KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẬN SƠN TRÀ

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẬN SƠN TRÀ

2.1.1. Khái quát tình hình phát triển giáo dục tiểu học ở thành phố Đà Nẵng

Năm học 2005-2006 hệ thống giáo dục thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển rất lớn cả về quy mô lẫn số lượng, theo số liệu tính đến năm học này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 300 trường mầm non, phổ thông thì trong đó có 95 trường tiểu học. Toàn thành phố có 240.080 học sinh ở các ngành học, cấp học và các trung tâm thì trong đó học sinh tiểu học là 63.345 em.

Giáo dục tiểu học thành phố Đà Nẵng đã thực hiện việc duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và chú trọng giáo dục toàn diện. Tập trung các điều kiện để thực hiện đổi mới chương trình, xây dựng nền nếp và giáo dục đạo đức học sinh thông qua các thói quen trong sinh hoạt, ứng xử văn hóa phù hợp tâm lý lứa tuổi. Chủ trương chuyển dần các trường tiểu học sang học 2 buổi/ ngày được tiếp tục triển khai có tính đến nhu cầu và khả năng của từng trường.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu được duy trì tốt và có hướng cải tiến trước yêu cầu mới. Việc dạy học các lớp tiếng Pháp tăng cường, tiếng Anh tự chọn được quan tâm. Tin học được dạy học thí điểm bước đầu có kết quả khích lệ. Hoạt động thể chất, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú ý đúng mức hơn trước.

Sở, Phòng GD&ĐT đã có nhiều biện pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; tăng số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia lên 53/96 trường, đạt tỷ lệ 55% tăng 10% so với năm học trước. Ngành GD&ĐT thành phố là một trong các đơn vị dẫn đầu trong cả nước, là đơn vị có tỉ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cao xếp thứ 6/64 tỉnh, thành phố của cả nước.

Bảng 2.1. Thống kê kết quả xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở thành phố Đà Nẵng qua các năm Quận, Huyện Năm Tổng số 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 SL % N.Hành Sơn 0 1 2 1 1 1 1 0 0 7 100 Sơn Trà 0 1 3 1 0 1 1 1 0 8 57,1 Liên Chiểu 1 1 0 2 0 0 2 2 1 9 75,0 Thanh Khê 1 1 1 1 1 0 1 1 0 7 43,7 Hải Châu 0 0 0 0 1 0 1 1 0 3 16,6 Hòa Vang 0 0 0 4 2 1 1 2 3 13 68,4 Cẩm Lệ 1 1 2 1 0 0 0 0 1 6 66,6 Tổng Cộng 3 5 8 10 5 3 7 7 5 53 55%

(Nguồn : Phòng giáo dục tiểu học Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng)

Cũng tại thời điểm này trong phạm vi cả nước có 3.753 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong tổng số 14.683 trường tiểu học cả nước, đạt 25,5%. Qua đó cho thấy hành trình xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là khó khăn và số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia không đồng đều ở các địa phương, Nam Định là tỉnh có số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nhiều nhất đạt 92%, Bắc Ninh đạt 96% và tỉnh Ninh Thuận có số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ít nhất mới có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục ở quận Sơn Trà 2.1.2.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình KTXH

Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Sơn Trà là một trong 7 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng, có diện tích tự nhiên 60,17 km2, dân số 102.733 ngàn người (vào năm 2000), chiếm khoảng 4,82% về diện tích và khoảng 14,3% về dân số của thành phố Đà Nẵng, năm 2006 dân số quận Sơn Trà 117.247 người, chiếm 15,01% dân số thành phố. Dự báo đến năm 2010 dân số đạt khoảng 131.300 người. Quận Sơn Trà có 7 phường: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang.

Bảng 2.2. Mật độ dân số theo phường năm 2006 Tên đơn vị hành chính ( phường) Dân số (người) Diện tích tự nhiên (km2) Mật độ dân số (người/km2) Toàn quận 117.247 60,8784 1.926 P. An Hải Đông 15.935 0,8167 19.511 P. An Hải Tây 14.541 1,6057 9.056 P. Phước Mỹ 14.789 2,0764 7.122 P. An Hải Bắc 22.586 3,1671 7.132

P. Nại Hiên Đông 13.014 4,2000 3.099

P. Mân Thái 14.565 1,0590 13.753

P. Thọ Quang 21.817 47,9535 455

Nguồn từ văn phòng UBND quận. Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trãi dài theo hạ lưu hữu ngạn sông Hàn, có tọa độ địa lý từ 16o04’51” đến 16o09’13” vĩ độ Bắc, 108o15’34” đến 108o Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.

