Tác động của tập trung ruộng đất đến năng suất một số loại cây trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 79 - 86)

- Tr−ớc chuyển đổi ruộng đất thửa 14,5 100 Sau chuyển đổi ruộng đất thửa6,6 45,

4.4.3. Tác động của tập trung ruộng đất đến năng suất một số loại cây trồng

ảnh h−ởng đến hệ số sử dụng ruộng đất, hệ số này tăng là do các yếu tố nh−

giống, cơ cấu mùa vụ…

Tóm lại, tiến hành tập trung ruộng đất đã có tác dụng tích cực trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp đối với các hộ nông dân. Một số tác động đáng kể số thửa bình quân/hộ giảm, diện tích bình quân/hộ tăng, giảm diện tích đất bị úng hạn, hệ số sử dụng ruộng đất của các hộ tăng. Những tác động này đã thúc đẩy ng−ời dân đầu t− vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Trong quá trình này các xã cũng đã tiến hành đầu t−, cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh m−ơng, giao thông nội đồng giúp cho hộ nông dân chủ động t−ới tiêu và thuận lợi cho việc vận chuyển. Trên thực tế, những tác động tích cực này đã tạo đ−ợc sự yên tâm trong quần chúng nhân dân, họ đã tích cực đầu t− vào sản xuất, thể hiện ở hệ số sử dụng ruộng đất tăng lên so với tr−ớc.

4.4.3. Tác động của tập trung ruộng đất đến năng suất một số loại cây trồng trồng

Quá trình tập trung ruộng đất không những ảnh h−ởng tới cơ cấu sản xuất của các nhóm hộ mà nó còn tác động trực tiếp tới việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Để khẳng định, tập trung ruộng đất có ảnh h−ởng đến năng suất cây trồng hay không, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, điều tra, kết quả đ−ợc phản ánh ở

bảng 4.14.

Sau khi thực hiện tập trung ruộng đất các hộ tăng c−ờng đầu t− và đạt kết quả khá. Do đặc điểm địa hình, chất đất nên các loại cây trồng đ−ợc trồng ở mỗi địa ph−ơng có sự khác nhau. Xã Thuỵ H−ơng là xã có 47% đất bãi nên trồng đ−ợc nhiều loại cây hoa màu nh− ngô, rau cải củ, lạc, các loại rau thơm… còn đối với xã Thuỷ Xuân Tiên, diện tích đất đồi nhiều nên các hộ nông dân trồng nhiều sắn…

Theo số liệu phản ảnh ở bảng 4.14 cho thấy năng suất của các loại cây trồng ở cả 3 xã điều tra sau tập trung ruộng đất đều tăng (đặc biệt là đối với cây lúa).

Bảng 4.14: Năng suất một số cây trồng chính của hộ nông dân điều tra

ĐVT: tạ/sào

Xã Thuỵ H−ơng Xã Đông Ph−ơng Yên Xã Thuỷ Xuân Tiên Chỉ tiêu

Tr−ớc Sau So sánh Tr−ớc Sau So sánh Tr−ớc Sau So sánh 1. Lúa 1,585 1,965 +0,38 1,65 2,01 +0,36 1,53 1,92 +0,39 2. Ngô 1 1,45 +0,45 - - - - - - 3. Khoai lang - - - 0,75 0,8 +0,05 - - - 4. Rau cải củ 3 6,5 +3,5 - - - - - - 5. Sắn - - - - - - 4,5 4,7 +0,2 6. Lạc 0,8 1 +0,2 - - - - - - (Nguồn: Tài liệu điều tra của tác giả)

Năng suất lúa của các hộ điều tra ở xã Thuỵ H−ơng tr−ớc tập trung ruộng đất là 1,585 tạ/ sào, sau khi tập trung ruộng đất là 1,965 tạ/sào (tăng 24%), xã Đông Ph−ơng Yên tr−ớc khi thực hiện tập trung ruộng đất năng suất lúa 1,65 tạ/sào, sau khi tập trung ruộng đất là 2,01 tạ/sào (tăng 21%), xã Thuỷ Xuân Tiên tr−ớc khi thực hiện tập trung ruộng đất là 1,53 tạ/sào, sau khi thực hiện tập trung ruộng đất là 1,92 tạ/sào (tăng 25%). Đối với ngô đông, xã Thuỵ H−ơng sau thực hiện tập trung ruộng đất năng suất là 1,45 tạ/sào (tăng so với tr−ớc 45%); xã Đông Ph−ơng Yên chủ yếu trồng thêm các loại rau để phục vụ nhu cầu thức ăn hàng ngày của hộ gia đình và là xã trồng nhiều khoai lang, năng suất sau khi tập trung ruộng đất là 0,8 tạ/sào (tăng so với tr−ớc 6,67%);

xã Thuỷ Xuân Tiên trồng nhiều sắn, năng suất đạt 4,7 tạ/sào (tăng so với tr−ớc là 4,4%).

