- Sản lượng trungbình trên một nhânviê n Tiêu chí này cho biết một nhân viên tạo ra sản lượng bao nhiêu trong một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng,
PHÚ HÒA AN THÔNG QUA CÁC CHỈSỐ KP
2.1.2. Thực trạng nguồn lao động tại công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An
Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có nhiều chuyển biến mới đáng mừng về quy mô lao động ngày càng tăng.Và có sự phát triển, nâng cao cả về kỹ năng, chất lượng của nguồn lao động cụ thể nguồn lao động của công ty cuối mỗi năm trong vòng 3 năm qua như sau:
2.1.2.1. Thực trạng cơ cấu lao động theo giới tính
( Nguồn: Xử lý từ excel)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính qua 3 năm
Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty 3 năm qua có những thay đổi tương đối lớn.
Tổng thể số lao động bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp tính tại thời điểm ngày 29 tháng 12 mỗi năm trong 3 năm qua thay đổi theo hướng tăng lên về số lượng. Cụ thể, trong năm 2011 có tất cả 906 lao động trong đó lao
động nữ 675 người chiếm 75%, lao động nam chiếm 231 người chiếm 25%. Năm 2011, có 829 nữ trong tổng 1093 lao động chiếm 75,84%, nam chiếm 24,16%, 269 người. Năm 2012, có 1098 lao động trong đó nữ chiếm 72,95%, nam chiếm 27,05% . Sở dĩ có sự chênh lệch nhu vậy là do xuất phát từ đặc thù của nghành dệt may. Đây là một ngày nghề khá nhẹ nhàng nhưng luôn cần sự khéo léo trong tay nghề, cũng như cần sự kiền trì cần cù nhẫn nại, sự tỉ mỉ chính vì vậy thu hút một lượng lớn công nhân viên lao động nữ vào làm việc tại công ty. Lao động nam lại thích sự cứng gắn nhanh gọn không cần sự tỉ mỉ, khéo léo như may, cắt chính vì vậy lao động nam ít hơn so với lao động nữ. Đây cũng nói lên được đặc trưng nghành nghề của công ty tuy nhiên do sự chênh lệch quá lớn về số lượng như vậy nên các hoạt động đoàn thể, công đoàn không được sôi nổi và ít tạo ra sự hài hòa trong công ty.
2.1.2.2. Thực trạng lao động theo tính chất lao động
( Nguồn: Xử lý từ excel)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động của công ty trong ba năm theo tính chất lao động
Trong 3 năm qua lượng lao động cảu công ty thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Năm 2010 thì lượng lao động trực tiếp là 862 người chiếm 95,14%, lao động giám tiếp chiếm 4,86%. Năm 2011 số lượng lao động gián tiếp và trực tiếp đều tăng lên, gián tiếp 69 người chiếm 6,31%, trực tiếp chiếm 93,69% với 1024 người. Năm 2012, gián tiếp có 1048 người chiếm 92,01%, lao động trực tiếp có 91 người chiếm 97,99% trong tổng số lao động năm 2012. Cơ cấu lao động này khá là phù hợp và dễ hiểu bởi lẽ do đặc thù ngành dệt may là cần một lượng lao động trực tiếp lớn mới có thể sản xuất hàng loạt với sô lượng lớn được. Số lượng lao động
trực tiếp trong ba năm qua có xu hướng tăng khá mạnh. Nếu so với năm 2011 với năm 2010 thì số lượng lao động tăng lên 162 người như vậy tăng lên 18,79%. Năm 2012 so với năm 2011 thì số lao động trực tiếp giảm 17 người, tức giảm 1,66% so với năm 2011.
Nhìn chung ta thấy rằng lượng lao động tại công ty có xu hướng ngày càng được mở rộng, tạo ra công ăn việc làm cho rất nhiều người dân .
2.1.2.3. Thực trạng cơ cấu lao động theo trình độ
Xét trình độ cơ cấu lao động của công ty theo trình độ, qua bảng 1 cho ta thấy công ty đã thu hút được một lượng khá đông lao động với trình độ Đại học- Cao đẳng, còn ở công nhân thì hầu như đại bộ phận có trình độ khá thấp. Cụ thể như sau:
Cán bộ, nhân viên trong công ty chủ yếu được đào tạo tại các trường kinh tế, tài chính, kế toán…với chương trình đại học, cao đẳng, trung cấp. còn công nhân thì có trình độ thấp hơn.
Năm 2010, lao động có trình độ Đại học- Cao đẳng là 28 người chiểm hơn 3%, đến năm 2011 thì tăng lên thành 50 người chiếm gần 4,57%, năm 2012 có 65 người chiếm 5,92%. Đây là lực lượng lao động có trình độ nắm gần như những vị trí quan trọng trong công ty, hầu hết số lượng lao động này là những cán bộ nhân viên văn phòng.
Nếu so sánh năm 2012 với năm 2010 thì lực lượng này tăng lên 37 người. Những lao động này là những người có trình độ chuyên môn giỏi, kiến thức cao cần được quan tâm và sử dụng một cách hợp lý, bên cạnh đó cần có chế độ đãi ngộ tốt để họ yên tâm, tin tưởng, nhiệt huyết, gắn bó với công ty. Không ngừng đào đạo, bồi dưỡng để tạo ra những người trụ cột cho công ty.
- Lao động có trình độ trung cấp: Lao động này cũng liên tục tăng trong 3 năm qua, cụ thể, năm 2010 có 16 người, chiếm 1,77%, năm 2011 có 19 người chiếm 1,74%, năm 2012 có 26 người chiếm 2,37%. Nhìn chung thì nhóm lao động có trình độ này tập trung tại bộ phận kho Nguyên phụ liệu- tổ hoàn thành, bên cạnh đó rải rác tại các bộ phận khác.
- Lao động có trình độ tốt nghiệp cấp III trở xuống: Năm 2010 có 862 người chiếm 95,14%, năm 2011 có 1024 người chiếm 93,67% và năm 2012 có 1007 người
chiếm 91,27%. Hầu hết lực lượng lao động này đều là công nhân lao động trực tiếp ở các công đoạn để ra sản phẩm như công đoạn cắt, may,ủi…nhóm lao động này có ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất lao động cũng như chất lượng sản phẩm và là nhóm lao động qua trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển mạnh mẽ của công ty. Vì vậy,công ty luôn chú trọng đào tạo để nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động này.