THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA CỦA PHÒNG

tiến hành khảo sát thực tế các trường tiểu học cụ thể như sau:

Chúng tôi đã xây dựng và chọn mẫu khảo sát là 14/14 trường tiểu học của quận Sơn Trà ( thuộc loại hình trường công lập).

Về phương pháp khảo sát là phỏng vấn trực tiếp và chủ yếu là phát phiếu điều tra. Chúng tôi đã phát phiếu điều tra 16/20 cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT đạt tỉ lệ 80% và 29/29 CBQL là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của 14 trường tiểu học, đạt tỉ lệ 100%.

Thời gian khảo sát trong học kỳ II năm học 2006-2007

Quy trình khảo sát: chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu, in mẫu, gởi mẫu điều tra đến cán bộ, chuyên viên phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng 14 trường tiểu học, thu hồi mẫu điều tra, xử lý mẫu điều tra và đưa ra số liệu điều tra.

2.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA CỦAPHÒNG GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ PHÒNG GD&ĐT QUẬN SƠN TRÀ

2.3.1. Thực trạng của trường tiểu học theo 5 tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT qui định

2.3.1.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức quản lý

Năm học 1997-1998 là năm thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương, quận Sơn Trà được thành lập và toàn quận có 8 trường tiểu học với 318 lớp, 12.084 học sinh, cán bộ quản lý có 22 người, trong đó có 5 người chưa đạt chuẩn về chuyên môn chiếm tỉ lệ 22,7%, chỉ có 3 người có trình độ trung cấp chính trị và 2 người được học lớp quản lý giáo dục ngắn hạn. Toàn cấp có 28 đảng viên chiếm tỉ lệ 7,16 % với 3 chi bộ đọc lập, 2 chi bộ ghép.

Đến năm học 2001-2002 có 13 trường tiểu học với 341 lớp, 12.322 học sinh. Trong 29 cán bộ quản lý có 27 đạt trình độ trên chuẩn, chiếm tỉ lệ 93,1% có 23 đảng viên là CBQL các trường tiểu học, chiếm tỉ lệ 85,1 % và 100% đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và trên 80% cán bộ quản lý có trình độ trung cấp chính

trị.

Năm học 2005-2006 toàn quận có 14 trường tiểu học với 289 lớp, có 9.312 học sinh; 100% cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn; 85,1% cán bộ quản lý tiểu học là đảng viên; 100% cán bộ quản lý đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, (trong đó có 75% có trình độ cử nhân quản lý giáo dục) và 100% có trình độ trung cấp chính trị.

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá về tổ chức quản lý từ phía CBQL quận Sơn Trà

Tiêu chuẩn 1 Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL TL SL TL SL TL SL TL

Tổ chức quản lý 14 48,2 10 34,4 5 17,2 /

Từ kết quả điều tra cho thấy đội ngũ CBQL tiểu học đạt 82,6% khá, tốt ,có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, trình độ chính trị vững vàng, nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phát triển ngày càng cao của giáo dục hiện nay, số CBQL đạt yêu cầu, tỉ lệ rất thấp.

2.3.1.2. Tiểu chuẩn 2 : Xây dựng đội ngũ giáo viên

Năm học 1997-1998 có 335 giáo viên đạt tỉ lệ 1,05 giáo viên/ lớp, trong đó có 16 giáo viên dạy môn Nhạc, Thể dục và Anh văn. Trình độ giáo viên đạt chuẩn 12+2 là 221/335 giáo viên đạt tỉ lệ 66 %. So với quyết định 1366/QĐ/BGD-ĐT, tỉ lệ giáo viên trên lớp, số lượng giáo viên dạy các môn năng khiếu- tự chọn và trình độ chuẩn của giáo viên đều chưa đạt.

Sau 5 năm nỗ lực vượt bậc của cán bộ giáo viên cùng với sự quan tâm của Sở GD&ĐT, UBND quận và Phòng GD&ĐT chất lượng đội ngũ từng bước nâng lên, có tổng số 424 giáo viên, đạt tỉ lệ 1,25 giáo viên/lớp trong đó có 100% giáo viên đạt chuẩn, có 185 giáo viên đạt trên chuẩn tỉ lệ 43%; giáo viên dạy các môn năng khiếu như Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục và môn tự chọn Anh văn lớp 3, lớp 4, lớp 5 đảm bảo 100%. Có 96 lớp học 2 buổi/ngày với 3.537 học sinh chiếm tỉ lệ 28,6%. Tỉ lệ đảng viên trong giáo viên chiếm 16,2% có 120 đối tượng đảng.