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII và lần thứ IX (1996 - 2002), các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc, Đảng bộ và nhân dân huyện Ch−ơng Mỹ đã xác định phải nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ch−ơng Mỹ lần thứ XIX, XX đã từng b−ớc cụ thể hoá các chủ tr−ơng, chính sách của Đảng và Nhà n−ớc vào điều kiện thực tiễn của địa ph−ơng, thực tế đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ.

Sau khi tiến hành tập trung ruộng đất, cùng với sự tăng c−ờng đầu t−

thâm canh, sử dụng các loại giống mới năng suất của một số loại cây trồng chính tăng góp phần vào việc tăng năng suất cây trồng nói chung. Việc tăng năng suất cây trồng này có sự tác động của công tác dồn ghép ô thửa. Tác động của tập trung ruộng đất đối với phát triển kinh tế hộ là rất lớn. Thông qua chuyển đổi, ng−ời dân yên tâm đầu t− sản xuất, thuận lợi về giao thông, thuỷ lợi, tiết kiệm đ−ợc chi phí không cần thiết, tiết kiệm đ−ợc lao động. Để đánh giá công tác tập trung ruộng đất có tác động nh− thế nào trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ sản xuất, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, điều tra về tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ nông dân (xem bảng 4.15).

Qua số liệu ở bảng 4.15 cho thấy sau khi tập trung đất các hộ nông dân sử dụng l−ợng giống ít hơn tr−ớc khi tập trung, lý do là tr−ớc giống cây trồng không tốt nh− hiện nay hơn nữa kỹ thuật gieo mạ và chăm sóc của ng−ời dân cũng đ−ợc nâng cao so với tr−ớc. Tr−ớc tập trung mỗi hộ thuần nông sử dụng 3,15 kg giống/sào, sau tập trung chỉ sử dụng 2,34 kg giống/sào (giảm 25,7%); hộ kiêm sau tập trung sử dụng 2,42 kg giống/sào (giảm 22,1%); hộ ngành nghề dịch vụ đầu t− cho mỗi sào là 2,7 kg (giảm 22,8%).

Bảng 4.15: Đầu t− chi phí của hộ/1 sào lúa tr−ớc và sau tập trung đất

Hộ thuần nông Hộ kiêm Hộ NN – DV Chỉ tiêu ĐVT Tr−ớc Sau So sánh Tr−ớc Sau So sánh Tr−ớc Sau So sánh 1. Giống kg 3,15 2,34 -0,81 3,11 2,42 -0,69 3,5 2,7 -0,8 2. Phân - Đạm kg 7,6 7,7 +0,1 6,5 6,83 +0,33 9,17 8,9 -0,27 - Lân kg 10,4 10,1 -0,3 16,38 15,22 -1,16 11,6 11,1 -0,5 - Kali kg 5,6 5,95 +0,35 5,76 6,06 +0,3 5,77 5,8 +0,03 - Chuồng kg 3,08 3,38 +0,3 2,97 2,7 -0,27 2,5 2,5 0 3. Giá công làm đất đ 20000 24000 +4000 24000 24000 0 24000 24000 0 4. Công gieo trồng công 2,12 1,86 -0,26 2,3 2,11 -0,21 2 1,9 -0,1 5. Công chăm sóc công 1,67 1,62 -0,05 1,92 1,85 -0,07 1,57 1,5 -0,07 6. Công thu hoạch công 2,54 2 -0,54 2,3 2 -0,3 2 2 0

(Nguồn:Tài liệu điều tra của tác giả)

Về tình hình sử dụng phân bón của các hộ nông dân có sự biến động, tuy nhiên còn phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết và sự phát triển của cây lúa, phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của hộ. Sau tập trung ruộng đất các hộ nông dân bón tăng đạm từ 0,1 - 0,33 kg/sào, bón lân lại giảm từ 0,3 - 1,16 kg/sào, kali tăng từ 0,03 - 0,35 kg/sào. Thực tế cho thấy các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp th−ờng không hạch toán cụ thể, họ bón phân gì vào thời điểm nào, số l−ợng bao nhiêu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, vì vậy con số chúng ta điều tra đ−ợc chỉ là con số t−ơng đối. Nhìn chung các hộ thuần nông và hộ kiêm sau tập trung ruộng đất đầu t− về phân bón tăng so với tr−ớc, hộ ngành nghề dịch vụ không đầu t− nhiều vào sản xuất nên chi phí/sào lúa của nhóm hộ này so với tr−ớc tập trung ruộng đất không thay đổi nhiều. Sở dĩ đầu t− về phân bón tăng là do sau tập trung ruộng đất diện tích thửa đất tăng, diện tích bờ vùng bờ thửa giảm, t−ới tiêu thuận lợi nên các hộ dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất cây trồng.

