Vốn hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng & cấp nước TT huế (Trang 39 - 44)

Vốn được xem là một nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn linh hoạt, hợp lý là rất quan trọng để nâng cao năng lực sản xuất, cung cấp dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh doanh.

Qua số liệu ở bảng 2.3 cho thấy trong thời kỳ 2005 - 2007, tổng tài sản của Công ty có sự tăng trưởng khá mạnh, bình quân hàng năm tăng 6% với mức tăng từ năm 2005 đến 2007 là 28 tỉ đồng. Cơ cấu tài sản lưu động và tài sản cố định cũng có sự biến động mạnh, đặc biệt là tỷ trọng vốn lưu động trong tổng tài sản của Công ty tăng từ 26,6% (2005) lên 34,1% (2007) cho thấy lượng vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty khá lớn.

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn hoạt động của Công ty thời kỳ 2005 - 2007

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2007/2005

SL

(tr.đ) Cơ cấu(%) (tr.đ)SL Cơ cấu(%) (tr.đ)SL Cơ cấu(%) (tr.đ)SL (%)

1. Tổng tài sản 238.831 100 255.684 100 266.977 100 28.146 11,8 2. TSLĐ 63.486 26,6 71.972 28,2 91.157 34,1 27.671 43,6 3. TSCĐ 175.345 73,4 183.712 71,8 175.820 65,8 -475 -0,3 4. Nợ phải trả 90.903 38,0 95.348 37,3 98.071 36,7 7.168 7,9 5. Vốn CSH 147.928 62,0 160.336 62,7 168.906 63,3 20.978 14,2 6. Vốn đầu tư 20.730 8,68 23.460 9,18 17.317 6,49 -3.413 -16,5

Nguồn :Tổng hợp từ báo cáo tài chính của phòng Kế toán

Qua kết cấu tài sản của Công ty được thể hiện ở bảng 2.3 cũng cho thấy phần lớn tài sản của Công ty là tài sản cố định (bình quân chiếm khoảng 66%), bao gồm giá trị toàn bộ hệ thống các nhà máy nước, các hệ thống truyền dẫn và các máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật ... Tuy nhiên nhìn vào giá trị cũng như cơ cấu tài sản cố định trong 3 năm qua cho thấy có xu hướng giảm do TSCĐ được khấu khao giảm dần giá trị và TSCĐ mới được đầu tư bổ sung không đáng kể (vốn đầu tư trong 3 năm qua giảm). Điều này cho thấy trong thời gian qua Công ty đang tích luỹ vốn đầu tư chuẩn bị cho giai đoạn đầu tư TSCĐ trong thời gian đến. Việc sử dụng có hiệu quả loại tài sản này sẽ có ảnh hướng rất lớn đến hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty, điều đó thể hiện qua việc vận hành có hiệu quả hệ thống các nhà máy sản xuất nước; phát huy tối đa hiệu quả sử dụng hệ thống truyền tải cũng như các máy móc thiết bị, phương tiện kỹ thuật ... phục vụ sản xuất của Công ty.

Tình hình nợ phải trả của công ty trong ba năm qua cho thấy có giảm về cơ cấu từ 38% (năm 2005) xuống 36,7% (năm 2007) nhưng vẫn tăng lên về mặt giá trị 7.168 tr.đồng tương ứng với 7,9% do nợ phải trả của Công ty chủ yếu là khoản vay dài hạn vốn ODA để thực hiện dự án đầu tư mở rộng HTCN thành phố Huế giai đoạn 1. Hàng năm Công ty phải trả nợ gốc khoảng 7 tỉ đồng nhưng do chênh lệch tỷ giá đồng EUR so với đồng VND trong những năm qua quá lớn nên khi đánh giá khoản nợ vay này vào thời điểm cuối năm đều tăng. Để tránh rủi ro về chênh lệch tỉ giá, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty đã có tờ trình và được Bộ tài chính cho phép chuyển đổi khoản vay ODA này từ đồng EUR sang đồng Việt nam vào thời điểm cuối năm 2007.

Vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn và hàng năm đều tăng cả về giá trị và cơ cấu ( từ 62% năm 2005 lên 63,3% năm 2007) do lợi nhuận sau thuế của Công ty đều được bổ sung tăng vốn và hàng năm Công ty đều đựơc cấp vốn của chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư nối mạng hệ thống cấp nước các vùng nông thôn.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Đây là phương pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đối tượng nghiên cứu và để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng, sự vật; không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng , từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Các số liệu và thông tin về hoạt động của Công ty được thu thập từ các báo cáo qua các năm của Cty COWASU như: Báo cáo tài chính, Báo cáo quyết toán các công trình và Báo cáo tổng kết hoạt động SXKD của Công ty cũng như báo cáo tổng kết hoạt động của từng bộ phận có liên quan. Các tư liệu nghiên cứu hiện có về dịch vụ cấp nước đã được đăng tải trên tạp chí Cấp thoát nước phát hành hàng kỳ…

Ngoài ra các báo cáo tham luận trình bày tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề, luận văn của những người đi trước cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo quý giá và đã được kế thừa một cách hợp lý trong luận văn.

