- Sản lượng trungbình trên một nhânviê n Tiêu chí này cho biết một nhân viên tạo ra sản lượng bao nhiêu trong một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng,
2. Đợt II (Đầu tháng
2.2.2. KPI về Đàotạo
Qua công tác đào tạo, công ty đã xây dựng cho mình một đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao,trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Nhìn chung đã tương đối đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động mà công ty cần.
Trong 3 năm 2010-2012 công ty đã tạo điều kiện cho công nhân đi học các khóa học nhằm nâng cao tay nghề do chính công ty tổ chức.
Trong các năm vừa qua công ty chủ yếu thực hiện đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, tự cử cán bộ tại đơn vị có kinh nghiệm, có chuyên môn kèm cặp, hướng dẫn đối với các nhân viên mới hoặc cán bộ kề cận, giúp họ nhanh chóng hội nhập với môi trường làm việc và thành thạo với công việc mới. Đồng thời, công ty cũng đã đào tạo 1 đội ngũ nhân viên,quản lí, chuyền trưởng, quản lí tổ đội một cách chuyên nghiệp,có trình độ chuyên môn cao nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản lí và tăng năng xuất lao động tiết kiệm chi phí. Theo thông tin từ bảng
- So với năm 2010 năm 2011 công ty có tăng kinh phí đào tạo lên 1,24 lần tức 289 triệu đồng tuy nhiên về đối tượng được tham gia đào tạo vẫn chưa phong phú, phần lớn đào tạo cho công việc sản xuất trực tiếp. Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến đào tạo cho cấp quản lí trung và cao. Điều này chứng tỏ công ty chưa coi trọng việc phát huy những kỹ năng khác ngoài chuyên môn. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu thì rất cần các kỹ năng như giao tiếp, ngoại ngữ, marketing.. là vô cùng cần thiết. Công ty cần khắc phục những yếu tố này. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do công ty mới thành lập giai đoạn đầu nên công ty vẫn còn non trẻ chủ yếu là tập trung vào gia công xuất khẩu thực hiện tốt các đơn đặt hàng là chính.Nên vẫn chưa chú trọng việc đào tào và phát triển nhân lực.
- Đến năm 2012 kinh phí đào tạo của công ty tăng đáng kể tăng 1,29 lần tức tăng 430 triệu đồng so với năm 2011.Số lương cán bộ công nhân viên tăng lên đáng kể. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, chuyền trưởng, tổ trưởng các đơn vị…Điều này chứng tỏ công ty đã biết chú trọng vào công tác đào tạo nhân lực cho công ty. Công ty nhận thấy rằng trong tương lai nền kinh tế không còn phải là nền kinh tế hàng hóa đơn thuần nữa mà trở thành nền kinh tế tri thức nên công tác đào tạo được coi trọng hơn nữa. Trước sự đòi hỏi ngày càng cao của các đơn hàng và để tiết kiệm hơn nữa trong sản xuất nên công ty quyết định đào tạo cán bộ công nhân viên để nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn quản lý.
2.2.2.1. Thời gian đào tạo và chi phí đào tạo trung bình cho một nhân viên
Bảng 2.8 KPI thời gian đào tạo và chi phí đào tạo của công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An
Nội dung đào tạo Số lượng được đào tạo ( Người) Thời gian đào tạo ( giờ)
Kinh phí đào tạo ( triệu đồng)
KPI về đào tạo
Tổng số giờ huấn luyện/nhân viên
( giờ/người)
Chi phí huấn luyện / nhân viên (triệu đồng/người) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Lớp đào tạo công
nhân may,cắt 350 395 422 960 786 975 1205 2,75 2,44 2,28 2,25 2,47 2,85
Lớp đào tạo công
nhân ủi 50 40 60 240 100 80 123 4.8 6 4 2 2 2,05
Lớp đào tạo công
nhân cơ điện 10 12 16 160 20 24 34 16 13 10 2 2 2,125
Lớp đào tạo ngoại
ngữ, tin học 5 7 11 180 15 21 35 36 25,72 16,36 3 3 3,2
Lớp đào tạo quản lý
cấp tổ,chuyền 15 30 35 160 32 86 100 10,67 5,33 4,57 2,13 2,867 2,86
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
