Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường chuẩn

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 51 - 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3.Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý xây dựng trường chuẩn

2.4.3.1. Về quản lý công tác tổ chức

Bộ máy nhân sự của trường tiểu học có đủ Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý công tác của giáo viên, nhân viên và công tác hành chính theo qui định trong Điều lệ trường tiểu học và Pháp lệnh cán bộ, công chức.

Có đủ các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường được tổ chức và hoạt động đúng theo chức năng và nhiệm vụ qui định như: có chi bộ trường học, tổ chức công đoàn, tổ chức Đoàn, Đội, Hội đồng tư vấn...

Qua khảo sát cho thấy bộ máy nhà trường đều thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động, chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của phòng GD&ĐT, có trên 80% CBQL trường tiểu học đạt mức độ khá, tốt theo đó đã cơ bản nắm được các qui định công tác quản lý nhà nước về GD&ĐT, đa số nắm được mục tiêu, kế hoạch đào tạo của trường tiểu học, hiểu được con đường phấn đấu của tất cả trường tiểu học là nhanh chóng đạt chuẩn quốc gia. Về phẩm chất của CBQL các trường tiểu học có trên 97% Hiệu trưởng giữ được sự đoàn kết trong hội đồng nhà trường, phát huy được các mặt tích cực của các thành viên và được tín nhiệm về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức.

Nhìn chung công tác quản lý của phòng GD&ĐT về mặt tổ chức quản lý các trường tiểu học có sự chuyển biến tích cực, hầu hết Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đã cơ bản biết quản lý, thực hiện việc quản lý trường học theo đúng điều lệ trường phổ thông. Quản lý xây dựng bộ máy nhà trường đầy đủ hoạt động đúng chức năng và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn 20% CBQL các trường tiểu học chưa đạt yêu cầu qui

định do lớn tuổi, sức khỏe và năng lực hạn chế.

2.4.3.2. Về quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên

Trong năm học 2005-2006 toàn quận có 436 giáo viên, chiếm tỉ lệ 1,5 giáo viên/ lớp, có 100 % giáo viên đạt chuẩn , 47,2 % giáo viên có trình độ trên chuẩn và có giáo viên chuyên như: Nhạc, Mỹ thuật, Thể dục, Tin học và Tiếng Anh. Trong năm học qua có 204 lớp với 6.676 học sinh tham gia học 2 buổi/ ngày chiếm tỉ lệ 71,6 %.

Phòng GD&ĐT quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường, kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ hằng năm, đặc biệt là kế hoạch bồi dưỡng trên chuẩn cho giáo viên ngay từ đầu năm học.

Có tổ chức phong trào thi đua "Hai tốt", dự giờ, thao giảng, hội thi giáo viên giỏi cơ sở được duy trì, nề nếp sinh hoạt chuyên môn ở trường và tổ chuyên môn của Phòng GD&ĐT theo các hình thức báo cáo chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên theo chu kỳ, hội thảo thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới . Ngoài việc bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, Phòng GD&ĐT có chú trọng bồi dưỡng về tư tưởng chính trị cho CBGV vào dịp hè hàng năm.

Mặt mạnh đó là đội ngũ giáo viên cơ bản ổn định về số lượng, trẻ, có năng lực, nhiệt tình và có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tương đối cao. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên năng lực hạn chế, chưa ý thức cao trong việc học tập nâng chuẩn, chưa tích cực thực hiện đổi mới nội dung, chương trình.

2.4.3.3. Về quản lý xây dựng cơ sở vật chất.

Phòng GD&ĐT có tổ chức các đợt điều tra khảo sát thực trạng diện tích đất, cơ sở vật chất của 14 trường tiểu học. Theo qui định diện tích khuôn viên nhà trường đảm bảo ít nhất 10 m2/ 1 học sinh ở nông thôn và 6m2/ 1 học sinh ở thành phố, quận Sơn Trà có 8/14 trường đạt chuẩn đất đai, có sân chơi bãi tập, đảm bảo diện tích trồng cây xanh, đảm bảo đủ các phòng học, phòng chức năng, phòng thư viện, phương tiện dạy học, công trình nước sạch và nhà vệ sinh, đạt tỉ lệ 57%; 43% các trường còn lại thiếu diện tích đất theo qui định do tập trung ở vùng đông dân cư, khả năng di dời giải tỏa để tăng diện tích đất gặp nhiều khó khăn và các điều kiện phương tiện khác chưa hoàn chỉnh. Cụ thể hiện nay như trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại thuộc phường Phước Mỹ, có tổng diện tích đất: 776 m2 đạt 3,6 m2/ 1 học sinh, so với học sinh hiện có còn thiếu 520 m2; trường tiểu học Nguyễn Thái Học thuộc phường

An hải Đông, diện tích khuôn viên: 2.298 m2, so với học sinh hiện có đạt 4,35 m2/ 1 học sinh còn thiếu 880 m2; trường tiểu học Hai Bà Trưng thuộc phường Nại hiên Đông, có diện tích khuôn viên là 3.000 m2, so với số học sinh hiện có, đạt 3,3 m2/ học sinh, còn thiếu 2.450 m2.