2.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Việc điều tra nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành trên cơ sở khảo sát thực tế, điều tra thu thập ý kiến của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ cấp nước của Công ty COWASU cung cấp. Cuộc điều tra này được thực hiện trong chương trình hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Công ty COWASU với tổ chức JICA Nhật Bản. Đây là một cuộc điều tra với địa bàn rộng lớn tại tất cả những vùng mà hệ thống đường ống của Công ty vươn tới và có khách hàng sử dụng nước. Mục đích của cuộc điều tra này nhằm tìm hiểu sự thỏa mãn của khách hàng

về hoạt động kinh doanh nước sạch, tìm hiểu sự mong đợi và sự lo lắng khách quan của khách hàng và quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty phù hợp đối với những gì khách hàng cần.

Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chọn mẫu phân tầng. Trên cơ sở khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ cấp nước tại thời điểm điều tra là 82.000 khách hàng, Ban dự án đã quyết định số mẫu điều tra là 450 mẫu (trong đó số mẫu dự phòng là 50). Số mẫu này được phân bổ cho các khu vực ( phường, xã ) theo tỉ lệ khách hàng chiếm trong tổng số khách hàng của Công ty và giao cho cán bộ nhân viên Công ty trực tiếp đi điều tra.

Trước cuộc điều tra Ban dự án đã tổ chức một buổi tập huấn hướng dẫn cho nhân viên làm công tác điều tra. Sau đó phát phiếu điều tra cho các khách hàng là CBCNV Công ty để điều tra thử , trên cơ sở các phiếu điều tra thử và ý kiến của CBCNV Công ty cũng như các nhân viên điều tra Ban dự án mới đưa ra bảng câu hỏi điều tra chính thức (xem phụ lục số 1)

Phương pháp tiến hành khảo sát điều tra là nhân viên điều tra tiến hành kiểm tra bất ngờ, tiếp cận trực tiếp, phỏng vấn và điền vào bảng câu hỏi điều tra. Các khách hàng được tiến hành phỏng vấn được trao đổi và ghi ý kiến của mình vào phiếu điều tra. Với phương pháp điều tra này nhân viên điều tra đã tiếp xúc trực tiếp, giải thích cụ thể với khách hàng về những câu hỏi điều tra do đó số liệu thu thập được đầy đủ, đáng tin cậy.

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn ngày chúng tôi sử dụng một phần số liệu từ kết quả điều tra. Đối với một số chỉ tiêu đánh giá về chất lượng nước cung cấp, thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với Công ty chúng tôi sử dụng thang đo từ 1 đến 4 cho phù hợp các mức độ cảm nhận của khách hàng theo phiếu điều tra. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, nhằm ngày càng thoả mãn hơn nhu cầu mong đợi của khách hàng. Các thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu được thiết lập thông qua phiếu điều tra (xem phụ lục 1).

Thời gian tiến hành điều tra phỏng vấn từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2007. Chủ yếu là vào các ngày thứ bảy, chủ nhật để có thể gặp trực tiếp khách hàng là chủ nhà hoặc người lớn trong nhà.

Kết quả điều tra thu thập thông tin về quan hệ giao dịch của khách hàng sử dụng dịch vụ cấp nước của Công ty được tổng hợp ở phụ lục 2.

Với tư cách là cán bộ của Công ty, bản thân tác giả luận văn này có tham gia vào tất cả các bước của quá trình chọn mẫu điều tra bao gồm:

- Tham gia biên soạn phiếu điều tra

- Tham gia điều tra trực tiếp các khách hàng - Tham gia nhập số liệu và xử lý số liệu

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

Việc tổng hợp số liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn khách hàng sử dụng dịch vụ. Việc phân tổ căn cứ vào kết quả điều tra phỏng vấn theo các tiêu thức khác nhau thông qua các tiện ích của phần mềm tin học ứng dụng SPSS. Trong đó, nghiên cứu thực trạng đánh giá về chất lượng dịch vụ của khách hàng đối với công ty là hướng chủ đạo được thể hiện trong quá trình tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra.

2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn và phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh cũng như tình hình phát triển dịch vụ cấp nước qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.

Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên chương trình SPSS 11.5 và phần mềm Excel. Trong nghiên cứu này sử dụng thang điểm gồm 4 mức

được sử dụng để phù hợp với cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ, giúp người được phỏng vấn dễ lựa chọn. Với thang điểm này, điểm 4 là cao nhất, thể hiện mức độ tốt nhất, nhanh nhất, thái độ nhân viên tốt và điểm 1 thể hiện mức độ yếu, thái độ nhân viên xấu.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng & cấp nước TT huế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w