cấp công ty 6 8 9 730 210 266 385 121,67 91,2 81 35 33,25 42,78
Tổng 436 492 553 2430 1163 1452 1882 5,57 4,94 4,40 2,67 2,95 3,40
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy chỉ số về Tổng số giờ huấn luyện/ nhân viên tại từng khung chương trình đào tạo cho những chức danh khác nhau là khá hợp lý và có thể nói rằng đảm bảo được kiên thức cũng như tay nghề cho công nhân viên tại công ty. Cụ thể như sau:
Đối với nhóm đào tạo công nhân cắt, may: Trong 3 năm qua có xu hướng tăng lên về số lượng năm 2010, 350 người; năm 2011 đào tạo 395 công nhân và năm 2012 vừa qua đào tạo 422 công nhân và thời gian đào tạo cho công nhân 2 đợt trong một năm với tổng thời gian là 960 giờ, như vậy số giờ mỗi công nhân sẽ được đào tạo trung bình năm 2010 là 2,75 giờ/nhân viên; năm 2011 mất 2,44 giờ/nhân viên; 2012 mất 2,28 giờ/ nhân viên. Như vậy thời gian đào tạo trung bình cho mỗi công nhân may có thay đổi qua các năm nhưng với biến động nhỏ. Công nhân được đào tạo 1 tuần tại trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế sau đó được chuyển về công ty để đào tạo và làm quen thêm. Trong thời gian này, các công nhân được giáo viên hướng dẫn và tập may, trong quá trình đào tạo công nhân có thể trao đổi giúp đỡ nhau sau khi giáo viên đã hướng dẫn , nếu thắc mắc gì không giải quyết được thì giáo viên sẽ giải đáp. Chính theo phương thức đào tạo này mà công nhân tiếp thu một cách nhanh nhất và giảm được chi phí về thời gian đào tạo mà vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của công ty. Chi phí đào tạo/ công nhân mà công ty chi cho giảng viên, giáo trình, khác khoản phụ cấp…trong năm 2010 là 2,25 triệu đồng, 2011 là 2,47 triệu đồng , tăng so với năm 2010 0,22 triệu đồng. Năm 2012 là 2.85 triệu đồng tăng so với năm trước 0.38 triệu đồng/nhân viên.
-Lớp đào tạo công nhân ủi: Với đặc trưng của công việc ủi, cần sự khéo léo cũng như lực mạnh mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Công đoạn ủi thuộc bộ phận hoàn thành sản phẩm chuẩn bị xuất hàng nên đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành tốt đơn hàng. Đây cũng chính là lí do tại sao thời gian đào tạo/ công nhân nhiều hơn so với các công nhân ở bộ phận khác như bộ phận may, bộ phận cắt. Số lượng công nhân được đào tạo ngày càng tăng trong 3 năm qua năm 2010 đào tạo 50 công nhân với tổng thời gian đào tạo/ số nhân viên là 4,8 giờ; năm 2011 đào tạo 40 công nhân với thời gian đào tạo trung bình/công nhân là 6 giờ; năm 2012 đào tạo 60 người với 4 giờ/công nhân với chi phí đào tạo/ nhân viên năm 2010 là 2 triệu; 2011 là 2 triệu đồng và 2012 khoảng 2,05 triệu đồng.
- Lớp đào tạo công nhân cơ điện: năm 2010 đào tạo 10 người, năm 2011 có 12 người và 2012 đào tạo 16 người với chương trình đào tạo mỗi năm trong 160 giờ với mức tổng thời gian đào tạo/ tổng nhân viên của 3 năm lần lượt là 16 giờ; 13 giờ; 10 giờ. Chi phí đào tạo/ nhân viên năm 2010 là 2 triệu đồng, 2011 là 2 triệu đồng và 2012 là 2.125 triệu đồng. Công nhân cơ điện là bộ phận đảm nhiệm công tác bảo trì máy móc thiệt bị may và lắp rắp bố trí mạng lưới dây , ánh sáng đèn cho nhà máy. Đây chính là bộ phận công nhân làm việc cần có chuyên môn về máy móc, điện…nên cần phải đào tạo nhiều thời gian hơn và số lượng thì vừa đủ để đảm bảo rằng hệ thống máy móc cũng như ánh sáng cho nhà máy hoạt động bình thường. Thời gian trung bình đào tạo cho 1 công nhân giảm xuống trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do sự phát triển lớn mạnh của công ty trong thời gian gần đây có thể nói thu hút được 1 lượng công nhân viên lớn với trình độ chuyên môn cao hơn. Đặc biệt trong bộ phận cơ điện này thì thương là những người có học từ các trường ra hay có kinh nghiệm làm việc rôi nên đào tạo rất nhanh và hiệu quả.
