Tác động đến diện tích gieo trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 74 - 76)

- Tr−ớc chuyển đổi ruộng đất thửa 14,5 100 Sau chuyển đổi ruộng đất thửa6,6 45,

4.4.1. Tác động đến diện tích gieo trồng

Qua điều tra ở các hộ nông dân cho thấy, khi thực hiện các hoạt động tập trung ruộng đất thì quy mô diện tích đất trồng cây hàng năm ở nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm có xu h−ớng tăng. Ruộng đất đ−ợc tập trung nhiều ở các hộ thuần nông. Kết quả đ−ợc tổng hợp ở bảng 4.12.

Qua số liệu điều tra cho thấy quy mô đất canh tác của các nhóm hộ tr−ớc và sau tập trung đất là có thay đổi, đều tăng so với tr−ớc. Đất lúa - màu của nhóm hộ thuần nông tăng 10% so với tr−ớc; nhóm hộ kiêm tăng 9,9% so với tr−ớc, nhóm hộ ngành nghề dịch vụ giảm 10% so với tr−ớc. Đất cây hàng năm khác chỉ nhóm thuần nông có 5.324 m2 và tăng 19,9% so với tr−ớc tập trung.

Đối với diện tích gieo trồng cũng vậy, các nhóm hộ thông qua các hình thức tập trung đất diện tích gieo trồng lúa - màu đều đều tăng so với tr−ớc. Tập trung ruộng đất đã làm cho diện tích cây hàng năm tăng kéo theo hệ số sử dụng ruộng đất cũng tăng, do giảm đ−ợc bờ vùng bờ thửa diện tích của thửa đất lớn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thuận lợi nên đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Tăng đ−ợc diện tích canh tác do giảm bớt đ−ợc bờ thửa là 3.300 m2.

Thực tế cho thấy sau khi các hộ có diện tích lớn hơn đã có những ph−ơng án mới cho sản xuất của mình, thực hiện luân canh cây trồng hợp lý, phát huy cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa. Cụ thể, các hộ điều tra đã tận dụng tối đa diện tích canh tác của mình bằng cách trồng 2 vụ lúa + 1 vụ ngô xen lạc, hoặc 2 lúa + rau vụ đông làm tăng hệ số sử dụng đất lên 17,5% so với tr−ớc tập trung ruộng đất. Qua bảng 4.12 cho thấy hệ số sử dụng ruộng đất của nhóm hộ thuần nông là cao nhất tăng so với tr−ớc tập trung ruộng đất 19,5 %, sau đó đến nhóm hộ kiêm tăng so với tr−ớc là 17,8% và nhóm hộ ngành nghề dịch vụ tăng 15%. Điều này cho thấy tập trung ruộng đất đã nâng cao đ−ợc hiệu quả sử dụng ruộng đất.

Khai hoang, tăng vụ cũng làm tăng diện tích gieo trồng, qua điều tra cho thấy diện tích tăng do khắc phục đ−ợc tình trạng bỏ hoá là 887,3 m2. Chủ tr−ơng của các xã điều tra là quy hoạch lại đồng ruộng để tăng thêm diện tích gieo trồng. Sau khi tập trung ruộng đất đã tạo ra các ô thửa lớn, kết hợp với các loại giống mới nên hệ số sử dụng ruộng đất tăng lên.

Tại địa điểm điều tra cho thấy các hoạt động dẫn đến tập trung ruộng đất nh− thuê, m−ợn, mua, đấu thầu… đang mang lại hiệu quả cao, cụ thể đã làm tăng diện tích gieo trồng. Sở dĩ nh− vậy là do một số nguyên nhân tác động sau:

-Tăng đ−ợc quy mô thửa đất, giảm bớt đ−ợc bờ thửa

hạn trong mùa khô nên vẫn bảo đảm đ−ợc sản xuất.

- Thực hiện “dồn điền, đổi thửa” làm tăng diện tích cây vụ đông lên 50%. Tóm lại, tập trung ruộng đất đã có tác động tích cực trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp đối với các hộ nông dân số thửa bình quân/hộ giảm, diện tích bình quân/hộ tăng, giảm đ−ợc diện tích đất bị úng hạn, tăng hệ số sử dụng ruộng đất. Chính những tác động này sẽ là động lực thúc đẩy ng−ời dân đầu t− sản xuất, diện tích các thửa lớn, gọn khu, gọn khoảnh sẽ giảm đ−ợc nhiều công lao động trong khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Sau khi thực hiện chuyển đổi, các xã đã đầu t− cải tạo và nâng cấp kênh m−ơng, giao thông nội đồng giúp cho hộ nông dân chủ động đ−ợc t−ới tiêu và thuận lợi trong việc vận chuyển. Trên thực tế, các tác động tích cực này đã tạo đ−ợc sự yên tâm trong quần chúng nhân dân, họ đã tích cực đầu t− vào sản xuất, thể hiện ở hệ số sử dụng ruộng đất của mỗi nhóm hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 74 - 76)