Thực trạng sử dụng các phương pháp quản lý xây dựng trường tiểu học

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Thực trạng sử dụng các phương pháp quản lý xây dựng trường tiểu học

đơn vị trường học. Từ đó rút ra những tiêu chuẩn đạt và chưa đạt để có biện pháp chỉ đạo khắc phục kịp thời, đề xuất với chính quyền địa phương, các ngành, các cấp tạo điều kiện giúp đỡ về nhân lực, vật lực cho nhà trường. Qua kiểm tra các trường có tự tổ chức kiểm tra, đối chiếu từng tiêu chuẩn cụ thể.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy các trường có thực hiện chức năng kiểm tra khá, tốt thì đạt 43% , đạt yêu cầu là 57% và chưa đạt yêu cầu là 12%.

2.4.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp quản lý xây dựng trường tiểu họcđạt chuẩn quốc gia đạt chuẩn quốc gia

Phương pháp quản lý giáo dục nói chung và phương pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nói riêng của Phòng GD&ĐT quận Sơn Trà cơ bản tập trung vào 3 phương pháp đã sử dụng sau đây:

- Phương pháp hành chính-pháp luật: Phòng GD&ĐT có tổ chức triển khai các văn bản pháp quy quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức giáo dục đến cán bộ chủ chốt trong các trường tiểu học cụ thể như:

Điều lệ trường phổ thông quy định mục đích, mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động nhà trường; vai trò nhiệm vụ của giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên; trách nhiệm quyền hạn của hiệu trưởng nhà trường...

Triển khai Quyết định số 1366/GD&ĐT ngày 26 tháng 04 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 và Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2

Ngoài ra Phòng GD&ĐT thông qua các hình thức như Chỉ thị, mệnh lệnh hành chính của Quận ủy, UBND quận và Sở GD&ĐT bắt buộc các trường thực hiện

những nhiệm vụ nhằm đảm bảo thực hiện đúng hướng và sự phối hợp nhịp nhàng để xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia. Cụ thể như Chỉ thị về xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia, Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, Kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Quận ủy, UBND quận.

- Phương pháp giáo dục - tâm lý: Phòng GD&ĐT có tổ chức hội nghị, hội thảo đối với cán bộ chủ chốt các trường tiểu học bàn về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn và thông qua hội nghị này để tác động lên trí tuệ, tình cảm, ý thức đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các trường học về vấn đề xây dựng trường chuẩn quốc gia. Từ đó trang bị thêm sự hiểu biết, hình thành quan điểm đúng đắn, nâng cao khả năng trình độ thực hiện nhiệm vụ được giao. Chuẩn bị tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm, không khí lành mạnh trong tập thể nhà trường cùng quyết tâm đóng góp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Thông qua phương pháp này Phòng GD&ĐT đã thuyết phục và làm cho đội ngũ CBGVNV các trường tiểu học thấy được cái đúng, cái sai và cái lợi, cái hại của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia để từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính tự giác làm việc và sự gắn bó với tổ chức để tập trung nguồn lực xây dựng trường chuẩn của mỗi CBGVNV và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; thuyết phục bằng lý trí, tình cảm xây dựng lòng tin giưa cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường về vấn đề xây dựng trường chuẩn; hình thành niềm tự hào, niềm tin của mỗi CBGVNV trong việc đầu tư công sức để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn.

- Phương pháp kích thích: Để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch đề ra ngoài việc sử dụng các phương pháp quản lý về hành chính, quản lý về mặt tâm lý Phòng GD&ĐT chú ý đề cao phương pháp kích thích đội ngũ CBGVNV từng trường tiểu học có nhiều đóng góp trong vấn đề xây dựng trường đạt chuẩn bằng cách thông qua lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần nhằm phát huy ở họ tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, ý chí, trách nhiệm và quyết tâm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của trường mình cụ thể:

Để kích thích về vật chất có thể kể như: có kế hoạch hỗ trợ kinh phí động viên CBGV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ quản lý; hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học và tổ chức khen thưởng những

đồ dùng dạy học có chất lượng để kịp thời động viên; tổ chức xét nâng lương trước thời hạn đối với CBGVNV có nhiều thành tích đóng góp xây dựng trường chuẩn, giáo viên giỏi, tiền thưởng cho giáo viên có học sinh đoạt giải thành phố, quốc gia...

Kích thích về tinh thần có thể kể như: tổ chức xét tặng danh hiệu thi đua, danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, phát triển Đảng, tạo điều kiện để được tham gia học tập các lớp về lý luận chính trị, nghiệp vụ...Ngoài ra hàng năm có kế hoạch tổ chức cho CBGVNV trong trường đi tham quan học tập trong và ngoài thành phố vừa thư giãn vừa rút kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn trong công tác của nhà trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 49 - 51)