Khí hậu thủy văn

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi trồng của các hộ nông dân tại huyện phú vang (Trang 51 - 56)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Khí hậu thủy văn

a. Khí hậu

Khí hậu vùng huyện Phú Vang là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam Bắc nên chịu ảnh hưởng của hai miền, cĩ cùng đặc điểm chung của vùng khí hậu nhiệt đới giĩ mùa nhưng cũng cĩ đặc điểm riêng của vùng tiểu khí hậu ven biển, một năm cĩ hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7.

-Nhiệt độ trung bình năm: 25,40C. Vào mùa khơ nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng 7): 29,20C. Vào mùa mưa nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 12): 17,80C.

- Vùng phá chịu ảnh hưởng của hai luồng giĩ chính là giĩ Đơng Nam, Tây Nam (giĩ mùa mùa hạ) và giĩ Tây Bắc, Đơng Bắc (giĩ mùa mùa đơng). Giĩ mùa mùa hạ thổi từ tháng 5 đến tháng 9, hướng thịnh hành là Nam, Đơng và Tây Nam. Tốc độ giĩ trung bình 1,3 - 1,6 m/s. Giĩ mùa đơng thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, hướng thịnh hành là Tây Bắc, Tây và Đơng Bắc. Tốc độ trung bình cao hơn so với mùa hạ, đạt 1,6 - 1,9 m/s. Khi cĩ khơng khí lạnh tràn về, tốc độ giĩ đạt 17 - 18 m/s, tối đa đạt 20 m/s.

- Lượng mưa trung bình năm 2.550 mm/năm, cao nhất là 5.600mm; thấp nhất là 1.750,9 mm. Lượng mưa trên tồn lưu vực các sơng đổ về hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhưng phân bố khơng đều theo mùa. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, chiếm 79,8% lượng mưa cả năm. Hai tháng cĩ lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và 11, trung bình 20,7 - 21,6 ngày cĩ mưa, với lượng mưa trung bình 580,6 - 795,6 mm/tháng. Đây cũng chính là mùa lũ, lụt ở vùng đầm phá.

- Hàng năm cĩ 5 - 7 đợt lũ lụt, tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Ngồi tác hại do sức giĩ lớn, bão thường mang theo lượng mưa lớn và tập trung trong một thời gian ngắn, khi bão đổ bộ gặp thời điểm nước biển dâng cao sẽ gây hiện tượng lũ lụt, sĩng thần rất nguy hiểm. Đặc biệt, hàng năm cĩ lụt tiểu mãn vào tháng 5 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nơng nghiệp và thủy sản. Tiểu mãn sẽ làm cho ngọt hĩa nước đột ngột và kéo dài, những năm lũ tiểu mãn

lớn sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuơi trồng thủy sản. Đây là một đặc điểm cần lưu ý khi quy hoạch mùa vụ sản xuất và thiết kế cao trình đê bao chống lũ.

- Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.893,6 giờ. Các tháng cĩ nhiều giờ nắng nhất là tháng 7 (258,3 giờ), tháng 5 (248,8 giờ). Các tháng cĩ ít giờ nắng nhất là tháng 12 (75 giờ), tháng 2 (77,5 giờ), thời kỳ nắng nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Kỳ nắng nĩng (tháng 7 - 8) cũng là lúc tơm chính vụ, đang thời kỳ sinh trưởng và sắp thu hoạch, lượng nước ao nuơi bốc hơi mạnh, độ mặn tăng cao, nước nĩng...

- Độ ẩm tương đối trung bình năm 88%. Các tháng cĩ độ ẩm tương đối trung bình cao trên 90% từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình là 65% các tháng cịn lại[13, 3-5].

b. Thủy văn

- Hệ đầm phá: Đầm Sam, đầm Mỹ Lam, Chuồng (đầm An Truyền) gọi chung là đầm Sam Chuồng cĩ diện tích khoảng 1.350 ha, là vùng mặt nước đầm phá giới hạn bởi phần các doi đất thuộc các xã Phú Xuân, Phú Mỹ, Phú An, Phú Tân (cũ). Vùng này cĩ hình dáng như vịnh kín, khá nơng, độ sâu trung bình 1,6m.

Đầm Hà Trung - Thủy Tú là phần mặt nước đầm phá từ cửa Thuận An đến cửa vào đầm Cầu Hai, dài 31 km, rộng trung bình trên 1 km, diện tích vào khoảng 3.800 ha, cĩ dạng như lịng sơng sâu như một dịng sơng độ sâu trung bình 2 m, sâu dần phía đầm Cầu hai, đạt tới mức 4 m ở Hà Trung.

