Quỹ đất đai của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 57 - 61)

- Tr−ớc chuyển đổi ruộng đất thửa 14,5 100 Sau chuyển đổi ruộng đất thửa6,6 45,

4.2.2.Quỹ đất đai của nhóm hộ điều tra

Theo số liệu bảng 4.3 ta thấy quỹ đất đai của nhóm hộ khác nhau và các xã khác nhau là không giống nhau. Trong 3 xã nghiên cứu thì diện tích đất canh tác/hộ ở xã Thuỷ Xuân Tiên là cao, nhóm hộ thuần nông là 3.012,2 m2/hộ, hộ kiêm là 5.607,5 m2/hộ, hộ ngành nghề là 3.434,3 m2/hộ. Xã Thuỵ H−ơng có diện tích đất canh tác bình quân/ hộ ở hộ thuần nông là 2.775,8 m2, hộ kiêm là 3.034,2 m2, hộ ngành nghề là 1.933,5 m2. Còn với xã Đông Ph−ơng Yên loại hộ thuần nông có diện tích đất canh tác bình quân/ hộ là 2.770 m2, hộ kiêm là 1.944,2 m2, hộ ngành nghề là 2.630,3 m2. Nhìn chung ở cả 3 xã điều tra diện tích đất canh tác ở nhóm hộ ngành nghề là thấp hơn so với hai nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm.

Số liệu phản ánh ở bảng 4.3 cho thấy ở 2 xã Thuỵ H−ơng và Thuỷ Xuân Tiên có hiện t−ợng đất canh tác của nhóm hộ kiêm nhiều hơn hộ thuần nông là vì nhóm hộ kiêm ở cả 2 xã có số nhân khẩu bình quân/hộ lớn hơn số nhân khẩu bình quân/hộ của nhóm thuần nông, hơn nữa những hộ điều tra thuộc nhóm hộ kiêm ở 2 xã này đều là những hộ có tiềm lực kinh tế và trình độ họ đã tham gia đấu thầu đất của UBND xã để mở rộng sản xuất. Trong thực tế những hộ nông dân thuộc nhóm hộ thuần nông th−ờng là những hộ nghèo nên dù có muốn đấu thầu thì cũng khó vì họ không có vốn.

Do đặc điểm địa hình nên kết quả điều tra ở 2 xã Thuỵ H−ơng và Đông Ph−ơng Yên thì diện tích đất trồng cây lâu năm là rất ít hầu nh− là không có; họ chỉ có đất trồng cây hàng năm (chủ yếu là lúa và hoa màu).

ở xã Thuỷ Xuân Tiên theo kết quả điều tra cho thấy nhóm hộ nào cũng

có diện tích đất trồng cây lâu năm, nhóm hộ thuần nông mỗi hộ bình quân 447,6 m2 đất trồng cây lâu năm, nhóm hộ kiêm là 2.585 m2, nhóm hộ ngành nghề là 1.800 m2. Sở dĩ ở các nhóm hộ điều tra đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao sau đất trồng cây hàng năm là vì ở các nhóm hộ có một số hộ có tiềm lực kinh tế khá hoặc trung bình đã tham gia đấu thầu thêm đất để trồng cây ăn quả nh− vải, nhãn, na, xoài… cây công nghiệp nh− chè, mía.

Theo thống kê của phòng Địa chính huyện (tính đến ngày 1/10/2003) thì trong số diện tích đất nông nghiệp có tới 87,1% là giao cho các hộ; 4,7% giao cho các tổ chức kinh tế; 7,5% do UBND xã quản lý sử dụng và 0,7% là giao cho các tổ chức khác. Trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cùng với sự phát triển của lực l−ợng sản xuất thì phân công lao động trong nông nghiệp cũng đang diễn ra mạnh mẽ và đã tác động không nhỏ đến quá trình tập trung ruộng đất ở các địa ph−ơng.