Theo thực tế điều tra thì ở ba nhóm hộ các hộ nông dân th−ờng thuê làm đất, sử dụng cày máy trong khâu làm đất chứ không phải cày bừa nh− tr−ớc, với giá thuê/sào phổ biến ở mức 24.000 đ. Sau khi thực hiện tập trung ruộng đất thì lao động trong các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đều giảm. Theo số liệu điều tra tr−ớc đây công lao động của các nhóm hộ giao động trong khoảng 2 - 2,3 công sau khi tập trung giảm xuống còn 1,8 - 2,11 công; công chăm sóc cũng giảm, tr−ớc tập trung hộ nông dân phải đầu t− từ 1,5 - 1,92 công thì sau khi đổi chỉ còn khoảng 1,5 - 1,85 công. Đối với công thu hoạch các hộ thuộc nhóm ngành nghề dịch vụ cho rằng công thu hoạch không thay đổi và mất khoảng 2 công, hộ thuần nông tr−ớc đây thu hoạch mất khoảng 2,54 công thì sau tập trung chỉ mất có 2 công, hộ kiêm cũng vậy tr−ớc mất 2,3 công thì sau tập trung chỉ mất 2 công.

Sau tập trung ruộng đất ng−ời dân vẫn chăm sóc cây trồng đúng theo quy trình kỹ thuật, nh−ng số công giảm do diện tích mỗi thửa tăng lên, số thửa ít đi nên giảm đ−ợc công đi lại, diện tích thửa ruộng lớn nên họ đã thực hiện đổi công cho nhau hoặc thuê thêm ng−ời trong khi thu hoạch, gieo trồng. Do đó, nâng cao đ−ợc năng suất lao động, tiết kiệm đ−ợc thời gian, hơn nữa tr−ớc đây họ không hoặc ít sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu nh−ng hiện nay đa số nông dân đều sử dụng các loại thuốc này nên giảm đ−ợc công chăm sóc.

Sở dĩ đầu t− của hộ/1 sào lúa đều giảm so với tr−ớc tập trung ruộng đất là do Sau khi thực hiện tập trung ruộng đất số thửa ruộng của các hộ giảm đi, diện tích bình quân thửa tăng lên, các hộ đã sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn, có hiệu quả hơn. Từ đó đã thúc đẩy các hộ tăng c−ờng đầu t− thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất của một số cây trồng chính tăng, giảm đ−ợc lao động trong các khâu gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch và từ đó đ−a sản xuất nông nghiệp lên sản xuất lớn sản xuất hàng hoá.

ruộng đất đều có sự thay đổi về chi phí đầu t− cho cây trồng nên năng suất cây trồng tăng đây là diễn biến tốt thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp; hộ ngành nghề do không coi nông nghiệp là thu nhập chính của hộ nên không có thay đổi đáng kể. Tuy nhiên nảy sinh vấn đề, các hộ thuộc nhóm thuần nông và hộ kiêm tận dụng hết diện tích đất để sản xuất tăng thu nhập cho gia đình, các hộ ngành nghề không chú ý đến phát triển sản xuất tăng năng suất cây trồng nên không phát huy hết sức sản xuất của đất đai.

Nh− vậy, sau khi tiến hành tập trung ruộng đất, cùng với sự đầu t− thâm canh, sử dụng các loại giống mới năng suất của một số loại cây trồng chính đều tăng và góp phần vào việc tăng năng suất cây trồng nói chung. Việc tăng năng suất cây trồng có sự tác động không nhỏ đến kết quả sản xuất của hộ nông dân và quá trình tập trung ruộng đất ở địa ph−ơng (xem bảng 4.16).

Kết quả phản ánh ở bảng 4.16 cho thấy, giá trị sản xuất bình quân/1ha đất trồng cây hàng năm của các nhóm hộ điều tra có xu h−ớng tăng. Nhóm hộ thuần nông tăng 6,2% so với tr−ớc tập trung ruộng đất; nhóm hộ kiêm tăng 2,6% so với tr−ớc; nhóm hộ ngành nghề tăng 1,1% so với tr−ớc. Chi phí sản xuất của các hộ có xu h−ớng giảm, hộ thuần nông giảm so với tr−ớc 1,97%, hộ kiêm giảm 1,4% do tập trung ruộng đất đã thuận tiện cho áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, giảm đ−ợc các chi phí không cần thiết, tiết kiệm đ−ợc lao động; hộ ngành nghề giảm 1,8% do giảm diện tích đất canh tác.

Qua số liệu điều tra cho thấy giá trị gia tăng/1 đồng chi phí của nhóm hộ thuần nông tăng so với tr−ớc tập trung ruộng đất là 11,8%, nhóm hộ kiêm tăng 5,8%, nhóm hộ ngành nghề tăng 4,4%. Sở dĩ các hộ điều tra đã đạt đ−ợc kết quả trên là do tập trung ruộng đất đã giảm đ−ợc số thửa đất, tăng diện tích của thửa đất góp phần tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí các yếu tố đầu vào, tăng thu nhập cho hộ nông dân.

Tóm lại, tập trung ruộng đất đã có ảnh h−ởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân nói riêng và sản xuất nông nghiệp của huyện nói chung. Tập trung ruộng đất tác động đến cơ cấu sản xuất theo h−ớng “ai giỏi nghề gì làm nghề đó”, chuyển dịch cơ cấu sản xuất phù hợp đã giải quyết đ−ợc công ăn việc làm cho ng−ời dân địa ph−ơng và ng−ời dân ở các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng quá trình tập trung ruộng đất tại huyện chương mỹ, tỉnh hà tây (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)