,51 TỔNG 461.536,71 733.444,97 436.895,7 271.908,26 58.91 -296.549,27 -40,43

( Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An)

Thời gian qua, số giờ tăng ca của công ty cao. Theo bảng 2.15 năm 2010, công ty tăng ca 461536,71 giờ, năm 2011 số giờ tăng ca tăng lên đến 733444,97 giờ tức tăng 271908,26 giờ so với năm 2010 ( tăng 58,91% ), năm 2012 số giờ làm tăng ca là 436895,7 giờ giảm 296549,27 giờ so với năm 2011 (giảm 40,43%).

Bảng 3.17: Tỷ lệ tăng ca so với tổng thời gian làm việc

NĂM 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Thời gian tăng ca 412.844,97 463.557,71 432.905,7 50.712,74 12,28 30.652,01- 6,61

Thời gian làm

việc quy định 1.988.000 2.320.848 2.488.976 332.848 16,74 168.128 7,25 Tỷ lệ tăng ca =

(Thời gian tăng ca/quỷ thời gian quy định)*100

20,76% 19,97% 17,40% -0,79 -3,82 -2,57 12,92- ( Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An)

Tỷ lệ giờ tăng ca so với tổng thời gian đi làm việc theo quy định rất quan trọng đối với mỗi công ty. Theo bảng thống kê bên dưới thì tỷ lệ thời gian tăng ca của công ty khá cao với năm 2010 là 20,76%, năm 2011 có 19,97% và năm 2012 thì tỷ lệ này thấp hơn, 17,40%. Năm 2011 giảm so với năm 2010 là 0,79% ( giảm 3,82% tỷ lệ tăng ca so với tổng thời gian đi làm việc năm 2010), năm 2012 tỷ lệ này giảm khá mạnh, giảm 2,57% (giảm 3,82% tỷ lệ tăng ca so với tổng thời gian đi làm việc năm 2011).

2.2.5.3. Tỷ lệ thời gian làm việc thực tế

Thời gian làm việc thực tế rất đươc công ty quan tâm bởi vì chỉ tiêu này đo lường sự hiệu quả trong sử dụng thời gian lao động.

Tỷ lệ thời gian lao động thực tế của công ty được bằng tổng thời gian làm việc thực tế chia cho quỷ thời gian làm việc theo quy định, tỷ lệ này của công ty trong 3 năm qua thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Từ bảng số liệu 2.16, chúng ta dễ dàng nhận thấy mức độ sử dụng đầy đủ thời gian lao động ngày càng nâng cao. Cụ thể:

Năm 2010, thời gian làm việc thực tế là 1.601.047,68 giờ trong 1.988.000 giờ thời gian làm việc đúng theo quy đinh tức, chiếm 80,54% thời gian làm việc theo quy định.

Năm 2011, thời gian làm việc thực tế là 1.944.732,4 giờ, chiếm 83,79% thời gian làm việc đúng theo quy định, tăng so với năm 2010 343.684,72 giờ ( tăng 21,47% thời gian làm việc thực tế năm 2010). Tỷ lệ thời gian làm việc thực tế tăng so với 2010 3,26% ( tức tăng 4,05 % tỷ lệ thời gian làm việc thực tế năm 2010).

Năm 2012, tỷ lệ thời gian làm việc thực tế là 91,10%, tăng 7,31 % so với tỷ lệ thời gian làm việc thực tế 2011( tăng 8,72% tỷ lệ năm 2011).

Bảng 2.16: Tỷ lệ thời gian làm việc thực tế của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An Đơn vị: giờ NĂM 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Thời gian làm việc thực tế 1.601.047,6 8 1.944.732, 4 2.267.531, 6 343.684,7 2 21,47 322.799, 2 16, 6 Thời gian làm việc quy định 1.988.000 2.320.848 2.488.976 332,848 16,74 168.128 7,24 Tỷ lệ thời gian làm việc thực tế=(Thời gian làm việc thực tế/ Thời gian làm việc quy định) 80,54% 83,79% 91,1% 3,26 4,05 7,31 8,72

Nhìn chung thì lượng thời gian làm việc thực tế của công ty so với thời gian làm việc theo quy định thì cao và tăng qua các năm. Điều này thể hiện được năng lực quản lý, tổ chức, tiến hành sản xuất của công ty ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ này tăng nhanh qua các năm như vậy chứng tỏ ban tổ chức lãnh đạo của công ty đã rất nổ lực, cố gắng trong việc triễn khai hoạt động sản xuất của mình một cách khoa học, chu đáo, tránh và giảm bớt đi những lãng phí thời gian do các trường hợp như: thiếu nguyên vật liệu, không phân công nhiệm vụ rõ ràng, do không tuân thủ nội quy lao động( đi làm trễ), do sự cố (tai nạn lao động, cúp điện),do quan hệ lao đông không tốt (bãi công, đình công), do thiên tai…

2.2.5.4. Thời gian đi làm muộn trong công ty

Để nâng cao ý thức công nhân viên trong công ty, ban lãnh đạo của công ty đã có hệ thống bảo vệ cũng kiểm tra, theo dõi và đánh giá thực trạng đi làm muộn của từng công nhân viên từ đó có một chế độ đãi ngộ, chế độ lương phù hợp cho từng người.

Trong những năm vừa qua, số giờ đi làm muộn của công ty khá cao. Theo bảng 2.17 thì năm 2010, tổng thời gian đi làm trễ của công ty là 4.462,5 giờ, thời gian đi làm muộn bình quân đầu người của công ty trong năm 2010 là 5,10 giờ.

Năm 2011, tổng thời gian đi làm muộn của toàn bộ công nhân viên trong công ty là 3.197,39 giờ, như vậy giảm so với năm 2010 là 1.265,11 giờ ( giảm 28,35 %), số lượng giờ làm muộn trung bình đầu người là 3,13 giờ; Năm 2012, số giờ đi là muôn trung bình của mỗi công nhân viên trong công ty là 2,32 giờ, giăm so với giờ trễ trung bình của năm 2011 là 0,81 giờ. Thời gian đi làm trễ bình quân của công ty có xu hướng giảm rõ rệt. Một số nguyên nhân đi muộn của công nhân viên công ty cổ phân dệt may Phú Hòa An như: do công việc của gia đình mỗi công nhân viên, do phương tiện đi lại và cũng có thể do ý thức của công nhân viên chưa được cao cho lắm…

Chính vì vậy ban quản lý cần nhìn nhận nghiêm túc và phát hiện ra được những lý do tại sao công nhân viên đi muộn để đưa ra những biện pháp cụ thể để tình trạng đi làm muộn giảm xuống một cách nhanh chống.

Bảng 2.17: Thời gian đi làm muộn bình quân đầu người của công ty

Đơn vị: giờ

NĂM 2010 2011 2012

Số giờ muộn 4462.50 3197.39 2546.89

Công nhân Trung Binh 875.00 1021.20 1095.50

Thời gian làm trễ bình

quân 5.10 3.13 2.32

( Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự công ty )

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần dệt may phú hòa an thông qua các chỉ số KPIx (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w