Tăng cường các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2.Tăng cường các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT

Chức năng quản lý của phòng GD&ĐT trong hoạt động quản lý nói chung và trong quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nói riêng cũng nhằm vào thực hiện 4 chức năng cơ bản đó là: lập kế hoạch, tổ chức biên chế, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

3.2.2.1. Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn

Ý nghĩa của biên pháp

Nhằm đạt đựơc mục tiêu quản lý xây dựng đã đề ra thì nhiệm vụ lập kế hoạch được xem là hành động đầu tiên của các cấp quản lý. Kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là kế hoạch quan trọng nằm trong kế hoạch chung của phòng GD&ĐT và các trường tiểu học. Vì vậy, nếu làm tốt kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ góp phần rất lớn làm thay đổi diện mạo nhà trường, cơ sở vật chất trường học khang trang sạch đẹp hơn, chất lượng giáo dục tốt hơn, đặc biệt sự quan tâm của các ngành, các cấp, các bậc PHHS được nhiều hơn đối với sự nghiệp GD&ĐT

Nội dung biện pháp

Căn cứ vào mục tiêu, phương hướng xây dựng trường chuẩn quốc gia của Quận ủy, UBND quận và dựa trên nguồn lực hiện có, điểm mạnh, điểm yếu của từng trường, phòng GD&ĐT lập kế hoạch quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong toàn quận. Lên kế hoạch phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn hằng năm

và xây dựng kế hoạch cụ thể từng giai đoạn 1998 đến 2005 và 2005 đến 2010. Đồng thời đề xuất đưa kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn vào qui hoạch mạng lưới trường lớp phổ thông của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.

Khảo sát tình hình của các trường tiểu học so với 5 chuẩn để có kế hoạch đầu tư xây dựng từng tiêu chuẩn cụ thể như: lập danh sách đề nghị CBQL, giáo viên tham gia học các lớp nâng cao trình độ về quản lý, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ... đầu tư kinh phí xây dựng CSVC- thiết bị trường học; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Cách tổ chức thực hiện (các bước lập kế hoạch)

Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là công việc khó khăn, phức tạp đòi hỏi có nhiều thời gian và sự đoàn kết thống nhất của tập thể nhà trường, sự chỉ đạo và quan tâm thường xuyên của các ngành, các cấp lãnh đạo. Do đó trong quá trình xây dựng kế hoạch phải chú ý làm từng bước thật cụ thể:

Bước 1: từ khâu tuyên truyền nhận thức đầy đủ về yêu cầu của cấp trên thông qua những chỉ thị, nghị quyết, quyết định...liên quan đến xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Bước 2: phân tích thực trạng tình hình của nhà trường về các nội dung xây dựng trường chuẩn quốc gia và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và nguy cơ trong quá trình xây dựng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch.

Bước 3: xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn, trong đó phải nói đến nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài. Nguồn lực bên trong là chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó có cán bộ quản lý là yếu tố quyết định. Nguồn lực bên trong mạnh thì mới có khả năng tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài để xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Bước 4: xây dựng được sơ đồ khung của việc lập kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong toàn quận, từng trường để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh và đề xuất với các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng nhà trường theo kế hoạch đề ra.

Stt Trường công nhậnThời gian Nhu cầu điều kiện cần bổ sung

1 LươngThế Vinh 2007 Nhà đa năng,các công trình phụ trợ 2 Quang Trung 1 2008 Có kế hoạch xây mới hoàn toàn 3 Tiểu la 2008 Qui hoạch xây mới

4 Hai Bà Trưng 2009 Thêm quỹ đất, phòng chức năng 5 NguyễnVănThoại 2009 Mở rộng diện tích, xây mới 6 Nguyễn Thái Học 2010 Tăng quĩ đất, xây mới phòng học

3.2.2.2. Tổ chức bộ máy

Ý nghĩa biện pháp

Chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu tổ chức. Ngoài ra còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của bộ phận, tổ chức đoàn thể tạo điều kiện cho sự liên kết ngang dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ, người vận hành các bộ phận của tổ chức.