Quy hoạch mạng lưới trường lớp giáo dục tiểu học trên toàn quận, có kế hoạch đầu tư xây dựng và đề nghị mở rộng diện tích đất cho các trường đảm bảo đủ điều kiện để xây dựng trường chuẩn.

Thực hiện chia tách các trường tiểu học có qui mô lớn trên 30 lớp thành 2 trường để có điều kiện đầu tư xây dựng nhà trường từng bước đạt các tiêu chuẩn quy định như trường tiểu học Chi Lăng thuộc phường An Hải Tây được chia tách thành 2 trường tiểu học Chi Lăng và trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng; Trường tiểu học Tô Vĩnh Diện thuộc phường Nại Hiên Đông chia tách thành 2 trường tiểu học đó là trường tiểu học Hai Bà Trưng và trường tiểu học Tô Vĩnh Diện; tách trường tiểu học Ngô Gia Tự thuộc phương An Hải Đông thành 2 trường tiểu học Nguyễn Thái Học và trường tiểu học Ngô Gia Tự; tách trường tiểu học Ngô Mây thuộc phường Phước Mỹ thành 2 trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại và trường tiểu học Ngô Mây; tách trường tiểu học Nguyễn Tri Phương thuộc phường Thọ Quang thành 2 trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh và trường tiểu học Nguyễn Tri Phương.

Qua đó cho thấy điểm mạnh chủ yếu là có đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, mở rộng diện tích đất, thực hiên chia tách các trường có quy mô lớn thành 2 trường. Tuy nhiên vẫn còn điểm yếu như đầu tư CSVC chắp vá, không đồng bộ, việc bảo quản CSVC, thiết bị dạy học kém hiệu quả.

2.4.3.4. Về quản lý chủ trương xã hội hóa giáo dục

Qua khảo sát 14/14 trường tiểu học có phối hợp tổ chức Đại hội giáo dục cấp cơ sở, đạt tỉ lệ 100%, trong đó có 80% Hội cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả, thường xuyên duy trì hội họp và có tổ chức tuyên truyền tham gia nhiều nguồn lực xã hội ưu tiên quỹ đất và hỗ trợ đầu tư kinh phí để xây dựng trường chuẩn. Đồng thời các bậc cha mẹ học sinh có kế hoạch hỗ trợ xây dựng các điều kiện phục vụ học tập cho học sinh như bàn ghế, bảng chống lóa, cải tạo sân chơi, bãi tập, các điều kiện vệ sinh học đường... để xây dựng trường chuẩn quốc gia với tổng kinh phí là 355.183.000đ và hàng chục ngàn ngày công để cải tạo sân trường, trồng cây xanh...

Huy động được sự đóng góp về vật lực và tài lực của các tổ chức, cá nhân và gia đình để xây dựng cơ sở vật chất để tăng thêm phương tiện thiết bị phục vụ việc dạy và học; có kế hoạch động viên khen thưởng giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. Tuy nhiên công tác xã hội hóa để xây dựng trường chuẩn thực sự tốt ở một số trường như đã nêu ở trên, vẫn còn một số trường công tác này chưa mang lại hiệu quả.

2.4.3.5. Về quản lý hoạt động và chất lượng giáo dục

Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ và Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tập trung chỉ đạo và quản lý đồng bộ để nâng cao giáo dục toàn diện. Thực hiện giảng dạy đúng chương trình, kế hoạch theo quy định của Bộ.

Quản lý việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy bằng nhiều hình thức như: tổ chức thao giảng, dự giờ, báo cáo chuyên đề, hội thảo tìm biện pháp để giải quyết các vấn đề mới, vấn đề khó, chưa được thống nhất trong chương trình, hội thảo nâng cao chất lượng giáo dục...

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nề nếp giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

Tạo điều kiện thuận lợi về CSVC để đảm bảo 100 % trường tiểu học tổ chức tốt học 2 buổi/ ngày và có 80 % học sinh được học 2 buổi/ ngày.

Có thể nói điểm mạnh của công tác này là các trường dạy đúng chương trình, dạy đủ 9 môn theo qui định, huy động và duy trì tốt số lượng học sinh, tổ chức tốt học 2 buổi/ngày và tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, duy trì tốt phong trào vở sạch chữ đẹp, kể chuyện theo sách... Song vẫn còn mặt hạn chế là chất lượng giáo dục đại trà chưa cao, chất lượng mũi nhọn về học sinh giỏi còn thấp.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 51 - 54)