Tập trung ruộng đất ở các hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 65 - 71)

- Tr−ớc chuyển đổi ruộng đất thửa 14,5 100 Sau chuyển đổi ruộng đất thửa6,6 45,

4.3.1. Tập trung ruộng đất ở các hộ

Tham gia đổi đất của các hộ

Các địa ph−ơng phân chia các quỹ đất với ph−ơng châm hộ nào cũng “ gần, có xa”, “có tốt, có xấu” để chia bình quân cho nhân khẩu lao động. Chính vì thế ruộng đất rất manh mún, khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, không thuận lợi cho t−ới tiêu. Tuy nhiên, qua điều tra phỏng vấn 90 hộ gia đình ở 3 xã nghiên cứu, thực tế cho thấy không có hộ nào đổi ruộng đất cho nhau. Xã

Thuỵ H−ơng do đồng đất bằng phẳng và các hộ đều đ−ợc chia đều 4 thửa mỗi hộ đồng đều nhau và họ đều yên tâm sản xuất trên mảnh ruộng đ−ợc giao của mình nên không có hộ nào đổi ruộng. Hai xã còn lại, tham khảo cán bộ xã họ cho biết các hộ không tiến hành đổi đất cho nhau là do địa hình của địa ph−ơng phức tạp, đồng đất không đồng đều có vùng chiêm trũng, có vùng đồi gò cao ảnh h−ởng đến canh tác. Qua thực tế điều tra còn cho thấy lý do sâu xa là do tâm lý, bảo thủ, lạc hậu của các chủ hộ nên thực hiện đổi ruộng khó vì họ muốn có xấu có tốt, đồng đều giữa các hộ. Do vậy mà ruộng đất ở các xã trên vẫn còn manh mún nhất là xã Thuỷ Xuân Tiên. Các hộ đều giữ cho mình những thửa ruộng bảo đảm điều kiện sản xuất để ít nhất có đủ l−ơng thực phục vụ đời sống hàng ngày của gia đình, các thửa ruộng đất còn lại họ tiến hành trồng những cây ngắn ngày phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao nh− rau, hoa, ngô…

Tham gia mua đất của các hộ

Theo số liệu điều tra có 5 hộ mua đất thuộc nhóm hộ kiêm, nhóm hộ thuần nông, nhóm hộ ngành nghề không tham gia vào hoạt động này. Các hộ này có tiềm lực kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất mua những mảnh đất gần với mảnh đất đ−ợc giao để dễ trông coi quản lý, tiện cho canh tác và bảo vệ. Giá mua phụ thuộc vào mảnh đất đó tốt hay xấu điều kiện canh tác thuận lợi hay không, những mảnh ruộng tốt có giá 500.000đ/sào, mảnh ruộng không thuận lợi bằng giá d−ới 250.000đ/sào - 300.000đ/sào, mảnh ruộng điều kiện canh tác khó khăn giá d−ới 200.000đ/sào. Diện tích mua phụ thuộc vào l−ợng vốn của gia đình. Kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.7.

Qua bảng 4.7 cho ta thấy, trong 5 hộ mua đất thì có 4 hộ mua ở mức d−ới 1 sào (3 hộ thuần nông và 1 hộ kiêm), chỉ có 1 hộ mua ở mức 1 - 5 sào (thuộc nhóm hộ kiêm). Giá mua d−ới 200.000đ/sào có 3 hộ thuộc nhóm thuần nông, giá mua trên 200.000đ/sào có 2 hộ thuộc nhóm hộ kiêm. Nh− vậy, ta có thể thấy rằng những hộ có tiềm lực kinh tế thì mới có khả năng đầu t− mua thêm

ruộng đất để canh tác, tuy nhiên nhóm hộ thuần nông chỉ giám mua những mảnh ruộng nhỏ, giá thấp, không thuận lợi cho t−ới tiêu để tăng diện tích canh tác và họ sử dụng kinh nghiệm và kỹ thuật vốn có của mình vào sản xuất.

Xét trong 3 xã điều tra cho thấy, đất đai ở xã Thuỵ H−ơng qua tập trung ruộng đất đã đi vào ổn định, ng−ời dân yên tâm sản xuất trên mảnh ruộng đ−ợc giao. Hai xã còn lại tuy đã thực hiện tập trung ruộng đất theo nh− chỉ đạo của huyện nh−ng với mức độ thấp, lẻ tẻ nên đất đai vẫn còn manh mún, đời sống của ng−ời dân trong xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Tham gia thuê ruộng đất của các hộ

Qua tổng hợp số liệu ở bảng 4.8 cho thấy có 16 chiếm 17,8% trong tổng số hộ điều tra. Các hộ thuê thêm đất để sản xuất thuộc nhóm hộ thuần nông, hộ kiêm và hộ ngành nghề không thuê đất. Những hộ thuê đất là những hộ diện tích đất đ−ợc giao ít, có lao động, có vốn sản xuất họ thuê thêm đất để sản xuất tăng thu nhập. Số hộ thuê từ 1 đến 5 sào chiếm 14%, còn lại là số hộ thuê đất d−ới 1 sào chiếm 10%.

