TUỔI TÁC VÀ ĐƯỜNG ĐỜ

Một phần của tài liệu Hành vi khách hàng (Trang 33 - 35)

1. Hành vi tiêu dùng khác nhau giữa các độ tuổi và đường đời

Con người thay đổi nhu cầu qua các giai đoạn trong cuộc đời. Khi còn nhỏ ở nhà và khi đến tuổi đi học họăn mặc khác lúc trưởng thành khi đã đi làm và giao tiếp ngoài

xã hội. Đến lúc già yếu con người có những thức ăn và quần áo dành cho người có tuổi. Những sở thích về ăn uống, y phục, các đồ dùng cho sinh hoạt hằng ngày, loại hình giải trí cũng thay đổi theo thời gian cùng với tuổi tác và sức khỏe. Ví dụ những người trẻ tuổi thích lựa chọn quần áo cho họ theo thời trang, trong khi người lớn tuổi chỉ mặc những quần áo đơn giản có màu sắc nền nã.

Việc tiêu dùng cũng thay đổi qua các giai đoạn trong chu kỳđời sống của gia đình do sự thay đổi số lượng và tuổi tác của các thành viên trong gia đình dẫn đến tâm lý, nhu cầu và sở thích thay đổi. Ví dụ: Gia dình có trẻ em thường mua đồ chơi, đồ dùng và thức ăn dành riêng cho trẻ em. Gia đình có thanh, thiếu niên thường mua sách truyện, đĩa nhạc, xe máy.

2. Ứng dụng vào hoạt động marketing

Căn cứ vào đặc điểm cá nhân này, doanh nghiệp có thể phân thị trường thành những đoạn nhỏ để đưa ra các sản phẩm có công dụng khác nhau phục vụ từng lứa tuổi, hoặc chọn một phân đoạn để phục vụ (bảng 4.1)

Độ tuổi Hàng hóa mua sắm

Trẻ sơ sinh-5 tuổi Thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh, áo quần, đồ chơi, đồ dùng cho em bé như nôi, xe tập đi.

Từ 6 – 15 tuổi

Áo quần, thực phẩm, sách vở, dụng cụ học tập, học nhạc, học các môn thể thao, các dịch vụ vui chơi, băng nhạc, phim ảnh, truyện, báo dành cho thiếu nhi, thiếu niên.

Từ 16 – 22 tuổi

Áo quần, thực phẩm, sách vở, dụng cụ học tập, dụng cụ thể dục thể thao, các dịch vụ giải trí, chiếu bóng, ca nhạc, TV, cassette, video, băng nhạc, phim, truyện, báo, tạp chí, xe đạp, xe máy, mỹ phẩm.

Từ 23 – 34 tuổi

Nhà cửa, áo quần, thực phẩm, mỹ phẩm, xe máy, đồ nội thất, đồ điện tử như máy giặt, tủ lạnh, dàn cassette, TV, video, sách báo. Từ 35 – 54 tuổi Nhà cửa rộng rãi hơn, xe tốt hơn, đồ nội thất mới và đẹp hơn,

tập luyện thể dục thể thao, sách báo.

Từ 55 tuổi trở lên Dịch vụ y khoa, thuốc men, du lịch, sách báo y học, thể dục duy trì sức khỏe.

Bảng 4.1: Sản phẩm được quan tâm mua sắm theo nhóm tuổi

Đối với sản phẩm cùng công dụng phục vụ cho các thị trường theo độ tuổi khác nhau, sản phẩm phải thay đổi về mẫu mã, kích thước, màu sắc, bao bì cho phù hợp với từng lứa tuổi. Chẳng hạn quần áo dành cho thanh thiếu niên cần có màu sắc tươi sáng, mẫu mã luôn thay đổi theo thị hiếu, chất lượng vải không đòi hỏi quá cao cùng với giá cả vừa phải. Trong khi đó quần áo dành cho người tuổi trung niên màu sắc, mẫu mã ít thay đổi, nhưng kỹ thuật may cắt và nguyên liệu dùng để may cắt phải có chất lượng cao.

Muốn hoạt động chiêu thị của mình có hiệu quả, các nhà tiếp thị cũng phải quan tâm đến yếu tố tuổi tác khi đưa ra các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi. Đối với những người tiêu dùng trẻ tuổi quảng cáo thường đưa ra những gợi ý như ganh đua, bắt chước theo thị hiếu, phong trào mới để kích thích sự mua hàng, khuyến mãi thường

kích thích sự phiêu lưu, may rủi như mua hàng được tham dự các cuộc xổ số trúng thưởng. Đối với người lớn tuổi quảng cáo thường đưa ra những gợi ý về các nhu cầu biểu lộđịa vị, sự thành đạt, sự kính trọng, nhu cầu an toàn… người lớn tuổi thích mua hàng kèm theo quà tặng hay giảm giá hơn là xổ số may rủi.

Một phần của tài liệu Hành vi khách hàng (Trang 33 - 35)