-Lớp đào tạo ngoại ngữ, tin học: Trong thời đại phát triển kinh tế cùng với công nghệ thông tin như ngày nay, kiến thức ngoại ngữ và tin học rất quan trọng , là yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Nhận ra được điều, trong những năm gần đây công ty không ngừng cho nhân viên mình đi đào tạo thêm, phần lớn nhân viên được đào là những người trong qua trình làm việc cần nhiều về tin học, ngoại ngữ như văn thư, thư kí, phiên dịch viên…Năm 2010 có 5 nhân viên; năm 2011 có 7 nhân viên; năm 2012 có 10 nhân viên được đào tạo với thời gian/nhân viên lần lượt của từng năm là 36 giờ; 25,72 giờ và 16.36 giờ. Và chi phí đào tạo/ nhân viên của các năm như sau: năm 2010 chi 3 triệu đồng; năm 2011 chi 3 triệu và năm 2012 chi 3,2 triệu đồng.
- Lớp đào tạo quản lý cấp tổ,chuyền: Lớp đào tạo này nhằm tạo ra những nhân viên biết quản lý, đốc thúc công nhân, kiểm tra công nhân của mình. Năm 2010 đào tạo 15 người, 2011 có 30 và 2012 có 35 người. Thời gian đào tạo/ nhân viên lần lượt 3 năm là: 10,67giờ; 5,33giờ; 4,57 giờ. Những đối tượng được đào tạo lớp này thường là những công nhân gắn bó với công ty, có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao chính vì vậy được học để trở thành những người quản lý. Cũng chính
vì tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều nên thời gian đào tạo/ nhân viên và chi chi phí cho viêc đào tạo/ nhân viên khá thấp. Chi phí đào tạo/ nhân viên năm 2010 là 2,13 triệu đồng; 2011 là 2,867 triệu đồng và 2012 là 2,86 triệu đồng. Ta thấy rằng chi phí có tăng nhưng tăng không đáng kể.
- Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cấp công ty: Là lớp dành cho những người có chức vụ cao, quản lý trong công ty như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng nhân sự…Khi công ty nâng cao vị thế hơn, mở rộng quy mô hơn thì cần phải có những người lãnh đạo tài tình và kinh nghiệm nhiều hơn. Công ty đã cử nhân viên đi đào tạo tại trung tâm, trường đại học…với thời gian đào tạo/ nhân viên năm 2010 là 121,67 giờ, với chi phí đào tạo/ nhân viên là 35 triệu đồng. Năm 2011 thời gian đào tạo/ nhân viên là 91.2 giờ; chi phí/nhân viên mất 33.25 triệu đồng và năm 2012 vừa qua đào tạo 9 nhân viên với tổng thời gian là khoảng 730 giờ như vậy thời gian đào tạo/ nhân viên là 82 giờ, chi phí đào tạo 42.78 triệu đồng.
Nhìn chung trong thời gian vừa qua công ty đã rất chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ công nhân viên. Qua thống kê công tác đào tạo đội ngũ lao động trong 3 năm qua ta thấy rằng số lượng lao động được đào tạo năm sau luôn cao hơn năm trước. Đó là một dấu hiệu đáng mừng vì công ty ngày càng có nhiều lực lượng lao động được đào tạo một cách bài bản và có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao. Những điều này thể hiện cụ thể rằng năm 2010 tổng số nhân viên được đào tạo là 436 người, 2011 có 492 người và 2012 có 533 nhân viên. Thời gian đào tạo/ nhân viên qua các năm cũng có thay đổi nhưng không đáng kể. Với chi phí đáo tạo/ nhân viên trung bình của công ty tăng lên lần lượt 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau:2,67 triệu đồng; 2,95 triệu đồng; 3,4 triệu đồng. Mức chi phí đào tạo tăng lên theo từng năm chứng tỏ công ty chú trọng đến công tác đào tạo công nhân viên của mình, nhằm tạo ra một đội ngủ nhân lực nhiệt huyết, tài năng và kinh nghiệp cho sự lớn mạnh của công ty ở hiện tại và trong tương lai.
2.2.2.2. Tỷ lệ nhân viên được đào tạo.
Tỷ lệ này được đo bằng số nhân viên được đào tạo, huấn luyện / tổng số nhân viên cần được đào tạo áp dụng cho cùng một chức danh và lĩnh vực nào đó.
Trong những năm vừa qua, công ty đã theo dõi, tìm hiểu về khả năng của công nhân viên mình đáp ứng yêu cầu công việc hay chưa, đặc biệt đối với những công nhân mới vào tay nghề, kinh nghiêm chưa có. Tuy nhiên công ty không thể cùng một lần đào tạo hết tất cả được mà dựa vào tính cấp bách cho mỗi trường hợp để quyết định có cho đi đào tạo hay không. Chính vì vậy, vẫn có sự chênh lệch giữa số công nhân viên được đào tạo so với số công nhân viên cần đào tạo trong các chức danh.
Từ những số liệu bảng 2.9, ta thấy công tác đào tạo của công ty được thực hiện khá toàn diện và được chú trọng. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ công nhân viên được đào tạo, huấn luyện với công nhân viên cần được đào tạo huấn luyện rất cao và tăng dần qua những năm gần đây.