Quận Sơn Trà có cảng Tiên Sa là cửa khẩu kinh tế quốc tế không chỉ của Đà Nẵng mà của cả khu vực, có bờ biển đẹp và rừng Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, có bán đảo Sơn Trà là nơi có vị trí quốc phòng quan trọng đồng thời cũng là nơi có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế du lịch. Sơn Trà nằm trong vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch…tài nguyên biển và ven biển của Đà Nẵng sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của quận, thiên nhiên đã dành cho Sơn Trà nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng như: suối Đá, bãi Bụt, bãi Nam, bãi Bắc, bờ biển từ Thọ Quang đến Mỹ Khê… Sơn Trà còn có các làng nghề cá truyền thống lâu đời còn lưu giữ một nền văn hóa dân gian độc đáo với những lễ hội nghinh ông, cầu ngư và các hoạt động thể thao hấp dẫn như đua ghe, lắc thúng… đây là những điều kiện thuận lợi cho Sơn Trà phát triển.

Tình hình phát triển KT-XH

Nhìn chung tình hình KT-XH quận trong thời gian qua có bước phát triển, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp làm ra các sản phẩm hợp với nhu cầu thị trường, bước đầu

đã thích nghi và hoạt động tương đối ổn định. Các sản phẩm chủ yếu duy trì được sản lượng và tăng thêm. Các biện pháp phát huy nội lực bước đầu đạt hiệu quả, kinh tế dân doanh có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển chung của quận.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn tồn tại và thiếu sót như sau: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội đạt được nhưng chưa vững chắc. Sản xuất xã hội tăng chậm, một số cơ sở sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và hợp tác xã chưa vượt qua thử thách của thị trường, làm ăn còn kém hiệu quả. Kinh tế thủy sản chưa phát triển ngang tầm tiềm năng và lợi thế của quận.

Các ngành dịch vụ ( dịch vụ cho sản xuất, dịch vụ cho tiêu dùng, sinh hoạt văn hóa, xã hội...) phát triển chưa mạnh. Tệ lưu thông hàng giả chưa được ngăn chặn một cách kịp thời, đã làm tăng thêm các biến động xấu về cung cầu.

Công tác quản lý tài chính ở một số đơn vị cơ sở còn lỏng lẻo. Hệ thống thu thuế, nhất là với tư nhân còn nhiều sơ hở từ diện đóng thuế đến mức tính thuế và việc tập trung nguồn thu.

Trong giáo dục, chương trình và phương pháp giảng dạy còn nặng nề truyền đạt kiến thức, chất lượng học có khâu còn non yếu. Phần giáo dục chính trị và đạo đức chưa thực sự được chú trọng, cơ sở vật chất của ngành giáo dục tuy có cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

Về văn hóa, khuynh hướng giá trị chạy theo thị hiếu thẫm mỹ tầm thường và chạy theo thương mại hóa, các sản phẩm văn hóa đồi trụy còn nhiều, trang bị cho ngành văn hóa- thể thao còn quá yếu.

Tình hình xã hội còn diễn biến nghiêm trọng. Số người chưa có việc làm còn nhiều, thu nhập của nhân dân trong quận còn thấp. Các hiện tượng mất dân chủ, vi phạm kỹ cương và pháp luật còn nhiều. Trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó dự lường.

2.1.2.2.Tình hình phát triển giáo dục của quận

Sơn Trà là một quận còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, mức sống và thu nhập của người dân còn thấp, trình độ dân trí chưa cao do đó các cấp chính quyền địa phương xác định: để đẩy mạnh kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân cần phải tập trung phát triển giáo dục và đào tạo. Trong đó các ngành, các cấp chính

quyền cần quán triệt những định hướng phát triển giáo dục của Đảng, Chính phủ và của địa phương trong thời gian tới đó là:

Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh cà bền vũng. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện "Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa" [11]

Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam [12] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Chính phủ đã khẳng định rõ các yêu cầu tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa trên các mặt mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục và tiêu chuẩn về hiệu quả, chất lượng giáo dục nhằm cụ thể hóa các yêu cầu về giáo dục mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu ra.

Luật giáo dục Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam yêu cầu về đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học bậc tiểu học mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ [ 25]

Quyết định số 1366/GD&ĐT ngày 26 tháng 04 năm 1997 về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 và Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.

Tạo mọi điều kiện để giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ thực sự giữ vai trò quốc sách hàng đầu trong phát triển thành phố. Coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học, nhất là chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức và năng lực sáng tạo...xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý

giáo dục; cải thiện cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ dạy- học theo chuẩn quốc gia [14].

