Đẩy mạnh công tác khuyến nông và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 96 - 97)

- Tr−ớc chuyển đổi ruộng đất thửa 14,5 100 Sau chuyển đổi ruộng đất thửa6,6 45,

5.2.3. Đẩy mạnh công tác khuyến nông và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

thuật vào sản xuất

Các hoạt động khuyến nông hiện nay chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền, phổ cập, h−ớng dẫn các kỹ thuật canh tác thích hợp cho các hộ nông dân, xây dựng những mô hình mẫu về kỹ thuật canh tác với mục đích phổ biến nhân rộng, đ−a các giống cây trồng mới vào thực tiễn sản xuất… Qua thực tế điều tra cho thấy có tới 95% ý kiến của hộ nông dân là cần đ−ợc phổ biến kiến thức về trồng cây gì, con gì trên mảnh đất của mình cho phù hợp. Tiếp tục giành một khoản ngân sách của huyện từ 300 - 500 triệu đồng phục vụ cho công tác này.

Từ thực trạng hiện nay ở huyện Ch−ơng Mỹ, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu về sản xuất hàng hoá, năng suất còn thấp, số l−ợng và chất l−ợng hàng hoá ch−a đủ cạnh tranh trên thị tr−ờng. Để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với mục tiêu sản xuất hàng hoá lớn về số l−ợng, bảo đảm chất l−ợng, năng suất lao động cao và có hiệu quả, việc đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất là việc làm cần thiết và cấp bách. Tr−ớc hết đối với ngành nông nghiệp phải đ−a nhanh các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, các thành tựu của khoa học vào sản xuất nh− tiến bộ kỹ thuật giống lúa, giống cây ăn quả, giống lợn, giống gà vịt… áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong bón phân, phòng trừ sâu bệnh.

Tr−ớc mắt, cần tập trung xây dựng giống cấp 1, làm tốt ch−ơng trình giống nhân dân ở các hợp tác xã. Khuyến khích hộ nông dân chuyển đổi cơ

cấu giống và thời vụ theo h−ớng tăng dần lúa thuần lúa lai loại bỏ các giống chống chịu kém, năng suất thấp, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo h−ớng xuân sớm sang lúa xuân chính vụ, mùa muộn chuyển sang mùa sớm. Mạnh dạn tiếp thu những giống mới cả giống lúa, giống màu nh− bí ngô, khoai lang (Nhật Bản), từ lạc trạm xuyên đến các giống DL02, MD7, MD9…; giống lúa mới nh− các giống nông −u 28, 29 và các giống lúa chất l−ợng cao khác. Đ−a các giống lúa có chất l−ợng cao nh− nếp hoa vàng, tám thơm, dự thơm cấy trên diện tích 500 ha ở các xã ven sông Đáy để có khoảng 9.000 tấn gạo chất l−ợng cao cung cấp cho thị tr−ờng.

Để việc áp dụng các tiến bộ khoa học có hiệu quả phải thông qua các ch−ơng trình khuyến nông, củng cố trình độ cho đội ngũ khuyến nông viên. Tăng c−ờng công tác tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cho hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 96 - 97)