Đối với quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là công việc phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức. Đồng thời có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và trách nhiệm của tập thể do đó đòi hỏi sự phối hợp, hợp tác cao của CBQL, các tổ chức đoàn thể và giáo viên nhân viên trong trường, phân công phân nhiệm hợp lý có ý nghĩa quyết định thắng lợi trong quá trình quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia như kế hoạch đề ra.

Mô hình bộ máy tổ chức

Mô hình BCĐ xây dựng trường chuẩn quốc gia gồm: BCĐ xây dựng trường chuẩn cấp thành phố, BCĐ xây dựng trường chuẩn cấp quận, BCĐ xây dựng trường chuẩn cấp cơ sở. Theo đó mô hình BCĐ xây dựng trường chuẩn quốc gia của phòng GD&ĐT quận Sơn Trà như sau: thành phần BCĐ là lãnh đạo và các thành viên, bộ phận có trách nhiệm liên quan đến 5 tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia

BCĐ xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng thành viên chú ý năng lực và nhiệm vụ phù hợp để theo dõi tham mưu giúp lãnh đạo thực hiện kế hoạch sát và phù hợp từng trường. Cụ thể như phân công bộ phận tổ chức cán bộ

phụ trách theo dõi xây dựng tiêu chuẩn 1: tổ chức quản lý, tiêu chuẩn 2: xây dựng đội ngũ giáo viên; bộ phận kế hoạch-tài chính phụ trách theo dõi tiêu chuẩn 3 về xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức công đoàn theo dõi xây dựng tiêu chuẩn 4 về thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục và phân công tổ chuyên môn tiểu học theo dõi xây dựng tiêu chuẩn 5 về hoạt động và chất lượng giáo dục

Các tổ, bộ phận và các thành viên trong BCĐ có trách nhiệm quan hệ, phối họp với nhau trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Cách tổ chức thực hiện

Thành lập BCĐ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của phòng GD&ĐT và BCĐ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của các trường tiểu học.

Tiến hành họp BCĐ xây dựng kế hoạch và đề ra những công việc liên quan đến nội dung xây dựng trường chuẩn như công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, công tác đào tạo bồi dưỡng CBGV, công tác đầu tư CSVC- thiết bị trường học, thực hiện xã hội hóa giáo dục và hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó giao nhiệm vụ cho phù hợp theo lĩnh vực phụ trách của từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

3.2.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý nghĩa của biện pháp

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý, sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ lãnh đạo phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là quá trình theo dõi liên tục nhiều năm, phải chỉ đạo kiên quyết những tiêu chuẩn 1, 2 , 3 về tổ chức quản lý, về xây dựng đội ngũ giáo viên, hoạt động và chất lượng giáo dục, đây là các tiêu chuẩn mà nội lực nhà trường phải có trách nhiệm tự nỗ lực phấn đấu xây dựng và từng bước hoàn thiện. Các tiêu chuẩn 3, 4 về CSVC- thiết bị dạy học, thực hiện xã hội hóa giáo dục thì đòi hỏi có sự quan tâm tác động của nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền mới xây dựng được. Do đó đòi hỏi CBQL phải tích cực tham mưu với các ngành, các cấp để được đầu tư hỗ trợ kinh phí, mở rộng diện tích đất đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định.

Nội dung của biên pháp

Chỉ đạo bằng văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đến CBQL các trường tiểu học.

Tổ chức triển khai kế hoạch quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong CBCC phòng GD&ĐT, cán bộ chủ chốt các trường tiểu học để nắm đầy đủ thông tin về chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và biện pháp tổ chức thực hiện xây dựng trường chuẩn

Chỉ đạo thực hiện đầy đủ các biểu mẫu báo cáo để nắm thông tin chính xác, qui định thời gian báo cáo về kế hoạch xây dựng trường chuẩn ở các trường tiểu học.

Chỉ đạo các trường tiểu học tự đánh giá mức độ đạt được theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT, đề xuất thời gian hoàn thành cụ thể theo từng tiêu chuẩn và có tờ trình đề nghị UBND phường, UBND quận về kiểm tra mức độ đạt được theo 5 tiêu chuẩn quy định để có kế hoạch tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng.

