- Tr−ớc chuyển đổi ruộng đất thửa 14,5 100 Sau chuyển đổi ruộng đất thửa6,6 45,
4.2.1. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra
Trong gia đình thì ng−ời am hiểu về công việc lao động sản xuất, chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lao động sản xuất của gia đình hơn các thành viên khác chính là chủ hộ. Không ai khác ngoài họ hiểu rõ đ−ợc tầm quan trọng của việc tập trung ruộng đất tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình. Qua thực tế điều tra 90 hộ thuộc 3 xã, mỗi xã 30 hộ chia theo tỉ lệ hộ thuần nông, ngành nghề, kiêm (nh− phản ánh ở bảng 3.7 mục 3.2.2 - trang 48) ta thu đ−ợc những thông tin chung về hộ đ−ợc phản ánh trong bảng 4.2.
Các số liệu đã thống kê ở bảng 4.2 cho thấy, tuổi bình quân của chủ hộ ở xã Thuỵ H−ơng nằm trong khoảng 42 - 46,8 tuổi; xã Đông Ph−ơng Yên từ 43 - 49 tuổi; xã Thuỷ Xuân Tiên từ 44 - 46 tuổi. Nhìn chung các hộ thuộc nhóm
thuần nông là những hộ làm ăn và sản xuất nông nghiệp lâu đời và th−ờng có từ 2 - 3 thế hệ chung sống, mặc dù đã tách hộ nh−ng chủ sở hữu ruộng đất vẫn đứng tên bố mẹ. Những hộ ngành nghề chủ hộ là những ng−ời trẻ tuổi, năng động và có trình độ. Đại đa số các chủ hộ có trình độ cấp II, III, đồng thời họ cũng là lao động chính trong gia đình.
Về trình độ văn hoá của chủ hộ, cho thấy nhóm hộ có trình độ văn hoá cao nhất là nhóm ngành nghề dịch vụ 100% số hộ có trình độ văn hoá từ cấp II trở lên, đây là một thuận lợi lớn là nhân tố ảnh h−ởng tích cực đến quyết định sản xuất kinh doanh của hộ. Cụ thể, điều tra 2 hộ ngành nghề dịch vụ ở xã Thuỵ H−ơng thì có 1 chủ hộ trình độ cấp II và 1 chủ hộ trình độ cấp III; điều tra 6 hộ ngành nghề ở xã Đông Ph−ơng Yên có 2 chủ hộ trình độ cấp II còn lại là trình độ cấp III; điều tra 3 hộ ngành nghề ở xã Thuỷ Xuân Tiên thì có 1 chủ hộ trình độ cấp II còn lại là trình độ cấp III. Trình độ chủ hộ ở nhóm hộ thuần nông có tới 12% là trình độ cấp I (thậm chí chỉ học đến lớp 3 hoặc lớp 4) ảnh h−ởng không nhỏ đến quyết định phát triển sản xuất kinh doanh của hộ không những thế còn hạn chế sự hiểu biết về sử dụng đất đai hợp lý có hiệu quả, họ mang nặng tính bảo thủ trì trệ, khó thay đổi.
Từ số liệu điều tra thực tế thì số hộ khá giàu chủ yếu tập trung ở nhóm hộ ngành nghề hoặc hộ kiêm còn hộ nghèo tập trung chủ yếu ở nhóm hộ thuần nông. Tỷ lệ chung trong các hộ điều tra có 38,9% hộ khá, 48,9% hộ trung bình, 12,2% hộ nghèo. Theo số liệu điều tra thể hiện ở bảng 4.2 cho thấy xã Đông Ph−ơng Yên có tỉ lệ số hộ nghèo ít nhất (trong 30 hộ điều tra có 1 hộ nghèo); xã Thuỵ H−ơng có 3 hộ trong 30 hộ điều tra thuộc loại nghèo. Hộ nghèo th−ờng là những hộ thuộc nhóm thuần nông đây là những hộ đông khẩu ăn lại hay ốm đau bệnh tật, gặp rủi ro trong cuộc sống. Nh− vậy, ta thấy rằng xã Đông Ph−ơng Yên là xã “đất ít dân đông” nh−ng ở đây ng−ời dân đã phát huy đ−ợc −u thế của nghề phụ nên đời sống của ng−ời dân trong xã cao hơn hai xã Thuỵ H−ơng và Thuỷ Xuân Tiên. Với tỉ lệ trên 80% số hộ thuần nông
đạt loại khá, trung bình cho thấy các hộ đã biết tổ chức, sắp xếp hợp lý các nguồn lực để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện chỉ dựa vào đất đai là chính. Ngoài phần đất đ−ợc giao họ đã thuê thêm đất, m−ợn thêm ruộng, đấu thầu đất đai để tăng diện tích sản xuất.
Về số lao động trong hộ điều tra thì nhóm hộ thuần nông (của cả 3 xã điều tra) có số lao động bình quân hộ là lớn nhất trong ba nhóm hộ. Bình quân số lao động/hộ ở nhóm này khoảng từ 2,5 - 2,9 lao động/hộ và trong số lao động này thì số lao động nông nghiệp bình quân/ hộ ở hộ thuần nông có tỉ lệ lớn hơn số lao động phi nông nghiệp. Xã Thuỵ H−ơng trong nhóm hộ thuần nông có 2,6 lao động nông nghiệp/hộ chiếm 92,9%. Trong nhóm hộ ngành nghề dịch vụ là 50% tổng số lao động nông nghiệp/hộ. Nhóm hộ kiêm có 71,4% số lao động trong hộ là lao động nông nghiệp còn lại 28,6% là lao động phi nông nghiệp.
Đối với xã Đông Ph−ơng Yên là xã phát triển ngành nghề dịch vụ nên số lao động nông nghiệp bình quân/hộ thuộc nhóm ngành nghề là 34,3% trong tổng số lao động bình quân/hộ. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn nên tuy các hộ thuộc loại hộ ngành nghề nh−ng họ vẫn ch−a thực sự tách khỏi sản xuất nông nghiệp, họ vẫn sản xuất nh−ng không quan tâm đầu t− vào sản xuất mà chỉ coi đó là ngành thứ yếu đem lại thu nhập cho gia đình. Còn với loại hộ kiêm của xã Đông Ph−ơng Yên có tỉ lệ lao động nông nghiệp/hộ là 42,9%, lao động phi nông nghiệp/hộ là 57,1%, loại hộ này th−ờng tranh thủ những thời điểm nông nhàn, thời gian rỗi trong ngày để làm thêm nghề phụ tăng thu nhập cho gia đình. Bình quân lao động nông nghiệp/hộ ở nhóm hộ này không cao, vì nghề phụ của họ là nghề mây tre, giang đan thì lao động ngoài độ tuổi và d−ới độ tuổi lao động vẫn có thể tham gia đ−ợc.
Đối với xã Thuỷ Xuân Tiên loại hộ thuần nông của xã có số lao động bình quân/hộ là 2,9 ng−ời trong đó lao động nông nghiệp chiếm 93,1%, lao
động phi nông nghiệp chỉ chiếm 6,9%. Với loại hộ ngành nghề có 37% lao động/hộ là lao động nông nghiệp còn lại là lao động phi nông nghiệp. Chính loại hộ ngành nghề ở xã đã thu hút đ−ợc một số lao động làm thuê.
Nh− vậy, việc nắm bắt tình hình chung của các hộ điều tra giúp chúng ta có nhận định chung về tình hình cơ bản của các hộ nông dân, và có tác động không nhỏ tới quá trình tập trung ruộng đất cũng nh− phát triển kinh tế hộ.