• Tình hình chung của cả n−ớc
Đối với Việt Nam, một đất n−ớc có gần 80% dân số là nông dân và sản phẩm nông nghiệp vẫn chiếm gần 40% GDP thì nông nghiệp đ−ợc coi là một
cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất n−ớc. Thực tế những năm qua cũng nh− suốt chiều dài lịch sử cho thấy tầm quan trọng của nền nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp sản xuất ra nông sản thiết yếu để duy trì cuộc sống của đại bộ phận dân c−, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hoá để xuất khẩu; còn nông thôn là nơi cung cấp nguồn lao động chủ yếu cho các ngành kinh tế quốc dân. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho đại bộ phận dân c−, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất n−ớc.
Tổng diện tích đất tự nhiên cả n−ớc có 32.924.061 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 9.345.346 ha; đất lâm nghiệp có rừng là 11.575.429 ha; đất chuyên dùng là 1.532.843 ha; đất nhà ở là 443.178 ha; đất ch−a sử dụng và sông suối, núi đá là 10.027.265 ha. Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp xếp hạng 58/200 n−ớc trên thế giới; dân số xếp hạng 15, nên diện tích đất nông nghiệp tính bình quân 1 nhân khẩu xếp hạng 159. Do đó quy mô đất đai nông nghiệp của Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới. Tuy sản xuất nông nghiệp đã phát triển khá nhanh, nh−ng nếu chỉ dựa vào nông nghiệp thì ng−ời nông dân không thể trở thành giàu có. Thực tế cho thấy, nguồn thu từ kinh tế nông nghiệp th−ờng đạt ở mức thấp. Chính vì vậy, trong điều kiện dân số ngày càng tăng, bình quân diện tích ruộng đất ngày càng giảm, bình quân diện tích tự nhiên vào loại thấp, khoảng 0,44 ha/ng−ời, bình quân đất canh tác là 0,08 ha/ng−ời, bình quân đất canh tác của mỗi hộ nông nghiệp 0,68 ha, đất đai lại phân bố không đều giữa các vùng. Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng cao nên bình quân diện tích đầu ng−ời thấp khoảng 0,05 ha/ng−ời; đồng bằng sông Cửu Long đất đai màu mỡ, mới khai thác nên diện tích bình quân cao, khoảng 0,1758 ha/ng−ời. Dân số đồng bằng Bắc Bộ chiếm 20% cả n−ớc, nh−ng đất chỉ có 5% [12, 231-232]. Vì vậy, xu thế phát triển kinh tế phù hợp sẽ là tăng nhanh năng suất nông nghiệp đi đôi với việc mở rộng ngành nghề, giảm nhanh số hộ nông nghiệp để chuyển sang làm dịch vụ hoặc các ngành nghề thủ công;
hoặc phải biết khai thác thế mạnh của địa ph−ơng, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ra sức thâm canh tăng vụ nhằm đ−a nông nghiệp chuyển mạnh sang nền sản xuất hàng hoá. Một vấn đề đặt ra là muốn phát triển kinh tế hàng hoá phải tăng c−ờng tập trung ruộng đất trong làng xã. Theo Luật Đất đai (ruộng đất đ−ợc coi là tài sản có thể nh−ợng lại, thế chấp...) thì việc tập trung ruộng đất vào một số ng−ời, dẫn tới tình trạng phân hoá giàu nghèo trong nông thôn.
Tuy đã đạt đ−ợc những thành tựu kinh tế - xã hội đáng kể trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, song quan hệ ruộng đất và sản xuất nông nghiệp hiện nay trong nông thôn vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và hạn chế cần phải khắc phục. Quan hệ sở hữu - sử dụng ruộng đất trong nông thôn đang có những biến đổi đáng kể. Nhiều vấn đề mới nảy sinh nh−ng ch−a có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Tình trạng manh mún ruộng đất vốn đã từng tồn tại ở nông thôn, nay đang đ−ợc phục hồi và củng cố do cách phân chia ruộng đất theo nguyên tắc bình quân nhân khẩu, "có tốt, có xấu", "có gần, có xa". Ruộng đất chia thành ô thửa nhỏ, quá manh mún tr−ớc hết sẽ gây khó khăn cho việc lập sơ đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý đất đai. Nếu tình trạng manh mún này không đ−ợc khắc phục thì chắc chắn sẽ làm cản trở năng lực sản xuất - kinh doanh hàng hoá của kinh tế nông nghiệp, là một trở ngại lớn cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn n−ớc ta.