Trong năm học 2005-2006 có 436 giáo viên, chiếm tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp, có 100% giáo viên đạt chuẩn , 47,2 % giáo viên có trình độ trên chuẩn và có đủ giáo viên chuyên như: Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học và Tiếng Anh. Trong năm học qua đã có 204 lớp với 6.676 học sinh tham gia học 2 buổi/ ngày chiếm tỉ lệ 71,6 %.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về xây dựng đội ngũ giáo viên từ phía CBQL quận

Tiêu chuẩn 2 Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL TL SL TL SL TL SL TL

-Về xây dựng đội ngũ giáo viên 7 24,1 11 37,9 8 27,5 3 10,3 Theo số liệu thống kê về xây dựng đội ngũ giáo viên cho thấy có 24,1% là tốt, 37,9 % là khá. Như vậy số giáo viên có tinh thần tự học tự rèn nâng cao trình độ, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vận dụng các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý để giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt các yêu cầu về nội dung, kỹ thuật của bài học, tiết dạy nhẹ nhàng chất lượng và giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học một cách thích hợp. Qua đó cho thấy vẫn còn 27,5 % giáo viên đạt yêu cầu và 10,3% giáo viên chưa đạt têu cầu về chất lượng đội ngũ.

2.3.1.3. Tiêu chuẩn 3 : Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

Từ 8 trường tiểu học với tổng diện tích của 22 điểm trường là 65.143 m2, bình quân 5,6 m2/ 1học sinh (so với chuẩn còn thiếu 0,4 m2/ học sinh) và diện tích đất các trường tiểu học phân bố không đồng đều có trường trên 10 m2/ 1 học sinh như trường tiểu học Ngô Gia Tự, ngược lại có trường chỉ đạt 3,4 m2/ 1 học sinh như trường tiểu học Tô Vĩnh Diện, Tiểu La, Nguyễn Thái Học, trong khi trường tiểu học Hai Bà Trưng chỉ đạt 2m2/ 1 học sinh. Tỉ lệ bình quân 38 học sinh/ 1 lớp. Có 165 phòng đạt tỉ lệ 0,51 lớp/phòng, các phòng chức năng và trang thiết bị bên trong hầu như không có.

Bảng 2.6. Kết quả đánh gia về xây dựng CSVC, thiết bị dạy học từ phía CBQL

Tiêu chuẩn 3 Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL TL SL TL SL TL SL TL

- Xây dựng CSVC, thiết bị dạy học 2 6,8 6 20,6 12 41,3 9 31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớp/phòng tăng 71 phòng trong đó mõi trường đều có ít nhất từ 2-3 phòng làm việc, có phòng thiết bị thư viện. Các trường đã đạt chuẩn quốc gia đều có đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị dạy học như đàn Organ, dụng cụ thể dục thể thao...diện tích khuôn viên các trường ngày càng được mở rộng như trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh được UBND phường giải thể 2 hợp tác xã giao thêm cho trường 6.500m2, trường tiểu học Trần Quốc Toản giải tỏa mồ mã mở rộng thêm 1.500m2 cho nhà trường, trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng xây dựng khuôn viên mới 3.100m2 và mở rộng thêm các cơ sở lẻ ở trường tiểu học Hai Bà Trưng, Tiểu La...đến nay có 78.952m2 bình quân 6,4m2/ 1học sinh. Tỉ lệ học sinh bình quân trên lớp giảm chỉ còn 36 học sinh/ 1lớp. Tuy nhiên tỉ lệ trường chưa đạt yêu cầu về CSVC, thiết bị dạy học vẫn còn cao 31%.

2.3.1.4. Tiêu chuẩn 4 :Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục

Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân có phần nâng cao, các hội cha mẹ học sinh cùng nhà trường tích cực vận động các đơn vị đóng trên địa bàn góp công, hỗ trợ vật tư, kinh phí để từng bước xây dựng hoàn thiện các chỉ tiêu. Bên cạnh kinh phí của nhà nước, các địa phương hàng năm đều trích từ quỹ lao động công ích, trích ngân sách của phường để xây dựng thêm các hạn mục công trình nhằm từng bước hoàn thiện các chỉ tiêu. Ngoài ra UBND quận, các phường và Ban quản lý dự án đường Bạch Đằng Đông quan tâm tham mưu UBND thành phố ưu tiên dành quỹ đất cho giáo dục để đạt chuẩn 6m2 đất/ 1học sinh. Nhờ đó các trường tiểu học được xây mới sau khi quy hoạch chỉnh trang đô thị đều bảo đảm diện tích đất theo qui định, đồng bộ các phòng học, phòng chức năng.

