Quá trình khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 78 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Quá trình khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến một số CBQL giáo dục đã nghỉ hưu; đồng thời lập phiếu trưng cầu ý kiến đối với 16 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và 29 CBQL của 14 trường tiểu học của quận Sơn Trà. Thời gian khảo nghiệm học kỳ 2 năm học 2006- 2007. Kết quả thu được như sau:

Về việc thăm dò ý kiến: Đa số các đồng chí CBQL giáo dục đã nghỉ hưu có kinh nghiệm trong công tác quản lý đều thống nhất với các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là cần thiết và khả thi. Bởi vì các biện pháp được đề xuất phù hợp với quan điểm, chiến lược phát triển giáo dục của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH đã được Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Chính phủ khẳng định rất rõ. Đồng thời các biện pháp đề xuất cũng phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương, tạo thuận lợi cho học sinh tiểu học có điều kiện về CSVC và phương tiện học tập tốt hơn.

Tuy nhiên các đồng chí được xin ý kiến cũng cho rằng việc thực hiện các biện pháp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố về tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của các ngành các cấp và tinh thần trách nhiệm của giáo viên và học sinh. Do đó tùy theo tình hình thực tế của từng trường, địa phương mà vận dụng cho phù hợp.

Về trưng cầu ý kiến

- Về mức độ cần thiết: Các biện pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là cần thiết cho việc quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, mức độ cần thiết chiếm tỉ lệ cao, mức độ ít cần thiết hoặc không cần thiết cũng có đề cập đến nhưng với tỉ lệ thấp.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 78 - 79)