Bên cạnh đó, ph−ơng pháp giải quyết đối với những nhân khẩu mới sinh sẽ ra sao, trong khi Luật Đất đai quy định trong vòng 20 năm ruộng đất không đ−ợc phân chia lại. Đó là những vấn đề rất bức xúc có ý nghĩa xã hội quan trọng, thu hút sự quan tâm không chỉ của nông dân mà còn của các nhà khoa học, các cấp lãnh đạo và quản lý, các cơ quan hữu quan về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam [13, 154- 158].
Muốn có chính sách giải quyết thoả đáng vấn đề ruộng đất đối với các hộ nông dân, cần thiết phải hiểu đ−ợc sâu sắc quá trình diễn biến của quan hệ ruộng đất qua các thời kỳ, trên phạm vi cả n−ớc cũng nh− từng địa ph−ơng, bởi các chính sách ruộng đất đều mang tính kế thừa lịch sử.
Thời kỳ tr−ớc Cách mạng tháng Tám năm 1945, giai cấp địa chủ với 3% số dân đã chiếm đến 41% tổng diện tích ruộng đất, còn nông dân lao động với 97% số dân chỉ có 36% diện tích ruộng đất, trong số đó số hộ không có ruộng đất có tới 59%.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà n−ớc dân chủ nhân dân tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu, tr−ng thu, tr−ng mua của địa chủ và thực dân chia cho nông dân, giao quyền làm chủ thực sự cho nông dân đối với ruộng đất.
Trong kháng chiến chống Mỹ, khi đất n−ớc bị chia thành hai miền thì ở miền Nam, nguỵ quyền tiến hành cải cách điền địa, thực chất là t−ớc bỏ quyền làm chủ ruộng đất của nông dân; ở miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, ruộng đất đ−ợc tập trung vào hợp tác xã. Sau ngày thống nhất đất n−ớc, chính sách đất đai đ−ợc áp dụng thống nhất cả n−ớc. Sau nhiều năm tiếp tục cải tạo nông nghiệp theo con đ−ờng hợp tác hoá kém hiệu quả, các chính sách nông nghiệp và chính sách ruộng đất đã có những thay đổi cơ bản theo h−ớng coi hộ nông dân là đơn vị tự chủ, nông dân đ−ợc quyền sử dụng và quản lý ruộng đất giao khoán. Tuy vậy, đến nay tr−ớc các yêu cầu mới, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, mâu thuẫn và thách thức đặt ra cho cả bản thân các hộ nông dân trong việc sử dụng có hiệu quả ruộng đất và cả cho Nhà n−ớc trong việc hoàn thiện các chính sách quản lý ruộng đất.
• Tập trung đất nông nghiệp ở một số địa ph−ơng
Trong những năm gần đây với xu thế phát triển chung của đất n−ớc thì kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có những b−ớc tiến đáng kể. Cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn thay đổi theo h−ớng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, yêu cầu đ−ợc đặt ra với các hộ sản xuất là phải sản xuất theo h−ớng sản xuất hàng hoá, sản xuất lớn, muốn vậy phải có quá trình tập trung ruộng đất. Phong trào đổi ruộng khởi phát cách đây hơn 10 năm tại tỉnh Hà Tây, sau lan dần đến nhiều tỉnh khác phía Bắc nh− Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải D−ơng, H−ng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An… đã cho thấy rõ hiệu quả trên nhiều mặt. Đây là một việc làm hết sức thiết thực, đem lại lợi ích lớn, tạo điều kiện quy hoạch lại đồng ruộng với quy mô thửa lớn hơn, thực hiện cơ giới hoá, sinh học hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá… theo h−ớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp.
Cả n−ớc hiện nay có 75 triệu thửa đất canh tác bình quân mỗi hộ 0,3 ha - 0,5 ha, bình quân 6,8 thửa/hộ (ở miền núi 10 - 20 thửa/hộ, khu bốn cũ 7 - 10 thửa/hộ, Tây Nguyên 5 thửa/hộ, Đông Nam Bộ 4 - 5 thửa/hộ, đồng bằng sông Cửu Long 3 thửa/hộ, đồng bằng sông Hồng 7 - 10 thửa/hộ). Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa nh− H−ng Yên tr−ớc đây đất nông nghiệp có 89.000 ha, sau khi dồn điền, đổi thửa lên 92.309 ha (tăng 4%). Đã có 18 tỉnh (80 huyện, 700 xã) thực hiện dồn điền đổi thửa đạt kết quả t−ơng tự nh− H−ng Yên [19].
• Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích tự nhiên 1.648.730 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 195.944,40 ha chiếm 11,88%. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu ng−ời là 670 m2, đây là mức thấp so với cả n−ớc (1.224 m2). Đến năm 1999 việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài theo Nghị định 64/CP ở Nghệ An đã cơ bản hoàn thành. Toàn tỉnh có 456.479 hộ nông nghiệp (đạt 91,34%) với tổng diện tích đã cấp là 136.105 ha trên tổng số 144.203 ha (đạt 94,38%). Tuy nhiên, thực trạng đất nông nghiệp bị chia cắt phân tán, manh mún. Tỉ lệ thửa đất có diện tích d−ới 100m2 chiếm 20%, từ 200 - 300 m2 chiếm 30%, từ 300 - 500 m2 chiếm 30%,
trên 500 m2 chiếm 20%; trung bình mỗi hộ đ−ợc giao 2000 - 3000 m2 phải nhận từ 10 - 15 thửa trên 10 xứ đồng cách xa nhau, cá biệt có hộ đ−ợc giao trên 40 thửa, có thửa chỉ 13 m2. Tr−ớc tình hình đó, ngày 5/4/2001 Ban Th−ờng vụ Tỉnh uỷ Nghệ An đã ra Chỉ thị số 02/CT - TU vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, Tổ chuyên môn để chỉ đạo cụ thể việc tổ chức thực hiện cuộc vận động chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có 17 xã điểm của tỉnh.
Tính đến ngày 5/12/2001, trên địa bàn toàn tỉnh có 87 xã và ở 8 huyện đã thực hiện công tác chuyển đổi ruộng đất, v−ợt dự kiến ban đầu là 17 xã điểm, nổi bật nhất là huyện Đô L−ơng và huyện Quỳnh L−u. Kết quả đã thực hiện xong việc giao đất ở thực địa là 29 xã; tổng diện tích đất nông nghiệp đã đ−ợc chuyển đổi giao cho hộ là 10.796,41 ha, chiếm 7,93% so với tổng diện tích đất nông nghiệp đã giao khi thực hiện Nghị định 64/CP; tổng số hộ đ−ợc chuyển đổi là 37.342 hộ đạt tỉ lệ 8,18%; đã đào đắp đ−ợc 1.357.191 m3 đ−ờng giao thông, bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh m−ơng thuỷ lợi trên 407,36 ha; xây dựng đ−ợc hàng nghìn cầu, cống các loại. Về cơ cấu chuyển đổi cây - con, đã thực hiện đ−ợc 999,29 ha (2 lúa - cá là 422,61 ha; 1 lúa - cá 20 ha; chuyên lúa, màu 304,93 ha).
Trong số 17 xã điểm của tỉnh, tổng số thửa đất nông nghiệp giao cho hộ từ 173.143 thửa nay rút xuống còn 76.041 thửa, giảm 97.150 thửa (56% số thửa ban đầu); bình quân diện tích một thửa từ 337 m2 nay tăng lên 818 m2; thửa có diện tích lớn nhất 3.000 m2 nay tăng lên 7.500 m2; thửa có diện tích nhỏ nhất 17 m2 nay tăng lên 100 m2; bình quân một hộ tr−ớc đây có 9,5 thửa nay giảm xuống còn 5,9 thửa; các thửa đất công ích đã đ−ợc quy hoạch tập trung hơn, cụ thể là từ 4.594 thửa nay rút xuống còn 2.571 thửa.
Việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở Nghệ An là một b−ớc quan trọng trong công cuộc cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn; đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cơ chế thị tr−ờng trong giai đoạn mới [27].
• Hà Nam
Sau gần một năm triển khai, tính đến ngày 31/12/2001, Hà Nam đã cơ bản hoàn thành công tác chuyển đổi ruộng đất. Tr−ớc khi chuyển đổi bình quân mỗi hộ nhận 8,1 thửa, trong đó có hộ lên tới 20 thửa. Sau chuyển đổi bình quân mỗi hộ chỉ còn 4,18 thửa, giảm gần 4 thửa/ hộ. Toàn tỉnh số thửa sau chuyển đổi giảm 48,60% so với tr−ớc chuyển đổi. Huyện có tỉ lệ giảm nhiều nhất là huyện Bình Lục 58,9%. Các xã có tỉ lệ giảm cao nhất là xã Mỹ Thọ 82,4%, La Sơn 78,4%. Số hộ có 1 thửa chiếm 4,7% (khoảng 9.000 hộ). Số hộ có từ 2 - 3 thửa chiếm 29,6%. Số hộ nhận 4 - 5 thửa chiếm 60,4%. Theo thống kê của 5 huyện, thị, tr−ớc chuyển đổi có 2.081 vùng đất công ích, sau chuyển đổi chỉ còn 1.169 vùng (giảm 58,83%). Huyện có tỉ lệ giảm nhiều nhất là Kim Bảng (67,5%) [11].