Công nhân may, cắt: Năm 2010 đào tạo được 86.63% tổng số công nhân cần được huấn luyện, đào tạo, năm 2011 là 90,81% và năm 2012 là 97,69 % .Như vậy tỷ lệ công nhân được đào tạo so với số công nhân được đào tạo năm 2011 cao hơn năm 2010 là 4,18 %, tỷ lệ này của năm 2012 cao hơn năm 2011 6,88 %.
Công nhân ủi: Năm 2010 đào tạo được 50 công nhân trong 75 công nhân cần được đào tạo, như vậy chiếm 66,67%; năm 2011 đào tạo được 40 người trong 50 người cần đào tạo, chiếm 80% và năm 2012 thì số người được huấn luyện cao hơn, 60 người trên 65 người như vậy đào tạo được 92,31% tổng số công nhân cần đào tạo trong năm.
Công nhân cơ điện: Năm 2010 đào tạo được 10 người trên 14 người cần đào tạo, tức đào tạo được 71,43%. Năm 2011, 14 công nhân cần được nâng cao trình độ, tay nghề nghề trong đó 12 công nhân được đào tạo, chiếm 85,71%. Năm 2012 có 16 công nhân cơ điện được đào tạo trong 16 công nhân được đào tạo. Tức là năm 2012 100% số công nhân cơ điện cần đào tạo đều được huấn luyện.
Với đặc thù của may công nghiệp, sản phẩm được làm theo dây chuyền, sẽ được qua tay nhiều công nhân với các giai đoạn khác nhau để được hoàn thành. Chính vì điều này nên cần có một sự phối hợp nhịp nhàng giữa các công nhân nhằm tạo ra sản phẩm đúng số lượng và chất lượng. Chuyền trưởng, tổ trưởng sẽ là những người kiểm tra sản phẩm chuyền mình làm ra, đốc thúc, phối hợp giữa các công nhân để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Họ cần có những kinh
nghiệm về quản lý nhân sự…nên họ phải được đào tạo một cách bài bản, chu đáo. Năm 2010, có 15 công nhân được đào tạo trong 36 người cần được đào tạo, như vậy trong năm này đào tạo được 41,67%. Năm 2011, có 30 người được đào tạo, chiếm 75.00% tổng số chuyền trưởng cần được đào tạo trong năm. 2012 có 35 người được đào tạo chiếm 85,37%.
Nhân viên quản lý cấp công ty bao gồm như trưởng phòng Hành chính nhân sự, trưởng phòng kinh doanh, trợ lý giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng công nghê, bộ phận chuyên dùng…được sự quan tâm đặc biệt của công ty. Các nhân viên luôn được kiểm tra, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức để đáp ứng nhu cầu của công ty, trở thành những người đứng đầu đầy tài năng để dẫn dắt công ty đi lên. Năm 2010, có 6 nhân viên được đào tạo, chiếm 66,67% trong tổng số nhân viên quản lý cấp công ty cần được đào tạo trong năm. Năm 2011, có 8 nhân viên được đào tạo trên 9 người cần được đào tạo (88,89%). Năm 2012, 9 nhân viên được đào tạo trong 10 người cần được đào tạo.
Khối nhân viên văn phòng: số lượng nhân viên được đào tạo ngày càng nhiều trong 3 năm qua, cụ thể số nhân viên được đào tạo trong năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 6 người, 8 người và 9 người chiếm lần lượt 62,50%; 77,78%; 91.67% tổng số nhân viên văn phòng cần được đào tạo lần lượt trong 3 năm.
Như vậy, tỷ lệ công nhân viên được đào tạo tăng lên qua các năm, đặc biệt bộ phận công nhân tỷ lệ được đào tạo cao hơn hơn so với các công nhân viên ở các chức danh khác mặc dù số lượng công nhân cần được đào tạo nhiều. Những nguyên nhân dễ hiểu cho điều này đó là do:
Thứ nhất: Công nhân là đội ngủ lớn, nắm vai trò sản xuất trực tiếp ra sản phẩm, là người quyết định đến chất lượng, số lượng sản phẩm và uy tính của công ty. Nên để đáp ứng được nhu cầu của các đơn hàng bắt buộc công ty phải đào tạo công nhân một cách chu đáo để tránh gây ra những sai sót đáng tiếc trong quá trình hoạt động ảnh hưởng lớn đến chi phí, lợi nhuận cũng như sự tín nhiệm của mọi người đối với công ty.
Thứ hai: Công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An đã được triển khai, xây dựng và phát triển như ngày nay đã tạo dựng công ăn việc làm cho hàng ngàn người