Bảng 4.8: Tham gia thuê ruộng đất của các hộ điều tra

(Tính cho 90 hộ điều tra)

Tổng số Diện tích thuê (sào) Hình thức thuê

Chỉ tiêu Số l−ợng (hộ) Tỷ lệ (%) <1 1 - 5 > 5 Bằng thóc Bằng tiền 1. Số hộ thuê đất 16 17,8 13 3 - 6 10 - Hộ thuần nông 16 32 13 3 - 6 10

(Nguồn:Tài liệu điều tra của tác giả)

Việc thanh toán chi phí cho thuê dựa vào thoả thuận của hai bên có thể bằng thóc hoặc bằng tiền, tuỳ theo điều kiện của từng hộ. Mức thu còn phụ thuộc vào thửa ruộng đó tốt hay xấu, mối quan hệ giữa ng−ời thuê và cho thuê. Theo số liệu điều tra thì mức thu đối với thóc lấy giá 50kg/sào/vụ/năm; đối với mức thu bằng tiền trung bình là 200.000đ/sào/năm. Nhìn chung những ng−ời đi thuê đất đều có mối quan hệ họ hàng với ng−ời cho thuê nên mức thuê có thể rẻ

hơn so với thực tế. Thời gian thuê đất của các hộ là không hạn chế, khi nào ng−ời cho thuê cần, họ đòi thì mới phải trả do các hộ cho thuê đất đều là những hộ không coi nông nghiệp là nguồn thu chính của gia đình và có mối quan hệ họ hàng huyết thống với ng−ời đi thuê.

Tham gia m−ợn ruộng đất của các hộ

Trong số 90 hộ điều tra có 14 hộ tham gia m−ợn ruộng gồm 8 hộ thuần nông và 5 hộ kiêm. Các hộ này đều là những hộ đông khẩu, có lao động nên họ m−ợn thêm ruộng đất để tăng quy mô sản xuất đồng thời tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Bảng 4.9: Tham gia m−ợn ruộng đất của các hộ điều tra

(Tính cho 90 hộ điều tra)

Tổng số Diện tích m−ợn (sào) Mối quan hệ

Chỉ tiêu Số l−ợng (hộ) Tỷ lệ (%) <1 1 - 5 > 5 Họ hàng Ng−ời ngoài Số hộ m−ợn thêm ruộng 14 15,6 6 7 1 9 5 1. Hộ thuần nông 9 18 6 2 1 6 3 2. Hộ kiêm 5 17,2 - 5 - 3 2

(Nguồn:Tài liệu điều tra của tác giả)

Các hộ m−ợn thêm ruộng đất để sản xuất chiếm tỉ lệ 64,3% so với tổng số hộ điều tra m−ợn thêm ruộng đất, các hộ này đều thuộc nhóm hộ thuần nông. Đây là những hộ có lao động, có vốn, có kinh nghiệm sản xuất họ m−ợn thêm ruộng để tăng thêm diện tích sản xuất đồng thời tăng thu nhập cho gia đình. Có 9 hộ thuộc nhóm thuần nông m−ợn thêm ruộng đất trong đó có 6 hộ m−ợn với diện tích d−ới 1 sào, 2 hộ m−ợn với diện tích từ 1 - 5 sào, và 1 hộ m−ợn với diện tích trên 5 sào. Xét theo mối quan hệ thì có 6 hộ là m−ợn của họ hàng, 3 hộ là m−ợn của ng−ời ngoài. Trong 14 hộ m−ợn thêm ruộng đất có 5 hộ thuộc nhóm hộ kiêm, diện tích m−ợn đều từ 1 - 5 sào; có 3 hộ là m−ợn của họ hàng và 2 hộ là m−ợn của hàng xóm. Nhìn chung, diện tích đất mà các hộ đ−ợc m−ợn đều nằm trong cùng một thửa và điều kiện canh tác không

thuận lợi, ở xa, họ không phải trả bất kỳ một khoản tiền nào cho ng−ời chủ của mảnh đất đó và đ−ợc m−ợn đến khi nào ng−ời cho m−ợn cần đến thì trả lại.