Cửa Thuận An hình thành năm 1467 sau một cơn lũ. Đầu năm 1883, cửa cịn nằm ở thơn Hịa Duân, Phú Thuận; năm 1897 mới mở ở làng Thái Dương hạ và đến năm 1904 của cũ bị lấp hẳn. Sau lụt lịch sử tháng 11/1999 cửa mở lại vị trí của thơn Hịa Duân. Nhưng năm đĩ (năm 2000) Nhà nước xây đập kiên cố lấp lại. Cửa hiện tại ở Thái Dương hạ rộng 350 m, sâu 6 m, tốc độ nước chảy 4 - 5 m/s. Vùng phía Bắc của cửa Thuận An hiện bị xâm thực mạnh. Cửa đang cĩ xu hướng dịch chuyển lên phía Bắc.

- Thủy triều: Vùng đầm phá Phú Vang chịu ảnh hưởng chính của thủy triều thơng qua cửa Thuận An. Vùng cửa Thuận An cĩ chế độ bán nhật triều đều. Biên độ dao động nhỏ và ít thay đổi trong năm. Dao động của mức nước đỉnh chân bình quân khoảng 50 cm. Biên độ triều lớn nhất vào mùa triệt, bé nhất vào mùa lũ. Biên độ triều lớn nhất cũng chỉ ở mức 60 - 80 cm, bình quân các tháng trong năm khoảng 45 cm.

Mực nước biến động rất phức tạp theo thời gian và khơng gian và những nhân tố chi phối chủ yếu gồm: Nước biển, nước sơng và đặc biệt lũ trên các hệ thống sơng suối.

Quá trình trao đổi nước giữa dầm phá và biển được thực hiện thơng qua các cửa của nĩ và tính chất phức tạp của quá trình phụ thuộc nhiều vào quá trình biến động cửa và chế độ khí hậu.

Về mùa khơ, lượng nước chảy vào thường lớn. Kết quả khảo sát mùa khơ cho thấy ở dầm phá Tam Giang - Cầu hai mỗi ngày nước biển dồn vào đầm phá 5,8 triệu m3 nước. Về mùa mưa, lượng nước chảy ra gần như chiếm ưu thế hồn tồn do thời gian và tốc độ chảy ra lớn.

- Chế độ chảy của các dịng sơng đổ vào đầm phá: Vùng đầm phá huyện Phú Vang nhận nước từ các con sơng chính là: sơng Hương, sơng Đại Giang và các nhánh sơng rẽ là: sơng Như Ý, sơng La Ỷ - chợ Nọ..[13, 5-6].

2.1.3. Địa hình

Phú Vang là vùng đồng bằng ven biển nên nhìn chung cĩ địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc khơng cao. Hệ đầm phá tạo nên hai vùng địa hình biệt lập.

Vùng ven biển (Đơng phá) cĩ dãy cồn cát từ Thuận An đến Vinh An dài 24,5 km, với độ cao trung bình 10 m, điểm cao nhất là 24,6 m (Phú Diên) địa hình cồn cát thấp dần về phía Thuận An. Tổng diện tích vùng cồn cát hơn 4.000 ha, tập trung chủ yếu 3 xã: Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An với chiều rộng từ 800 - 1.000 m. Cồn cát lớn ngấm nước mưa, giữ trong lịng một

lượng nước mưa, đào sâu 1,2 m là cĩ nước ngọt dùng cho sinh hoạt rất tốt.

Ven theo đầm phá giữa mặt nước và cồn cát của 6 xã ven biển cĩ dãi đất mỏng, chiều rộng từ 50 - 400 m, cĩ cao trình từ 0,00 - 0,50. Đây là dãi đất lúa một vụ, năng suất thấp.

Ven bờ phía Tây phá từ Phú Xuân đến Vinh Hà là dãy đồi cát thấp, cao trình từ 1,00 - 9,00 thấp dần về phía bờ phá. Những vùng sát mép nước đầm phá hầu hết đất bị nhiễm mặn, với diện tích gần 1.600 ha, hầu hết là ruộng lúa một vụ, đất màu, hiệu quả thấp.

Ở các vùng cửa sơng châu thổ hiện đại ven đầm phá, cĩ địa hình dạng đầm lầy, ao bàu, ruộng trũng với độ cao phổ biến dưới 1m như: Phú Thanh, Phú Tân, Phú An.

Một số điểm địa hình dạng thềm khơng liên tục, cao trên 1m, thường bị ngập nước vào mùa lũ, giống như các bãi bồi, hình thành các cồn, đảo nằm cuối đầm Thủy Tú như: Cồn Đờn, Cồn Giá, Cồn Lăng... (Vinh Hà).

Một phần của tài liệu Tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi trồng của các hộ nông dân tại huyện phú vang (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w