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá về thực hiện xã hội hóa giáo dục từ phía CBQL

Tiêu chuẩn 4 Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL TL SL TL SL TL SL TL

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục 3 10,3 5 17,2 11 37,9 10 34,4 Trong 5 năm qua tổng kinh phí nhà nước đầu tư để 5 trường tiểu học đạt chuẩn là 3.988.161.000đ, bên cạnh đó các trường đạt chuẩn cũng đã huy động từ các nguồn hỗ trợ của UBND phường, quận, phụ huynh học sinh và các nguồn khác là 355.183.000đ để góp phần xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong đó

trường tiểu học Ngô Gia Tự : 305.703.000đ, trường tiểu học Chi Lăng: 115.492.000đ, trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng: 1.334.400.000đ, trường tiểu học Trần Quốc Toản: 1.215.344.000đ và trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh: 1.372.405.000đ.

Theo số liệu thống kê về thực hiện xã hội hóa giáo dục các trường tiểu học mới đạt 27,5 khá, tốt; 37,9 % đạt yêu cầu và 34,4% chưa đạt yêu cầu.

2.3.1.5. Tiêu chuẩn 5 :Hoạt động và chất lượng giáo dục

Năm học 1997-1998 công tác PCGDTH- CMC và chất lượng giáo dục của quận còn gặp nhiều khó. Đã huy động và tổ chức 31 lớp học không chính quy với tổng số 403 học sinh, huy động lại 293 học sinh cùng với 318 lớp và 12.084 học sinh chính quy góp phần huy động trẻ 6-14 tuổi đang học trong các trường học đạt tỉ lệ 90% và đặc biệt là trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 96%; học sinh giỏi đạt 17,1 %; học sinh khá đạt 35,5%; học sinh trung bình đạt 41,6 % và học sinh yếu 5,8 % có 65 học sinh bỏ học, hơn 300 học sinh phải ở lại lớp. Kết quả cuối năm học về đạo đức xếp loại tốt 69,4 % loại khá tốt 30,3 % và cần cố gắng 0,3 %.

Năm học 2001-2002 trẻ 6 tuổi ra lớp 1 đạt 100 %, trẻ 6 -14 tuổi ra lớp đạt 99,96 % có 11/13 trường tiểu học tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày, có 7.858 học sinh học tự chọn môn Tiếng Anh chiếm tỉ lệ 63,7 % kết quả cuối năm học có 41,3 % học sinh giỏi, 36,9% học sinh khá, 20,6 % học sinh trung bình và chỉ còn 1% học sinh xếp loại yếu.

Về hạnh kiểm có 100 % học sinh xếp loại khá tốt trở lên, không còn học sinh xếp loại cần cố gắng trong 3 năm học trở lại đây, không có học sinh bỏ học. Có thể nói chất lượng giáo dục được nâng lên là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu không ngừng của các thầy cô giáo, các em học sinh và cả sự chăm lo của cha mẹ học sinh và toàn xã hội.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về hoạt động và chất lượng giáo dục từ phía CBQL

Tiêu chuẩn 5 Tốt Khá Đạt Chưa đạt

SL TL SL TL SL TL SL TL

- Hoạt động và chất lượng giáo dục 6 20,6 9 31 11 37,9 3 10,3 Từ kết quả điều tra về hoạt động và chất lượng giáo dục cho thấy có 51,6%

các trường tiểu học hoạt động và chất lượng giáo dục đạt khá, tốt và đã thực hiện tốt dạy 2 buổi / ngày trong năm học 2005-2006 có 204/289 lớp học 2 buổi/ ngày, với 6.676 học sinh chiếm tỉ lệ 71,7 %( trong đó có 108 lớp bán trú với 3.536 học sinh đạt tỉ lệ 38 %). Các trường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy bằng nhiều hình thức: thao giảng, dự giờ, báo cáo chuyên đề để nâng cao chất lượng. Cuối năm có 97,3 % học sinh hạnh kiểm xếp loại tốt, trên 50% học sinh có học lực khá, giỏi. Qua các kỳ thi học sinh giỏi đạt được 204 giải cấp quận, 96 giải cấp thành phố và 12 giải cấp quốc gia tập trung các môn Tiếng việt, Toán, Tin học, Tiếng Anh, Viết chữ đẹp, vẽ tranh..ở các lớp 4 và lớp 5. Tuy nhiên vẫn còn 37,9% đạt yêu cầu và 10,3% chưa đạt yêu cầu về hoạt động và chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 40)