Những khó khăn gặp phải trong quá trình tập trung ruộng đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 86 - 88)

- Tr−ớc chuyển đổi ruộng đất thửa 14,5 100 Sau chuyển đổi ruộng đất thửa6,6 45,

4.4.4.Những khó khăn gặp phải trong quá trình tập trung ruộng đất

Qua thu thập tài liệu của phòng Địa chính huyện cho thấy có 31/33 xã lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2005. Qua điều tra, phỏng vấn các hộ điều tra và tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Địa chính huyện cho thấy, khi tiến hành thực hiện tập trung ruộng đất, dồn ghép ô thửa ở các địa ph−ơng đã gặp phải một số khó khăn sau:

- Tập trung ruộng đất một cách đồng bộ là một việc khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ trong đời sống xã hội nông thôn. Mỗi hộ nông dân đều có nhu cầu tập trung ruộng đất nh−ng nhận thức của họ còn hạn chế, nhiều hộ nông dân vẫn mang t− t−ởng “cào bằng” ch−a hiểu sâu sắc tính công bằng do vậy họ vẫn muốn “tốt cùng tốt”, “xấu cùng xấu” và thực tế ở các địa ph−ơng khi thực hiện việc khó khăn nhất là tổ chức họp bàn với các hộ. Xã Thuỵ H−ơng là xã đ−ợc huyện chỉ đạo thực hiện làm điểm khi hỏi về khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện một trong những tr−ởng thôn đ−ợc điều tra có nói rằng “khi mời họp tối đa chỉ có khoảng 60% số hộ đến dự”, xã Đông Ph−ơng Yên tỉ lệ này còn ít hơn có khoảng 30 - 40% số hộ tới nghe phổ biến về tác dụng của tập trung ruộng đất cũng nh− cách thức tiến hành, xã Thuỷ Xuân Tiên chỉ có khoảng 40% số hộ đến họp bàn. Mặt khác, về nội dung của đề án chuyển đổi ch−a đ−ợc chặt chẽ, nhiều chỗ ch−a bảo đảm tính thống nhất nên có nhiều ý kiến trái ng−ợc khó thống nhất.

- Do đặc điểm địa hình của địa ph−ơng khác nhau, phức tạp nên trong quá trình thực hiện cũng gặp phải không ít khó khăn. Thực tế cho thấy những

địa ph−ơng có địa hình bằng phẳng, chất đất không chênh lệch nhiều thì thuận lợi trong quá trình thực hiện; những địa ph−ơng đất đai phân tán, chất đất chênh lệch nhau, địa hình cao thấp lẫn lộn sẽ khó khăn khi tiến hành. Xã Thuỵ H−ơng đã áp dụng ph−ơng pháp bù sản l−ợng, −u điểm của ph−ơng pháp này là giảm tới mức thấp nhất số thửa ruộng, nh−ng gặp khó khăn là những thửa ruộng trũng, xấu, xa… không có ng−ời đứng ra nhận mà phải tiến hành gắp phiếu. Đối với xã Thuỷ Xuân Tiên chỉ thực hiện một loại đất gò đồi, loại đất này có địa hình cao, nằm rải rác, không có bản đồ quy hoạch theo dõi nên khi thực hiện gặp không ít khó khăn. Thực tế, theo phản ánh của cán bộ địa chính xã hiện nay đã vẽ lại bản đồ quy hoạch dựa vào bản đồ phân hạng, phân vùng dễ quản lý hơn.

- Trong quá trình thực hiện nhiều ban chỉ đạo ở địa ph−ơng còn tỏ ra thiếu c−ơng quyết, có ban chỉ đạo còn chủ quan nóng vội, thiếu thận trọng, thiếu khoa học nên dẫn đến sai sót không đáng có và để lại d− luận xấu trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt nh− ở xã Đông Ph−ơng Yên ban chỉ đạo cấp xã đã phó mặc cho cán bộ thôn tự tiến hành, không có sự thống nhất từ cấp xã đến thôn.

- Có nhiều hộ do có tâm lý là việc tập trung ruộng đất sẽ làm ảnh h−ởng đến lợi ích cá nhân, nên không nhiệt tình tham gia thậm chí còn gây cản trở trong quá trình thực hiện của địa ph−ơng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 86 - 88)