Trong công tác GD&ĐT, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Triển khai thực hiện chế độ học 2 buổi/ ngày trong hầu hết các trường tiểu học...phấn đấu đến năm 2010, có 80% các trường tiểu học, mầm non công lập, 50% trường THCS, 70% trường THPT đạt trường chuẩn quốc gia. Các trường đã đạt chuẩn quốc gia đảm bảo ngày một nâng cao chất lượng dạy và học [15].

Triển khai chương trình hành động của Quận ủy về phát triển Giáo dục và đào tạo, công tác Giáo dục và đào tạo trên địa bàn có những chuyển biến tích cực. Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển theo đúng quy hoạch, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Bậc học mầm non duy trì 8 trường mầm non công lập, phát triển thêm 5 trường mầm non tư thục theo chủ trương xã hội hóa giáo dục , bậc tiểu học thành lập thêm trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại được tách ra từ trường tiểu học Ngô Mây, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân ở phía bắc phường Phước Mỹ và nâng tổng số trường tiểu học của quận lên 14 trường. Thành lập trường trung học cơ sở Phạm Ngọc Thạch phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân phường Nại Hiên Đông, xây dựng thêm trường trung học phổ thông Tôn Thất Tùng ở phường An Hải Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh các phường Thọ Quang, Mân Thái, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông đi học.

Công tác huy động học sinh ra lớp có nhiều tiến bộ, năm 2005 đã có trên 30% trẻ ở dộ tuổi nhà trẻ, trên 80% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo; trong đó 98% trẻ 5 tuổi được ra lớp; 100% trẻ từ 6- 14 tuổi được đến trường và hoàn thành chương trình bậc tiểu học . Quận Sơn Trà tiếp tục duy trì tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành tiêu chuẩn phổ cập giáo dục THCS, phổ cập THCS đúng độ tuổi, có 6/7 phường được kiểm tra công nhận hoàn thành tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học. Sơn Trà đã được công nhận hoàn thành mục tiêu không còn người mù chữ trong độ tuổi 15 - 35 tuổi.

Chất lượng giáo dục được nâng lên, thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, toàn ngành đã triển khai công tác thay sách giáo khoa mới ở các lớp bậc tiểu học và THCS, triển khai chương trình

thí điểm phân ban ở trường THPT Hoàng Hoa Thám đạt kết quả tốt. Công tác đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng được quan tâm ở đều khắp các bậc học, cấp học. Đến nay đã có 2 trường Mầm non, 8 trường tiểu học, 1 trường THCS và 2 trường THPT đạt chuẩn quốc gia tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Công tác xã hội hoá giáo dục được tiếp tục đẩy mạnh, nhờ vậy đã huy động được nhiều nguồn lực cho công tác giáo dục. Nhận thức của xã hội của nhân dân có chuyển biến tích cực thể hiện việc quan tâm đến việc học tập của con em mình, công tác khuyến học, khuyến tài được chú trọng, xây dựng tốt mối quan hệ giữa Gia đình- Nhà trường- Xã hội.

Các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật thực hành- hướng nghiệp với phương thức hoạt động đa dạng vừa dạy chữ vừa dạy nghề đã góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân và đáp ứng nguồn nhân lực cho địa phương.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành giáo dục quận Sơn Trà vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần nhanh chóng khắc phục đó là:

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học ngoài một số trường được đầu tư xây dựng từ năm 1997 trở lại đây, đa số các trường do xây dựng quá lâu nên đã xuống cấp nghiêm trọng, có trường xây dựng từ những năm 60 không còn sử dụng được nữa như trường tiểu học Quang Trung, trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại.

- Chất lượng giáo dục tuy có chuyển biến nhưng chưa có sự đồng đều giữa các trường. Chất lượng mũi nhọn chưa tương xứng với tiềm năng của quận.

- Một số trường chưa được đầu tư xây dựng phòng bộ môn, các phòng chức năng, nhà đa năng...vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.

2.1.2.3. Tình hình phát triển giáo dục tiểu học

+ Quy mô giáo dục tiểu học

Năm học 2005-2006 quận Sơn Trà có 14 trường tiểu học, có 289 lớp với 9.312 học sinh, bình quân có 2 trường tiểu học trên 1 phường do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến trường và nhờ đó đã huy động hầu hết trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Bảng 2.3. Kết quả huy động học sinh ra lớp

Đối tượng Tổngsố huy độngKết quả Tỉ lệ% Ghichú

Trẻ 6 tuổi (1999) 1635 1632 100

Trẻ 6-14 tuổi 17.619 17.619 100

Trẻ 11 tuổi(1995) hoàn thành chương trình lớp 5 2.195 2.077 94,6

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 27)