Việc phân loại đất sản xuất theo các tiêu thức khác nhau thì sẽ có các loại đất khác nhau, phân loại theo nguồn gốc để thấy đ−ợc xu h−ớng phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Xét theo nguồn gốc của các loại đất của các nhóm hộ điều tra thuộc các xã nghiên cứu chúng tôi phân thành các loại đất đất nhận khoán, đất đấu thầu, đất thuê, đất m−ợn, đất mua. Dựa vào số liệu điều tra ta thấy đa số các hộ nông dân sử dụng đất có nguồn gốc đất khoán, đối với những hộ thuộc nhóm ngành nghề hầu nh− chỉ sử dụng một loại đất khoán việc nhận thêm các loại đất khác là rất ít, thậm chí có hộ không sử dụng hết diện tích đất khoán mà cho hộ khác thuê, còn những hộ thuộc nhóm thuần nông và hộ kiêm thì ngoài diện tích đất khoán còn nhận thầu thêm diện tích đất công của xã, thuê đất, m−ợn đất của các hộ ngành nghề…

Cụ thể xã Thuỵ H−ơng loại hộ thuần nông diện tích đấu thầu chiếm 9,1% tổng diện tích đất canh tác ngoài ra họ còn tham gia vào hoạt động thuê đất, m−ợn đất để tăng diện tích sản xuất; nhóm hộ kiêm và nhóm hộ ngành nghề ở

xã này không tham gia nhận thầu. Xã Đông Ph−ơng Yên cho thấy nhóm hộ thuần nông có tham gia nhận thầu chiếm 10,8%, còn hai nhóm hộ kiêm và ngành nghề không tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, hai nhóm hộ này của xã Đông Ph−ơng Yên lại tham gia vào hoạt động thuê đất, m−ợn, mua đất. Xã Thuỷ Xuân Tiên cả ba nhóm hộ đều tham gia vào đấu thầu ruộng đất.

Có thể nói việc hộ nông dân tham gia vào các hoạt động thuê, mua, m−ợn đất, đấu thầu ruộng đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng chính là quá trình tập trung ruộng đất để tối −u hoá quy mô sản xuất của hộ. Nếu các hoạt động này đ−ợc diễn ra ngày càng mạnh mẽ và đ−ợc sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo thì sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy nông nghiệp phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực tế điều tra ở xã Đông Ph−ơng Yên cho thấy đất đai ở trong tay hộ ngành nghề nhiều nh−ng họ không quan tâm đầu t−

sản xuất nên lợi nhuận thu về từ sản xuất nông nghiệp thấp. Vậy đất đai đ−ợc chuyển từ hộ ngành nghề sang hộ thuần nông thì tr−ớc hết giúp hộ ngành nghề có thêm vốn, thời gian đầu t− vào mặt hàng có lợi thế, còn với những hộ thuần nông có thêm diện tích họ sẽ đầu t− thâm canh tăng năng suất, ruộng đất nhiều giúp cho họ tối −u hoá đ−ợc quy mô sản xuất.

Qua điều tra phân tích kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy, chỉ tiêu đất canh tác/khẩu ở xã Thuỷ Xuân Tiên là cao nhất (nhóm hộ kiêm là 700,9m2/khẩu), chỉ tiêu này thấp nhất ở nhóm hộ kiêm của xã Đông Ph−ơng Yên (339,5m2/khẩu).

Tóm lại, việc nghiên cứu tình hình quỹ đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra phần nào đã giúp chúng ta hiểu đ−ợc một cách chung nhất về quỹ đất đai của từng nhóm hộ trong từng xã, xu h−ớng phát triển của hộ dựa trên cơ sở đất đai. Qua số liệu điều tra cho thấy đối với hộ nông dân xã Thuỵ H−ơng do đặc điểm đất hẹp, diện tích đất canh tác bình quân/hộ thấp nên để phát triển sản xuất cần chú trọng thâm canh, trồng loại cây trồng phù hợp với chất đất, phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, là xã có 47% diện tích đất nông nghiệp là đất

bãi, đây sẽ là điều kiện tốt để trồng rau màu, các loại cây trồng có khả năng cho nhiều vụ/năm và có giá trị kinh tế cao. Xã Đông Ph−ơng Yên cũng là xã “đất ít, ng−ời đông”, có diện tích đất canh tác/hộ thấp chính điều này đã thúc đẩy ng−ời dân ở đây phát triển nghề phụ nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, chính vì vậy cũng cần có các biện pháp thâm canh, ngoài việc thúc đẩy nhanh quá trình tập trung ruộng đất thì việc nên làm nữa là khuyến khích những hộ ngành nghề bán đất canh tác của mình để lấy vốn đầu t− sản xuất và cũng chính là tạo điều kiện để các hộ thuần nông tập trung ruộng đất tối −u quy mô sản xuất. Xã Thuỷ Xuân Tiên có địa hình phức tạp hơn, nên xã này cần có h−ớng phát triển kinh tế trang trại. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình hình tập trung ruộng đất của các hộ này tôi tiến hành điều tra đánh giá theo từng hoạt động cụ thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 57 - 61)