Tổ chức cho CBQL, Hiệu trưởng các trường tiểu học tham quan học tập mô hình các trường tiểu học trong thành phố đã được Bộ GD&ĐT công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để rút kinh nghiệm và nghiên cứu vận dụng vào xây dựng trường mình.

Cách tổ chức thực hiện

Để công tác chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mang lại hiệu quả như kế hoạch đề ra, đòi hỏi người lãnh đạo phải ra những quyết định và quyết định đó chính là công cụ chính yếu để điều khiển chỉ đạo hệ thống trong suốt quá trình quản lý, từ việc hoạch định kế hoạch, việc xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra, đánh giá. Cụ thể hiện nay thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng GD&ĐT nói chung và từng trường tiểu học nói riêng đặt ra những vấn đề gì ? Các cấp lãnh đạo chính quyền, quản lý giáo dục nhận thức đến đâu về vấn đề đó ? Và để giải quyết vấn đề xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn cần có những nguồn lực gì, đã đạt yêu cầu chưa ? Từ đó tăng cường công tác tham mưu đề xuất phù hợp.

Để thực hiện quyết định về xây dựng trường chuẩn quốc gia theo kế hoạch người lãnh đạo cần phân công cụ thể: ai làm gì ? quyền hạn đến đâu? làm như thế nào ? khi nào? nguồn lực tương ứng ra sao? ai kiểm tra? báo cáo kết quả cho ai?. Nói

chung là người lãnh đạo cần làm cho mọi người không chỉ nắm vững và chính xác nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn mà còn thông suốt về tư tưởng để đem hết nhiệt tình thực hiện công việc mang lại hiệu quả cao.

Lập kế hoạch thực hiện quyết định xây dựng trường tiểu học chuẩn phải bao gồm các yếu tố về thời gian, không gian hoạt động, nguồn nhân lực, vật lực, tài chính. Ngoài ra người lãnh đạo cần quan tâm đến phương pháp quản lý hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, công tác kiểm tra đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết... được đưa vào sử dụng trong kế hoạch thực hiện xây dựng trường chuẩn.

3.2.2.4. Kiểm tra thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn

Ý nghĩa của biện pháp

Đây là chức năng quan trọng của nhà quản lý, chức năng này xuyên suốt quá trình quản lý, kể cả nhà quản lý ở cơ sở giáo dục như trường học.

Kiểm tra hoạt động quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn là nhằm thẩm định, xác định hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện kế hoạch do lãnh đạo đề ra.

Kiểm tra kế hoạch xây dựng trường chuẩn còn là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã đề ra.

Nội dung của biện pháp

Phòng GD&ĐT thành lập các đoàn kiểm tra chuyên đề xây dựng trường chuẩn để xem xét các điều kiện, nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài chuẩn bị cho thực hiện kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đối với các trường đăng ký xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Kiểm tra đối chiếu cụ thể từng tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia theo quyết định của Bộ GD&ĐT, xác định được tiêu chuẩn đạt và chưa đạt để có kế hoạch đầu tư, xây dựng.

Thông qua báo cáo của Hiệu trưởng, phòng GD&ĐT nắm bắt tình hình nhận thức và diễn biến tư tưởng trong đội ngũ CBGV về công tác xây dựng trường chuẩn, kiểm tra công tác tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBGV trong trường.

Phòng GD&ĐT kiểm tra tinh thần và thái độ học tập của học sinh, chất lượng giảng dạy của giáo viên để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện thông qua các tiết dự giờ của giáo viên.

Cách tổ chức thực hiện

Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra, báo cáo định kỳ theo biểu mẫu qui định về tiến độ thực hiện các công việc liên quan đến từng tiêu chuẩn trong quy chế xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn của các trường tiểu học.

Thực hiện đúng qui trình kiểm tra đề nghị công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT quy định như:

- Xét thấy trường đạt chuẩn, Chủ tịch UBND xã, phường làm văn bản đề nghị UBND quận, huyện tổ chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá.

- Xét thấy trường đạt chuẩn Chủ tịch UBND quận làm văn bản đề nghị UBND thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá.

- Xét thấy trường đã đạt chuẩn ở mức độ nào, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định công nhận và cấp Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 62 - 68)