Nh− vậy, số hộ m−ợn ruộng đất của nhóm hộ điều tra chiếm 15,6% trong tổng số hộ điều tra. Hoạt động này đ−ợc diễn ra nhỏ lẻ, manh mún, mang tính gia đình. Diện tích đất mà các hộ m−ợn ruộng đất đều ở mức từ 1 đến 5 sào. Hiện nay, dân số ngày một tăng nh−ng đất đai thì có hạn nhất là ở những vùng thuần nông ruộng đất ít, các hộ muốn tăng thêm diện tích để sản xuất th−ờng phải huy động bằng nhiều hình thức nh− m−ợn thêm, thuê, hộ nào có điều kiện kinh tế thì có thể mua thêm. Mối quan hệ giữa ng−ời m−ợn và cho m−ợn là mối quan hệ họ hàng, làng xóm nên thời gian m−ợn th−ờng không xác định, khi nào ng−ời cho m−ợn cần đòi lại thì ng−ời đi m−ợn sẵn sàng trả bất cứ lúc nào. Trong hoạt động m−ợn ruộng đất để sản xuất có mặt tích cực là ruộng đất đ−ợc sử dụng đầy đủ hợp lý, thuận lợi cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; mối quan hệ họ hàng làng xóm đ−ợc cải thiện, họ giúp đỡ nhau, tạo điều kiện để các hộ đi m−ợn đất có thêm đất để sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, do thời gian m−ợn ruộng đất là không xác định nên các hộ đi m−ợn không dám đầu t− thêm trên mảnh đất họ đ−ợc m−ợn, làm vụ nào biết vụ đó, độ phì kinh tế của ruộng đất không đ−ợc phát huy.

Tham gia đấu thầu ruộng đất của các hộ

ở hầu hết các địa ph−ơng trong cả n−ớc, đất nông nghiệp hầu hết chia cho các hộ nông dân, số còn lại phần lớn nằm trong diện quy hoạch quỹ đất công của xã và các tổ chức kinh tế khác. Hình thức đấu thầu ruộng đất ở đây cũng giống nh− ở các địa ph−ơng khác do UBND xã, hợp tác xã nông nghiệp tổ chức cho các hộ nông dân đấu thầu, hộ nào thầu cao hơn sẽ đ−ợc nhận thầu. Đấu thầu ruộng đất đ−ợc diễn ra ở cả 3 nhóm hộ điều tra, kết quả đ−ợc thể hiện ở bảng 4.10. Theo số liệu điều tra trong số 90 hộ điều tra có 11 hộ nhận thầu ruộng đất chiếm 12,2% trong đó có 7 hộ thuộc nhóm thuần nông chiếm 14%, 3 hộ thuộc nhóm hộ

kiêm và 1 hộ thuộc nhóm ngành nghề.

Các hộ nhận thầu hầu hết là những hộ có kinh tế ở mức trung bình khá trở lên. Số tiền thu đ−ợc do đấu thầu đ−ợc dùng vào phục vụ các công trình phúc lợi của xã. Th−ờng khi các hộ tham gia đấu thầu phải đóng một khoản tiền ban đầu là 500.000đ, do vậy hộ không có vốn sẽ không tham gia vào hình thức này.

Bảng 4.10: Tham gia đấu thầu ruộng đất ở các hộ điều tra

(Tính cho 90 hộ điều tra)

Theo thời gian Theo giá thầu Chỉ tiêu Hộ nhận thầu (hộ) DT nhận thầu (m2) 20 (năm) 30 ( năm) 50 – 70 kg thóc /sào/năm 76 - 100 kg thóc/sào/năm Tổng số 11 30.600 25.600 5.000 20.200 10.400 1. Hộ thuần nông 7 20.200 20.200 - 20.200 - 2. Hộ kiêm 3 5.000 - 5.000 - 5.000 3. Hộ NN – DV 1 5.400 5.400 - - 5.400 (Nguồn:Tài liệu điều tra của tác giả)

Qua điều tra phỏng vấn các hộ gia đình cho thấy nhu cầu về đất đai sản xuất của các hộ là lớn, họ muốn tập trung ruộng đất ở những quy mô diện tích nhất định để sản xuất. Thời gian nhận thầu của họ th−ờng từ 20 đến 30 năm, đây là l−ợng thời gian đủ để họ có thể đầu t−, cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên diện tích đ−ợc đấu thầu.

Diện tích đ−ợc nhận thầu th−ờng có chất l−ợng đất không tốt, ở xa, khó làm nên giá thầu chỉ là 50 - 70 kg thóc/sào/năm có 20.200 m2, 104.000 m2 là giá thầu từ 76 - 100 kg thóc/sào/năm. Việc thầu thêm đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng chính là quá trình tích tụ thêm ruộng đất để tối −u hoá quy mô sản xuất của hộ. Đối với xã Thuỷ Xuân Tiên các hộ đang có xu h−ớng nhận thầu ruộng đất để hình thành nên các trang trại trồng cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu của thị tr−ờng nh− vải, nhãn, na, cam…

Nhìn chung, các hoạt động trên diễn ra là theo chủ tr−ơng của huyện về “dồn điền, đổi thửa” ở các xã và đ−ợc các hộ nông dân h−ởng ứng tham gia vì

họ có nhu cầu tập trung ruộng đất để tăng diện tích sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên sự hiểu biết và nhận thức về chủ tr−ơng này trong nhân dân và các cán bộ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 65 - 71)