• Hà Tây
Hà Tây có diện tích tự nhiên 219.160 ha, dân số 2,4 triệu ng−ời, là tỉnh đầu tiên nắm bắt đ−ợc nhu cầu cũng nh− thực tế tự phát đổi ruộng dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, phong trào này đã đ−ợc nhân rộng trong các địa ph−ơng của tỉnh. Thực hiện Luật Đất đai 1987, Hà Tây đã tiến hành giao ruộng ổn định lâu dài cho hộ nông dân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Đến cuối năm 1993 đã cơ bản hoàn thành việc này. Tuy nhiên do giao đất nông nghiệp trên cơ sở “khoán 10”, nên ruộng đất giao cho hộ nông dân rất manh mún. Từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, tháng 2/1997 tỉnh uỷ Hà Tây đã có Chỉ thị số 14 về việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Thực hiện chủ tr−ơng của tỉnh uỷ, đến cuối năm 1999 việc chuyển đổi ruộng đất trong toàn tỉnh Hà Tây đã cơ bản hoàn thành, với 306/ 317 xã thực hiện (chiếm khoảng 96,5% tổng số xã trong toàn tỉnh). Cùng với việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, tỉnh đã tiến hành đồng thời việc cấp
giấy chứng nhận sử dụng đất cho nông dân. Đến nay đã cấp giấy chứng nhận cho 431.544 hộ (92,8% số hộ nông dân). Có thể nói việc "dồn điền, đổi thửa" của Hà Tây là một chủ tr−ơng đúng đắn, hợp với lòng dân, đ−ợc rất nhiều địa ph−ơng học tập. Điển hình trong thực hiện phong trào này là huyện Phú Xuyên và ứng Hoà.
Trong 2 năm (1997 - 1998), cả 28 xã, thị trấn của huyện Phú Xuyên đã thực hiện chủ tr−ơng đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất và giao ruộng ổn định cho 42.570 hộ nông dân và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 99,8% số hộ. Kết quả đã giảm đ−ợc số thửa của mỗi hộ từ 10 - 25 thửa, xuống còn 3 - 4 thửa, từ 727.388 thửa xuống còn 164.882 thửa (giảm 562.506 thửa). Một số xã nh− Nam Triều, Sơn Hà mỗi hộ chỉ nhận mỗi hộ chỉ nhận 1 - 2 thửa. Tri Trung là một xã nhỏ của huyện Phú Xuyên, nằm đúng vùng trũng, sình lầy nhất của huyện, với 2 thôn Trung Lập và Tri Chỉ, có 6 đội sản xuất, diện tích tự nhiên là 361,54 ha, đất canh tác 245,94 ha; tổng số nhân khẩu toàn xã là 3.756 ng−ời trên 937 hộ, hộ nông nghiệp là 912 hộ. Năm 1997 “dồn điền đổi thửa” lần 1 số thửa còn là 2.658 thửa, trong đó có 5 hộ nhận 1 thửa, 540 hộ nhận 3 - 4 thửa và 457 hộ nhận từ 4 - 5 thửa. Thực hiện “đồn điền đổi thửa” lần 2 tổng số thửa còn là 1.487 thửa, giảm 1.171 thửa so với tr−ớc, có 235 hộ nhận 1 thửa, 626 hộ nhận 2 thửa, không có hộ 3 thửa.
ở huyện ứng Hoà công tác chuyển đổi ruộng đất cũng diễn ra sôi động,
đến nay về cơ bản huyện đã chuyển đổi xong, số thửa bình quân/hộ giảm xuống còn từ 2-3 thửa. Hệ thống kênh m−ơng nội đồng đ−ợc cải tạo, hoàn thiện và phòng Địa chính cũng đã lập xong bản đồ giải thửa làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân.
Tuy nhiên, cũng có một số địa ph−ơng trong tỉnh thực hiện việc chuyển