Bài: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)

Một phần của tài liệu giao an dao duc lop 2 (Trang 35 - 37)

II/ Đồ dùng dạy học:

bài: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 2)

I/ Mục tiêu :

1. Học sinh hiểu:

- Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống khác nhau.

- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng ngời khác.

2. HS biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày. 3. HS có thái độ quý trọng những ngời biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.

II/ Đồ dùng dạy – học :

- Tranh tình huống cho hoạt động 1. - Bộ tranh nhỏ cho hoạt động2. - Vở bài tập Đạo đức 2.

- Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng

III/ Các hoạt động dạy học :

TG Các hoạt động dạy Các hoạt động học

5’

35’

A. Bài cũ:

- Khi nào ta cần nói lời yêu cầu, đề nghị ? - Nêu ghi nhớ của bài

- GV nhận xét và đánh giá.

B. Bài mới:

1) Giới thiệu bài:

Tiết học trớc các em đã hiểu vì sao phải nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần đợc ngời khác giúp đỡ. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn vì sao ta phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị khi giao tiếp với những ngời xung quanh. Ghi đầu bài.

2) Các hoạt động chính :

a) Hoạt động 1: HS tự liên hệ

* Mục tiêu : HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân

- GV nêu yêu cầu :

- Những em nào biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần đợc giúp đỡ ? Hãy kể lại một vài trờng hợp cụ thể ?

- GV khen những HS đã biết thực hiện nội dung bài học.

b.Hoạt động 2: Đóng vai

* Mục tiêu : HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ ngời khác giúp đỡ. - GV nêu tình huống, yêu cầu HS thảo luận đóng vai theo từng cặp.

+ Tình huống 1 : Em muốn đợc bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật.

+ Tình huống 2 : Em muốn hỏi thăm chú công an đờng đi đến một nhà ngời quen.

+ Tình huống 3 : Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút.

- GV mời một vài cặp HS lên đóng vai trớc lớp. - GV yêu cầu cả lớp thảo luận nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị đợc giúp đỡ của các nhóm.

* Kết luận : Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của ngời khác, em cần có lời nói và hành động,

- 2 học sinh trả lời.

- HS mở vở BT tr 33.

- HS tự liên hệ.

- HS thảo luận.

- 3, 4 cặp lên đóng vai

- Cả lớp thảo luận, nhận xét về lời nói, cử chỉ, hành động khi đề nghị đợc giúp đỡ của các nhóm.

TG Các hoạt động dạy Các hoạt động học

cử chỉ phù hợp.

c, Hoạt động 3: Trò chơi “Văn minh, lịch sự” * Mục tiêu : HS thực hành nói lời đề nghị lịch sự với các bạn trong lớp và biết phân biệt giữa lời nói lịch sự và cha lịch sự.

- GV phổ biến luật chơi : Ngời chủ trò đứng trên bảng nói to một câu đề nghị nào đó đối với các bạn trong lớp. Nếu là lời đề nghị lịch sự thì HS trong lớp sẽ làm theo. Còn nếu lời đề nghị cha lịch sự thì các bạn sẽ không thực hiện động tác đợc yêu cầu. HS nào vi phạm luật chơi sẽ phải hát một bài.

- Cho HS chơi trò chơi. - GV nhận xét, đánh giá.

* Kết luận chung : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng ngời khác.

3) Củng cố, dặn dò:

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần đợc giúp đỡ và nhắc nhở bạn bè, anh em cùng thực hiện.

- Nhận xét tiết học.

- 3 HS nhắc lại kết luận.

- HS lắng nghe luật chơi.

- HS chơi trò chơi. - 4 HS nhắc lại kết luận.

Đạo đức

Một phần của tài liệu giao an dao duc lop 2 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w