CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÁC LẬP BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 56)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XÁC LẬP BIỆN PHÁP

3.1.1. Bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học

Để quản lý xây dựng trường học nói chung và quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nói riêng các giải pháp cần phải bảo đảm tính pháp lý, nghĩa là phải phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển giáo dục trong tình hình mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và quản lý Nhà nước về mặt giáo dục.

Ngoài ra các biện pháp này phải đảm bảo tính khoa học tức là phải phù hợp với các lý thuyết về khoa học quản lý, phù hợp với tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của địa phương, điều kiện phát triển của từng trường và nhu cầu học tập của nhân dân.Nguyên tắc bảo đảm tính pháp lý và tính khoa học thể hiện qua các nội dung sau:

3.1.1.1. Biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải phù hợp với quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam [12]

Tiêu chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa trên các mặt mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục và tiêu chuẩn về hiệu quả, chất lượng giáo dục [7]

3.1.1.2. Biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải phù hợp khả năng phát triển của trường tiểu học theo 5 tiêu chuẩn quy định

Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT quy định, cụ thể phải đề ra nhiều biện pháp quản

lý xây dựng các trường tiểu học đạt 5 tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia đó là: Tổ chức và quản lý;Xây dựng đội ngũ giáo viên; Về cơ sở vật chấ ; Công tác xã hội hoá giáo dục ; Hoạt động và chất lượng giáo dục [3]. Từ đó đề ra các biện pháp quản lý xây dựng phù hợp như: Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường tiểu học nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý các hoạt động của nhà trường.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, có kế hoạch xin bổ sung biên chế giáo viên đảm bảo đủ định mức lao động theo quy định và xin tuyển dụng thêm giáo viên năng khiếu để nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện, xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng ngày càng cao.

Tích cực tham mưu và tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật trường học bảo đảm đầy đủ các phương tiện học tập và hoạt động của học sinh tốt nhất; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia đóng góp xây dựng nhà trường; chất lượng giáo dục học sinh ngày càng cao.

3.1.1.3.Biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải phù hợp với việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa giáo dục tiểu học

Để đạt được mục tiêu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì việc đổi mới nội dung chương trình giáo dục tiểu học để nâng cao hoạt động và chất lượng giáo dục theo quy chế của Bộ GD&ĐT và Luật giáo dục quy định cụ thể:

- Nội dung Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản,

cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật

- Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ

động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

- Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông [25]

3.1.2. Bảo đảm tính thực tiễn

Qua thực tiễn chỉ đạo và hiệu quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học, từ năm 1996 đến nay cho thấy chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình KT-XH của quận Sơn Trà. Đến thời điểm tháng 9 năm 2006, toàn quận đã có 02 trường mầm non, 08 trường tiểu học, 01 trường THCS và 02 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Các bậc học, ngành học đều đã được UBND thành phố phê duyệt Đề án qui hoạch mạng lưới trường lớp. Một trong những mục tiêu của Đề án qui hoạch là xây dựng CSVC và thiết bị dạy học tiến đến xây dựng trường chuẩn quốc gia. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đã được cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đưa vào nghị quyết, một trong những mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương.

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Trường học đạt chuẩn quốc gia là điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Quyết định số 117/QĐ-UB ngày 07 tháng 7 năm 2004 của UBND thành phố đã chỉ rõ" xây dựng hệ thống các trường tiểu học, THCS và THPT, đảm bảo mỗi xã phường có ít nhất một trường tiểu học hoặc một trường THCS; mỗi quận, huyện có ít nhất một trường THPT công lập được xây dựng kiên cố, trang bị các thiết bị theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ và hiện đại"

- Tại Đại hội Đảng bộ quận Sơn Trà lần thứ III nhiệm kỳ 2005-2010 đã nhấn mạnh: trong công tác giáo dục- đào tạo, trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Triển khai thực hiện chế độ học 2 buổi/ ngày trong hầu hết các trường tiểu học...phấn đấu đến năm 2010, có 80% các trường tiểu học, mầm non công lập, 50% trường THCS, 70% trường THPT đạt trường chuẩn quốc gia. Các trường đã đạt chuẩn quốc gia đảm bảo ngày một nâng cao chất lượng dạy và học [15]

3.1.3. Bảo đảm tính đồng bộ

- Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng không xem nhẹ biện pháp nào tạo ra sức mạnh

tổng hợp bảo đảm thành công trong quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bằng phương pháp quản lý xây dựng và nội dung quản lý xây dựng theo 5 tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT

- Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải được sự đồng tình của CBQL các cấp, giáo viên và của học sinh; sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp của các ngành, các cấp chính quyền địa phương cùng với sự ủng hộ của cha mẹ học sinh.

3.2. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUẨNQUỐC GIA. QUỐC GIA.

3.2.1. Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ quản lý giáo dụcvà giáo viên và giáo viên

Ý nghĩa của biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận thức được xem là là khâu đầu tiên và không kém phần quan trọng của quá trình hoạt động nói chung và trong hoạt động quản lý giáo dục nói riêng. Nhận thức có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động, bởi vậy muốn có hành động đúng và quyết tâm thực hiện đến cùng để đạt kết quả thì phải có nhận thức đúng, phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của hành động đó.

Như vậy nhận thức quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì điều quan trọng đầu tiên là các cấp QLGD và Hiệu trưởng trường tiểu học phải nhận thức đúng, đầy đủ sâu sắc về vấn đề này từ đó mới tham mưu tuyên truyền cho các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, PHHS và giáo viên nhận thức được mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia sẽ mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài như thế nào cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.

Nội dung của biện pháp

Nắm vững Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Làm cho các cấp chính quyền và cán bộ QLGD nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là tạo ra điều kiện và môi trường tốt nhất để học sinh học tập tốt hơn, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Do đó muốn xây

dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì trường đó phải đạt được 5 tiêu chuẩn quy định về việc công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Đồng thời phải tích cực làm cho các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và cán bộ QLGD nắm được nội dung cụ thể 5 tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được trình bày cụ thể ở chương 1 đó là: 1) Tổ chức quản lý; 2) Đội ngũ giáo viên; 3) Cơ sở vật chất- thiết bị trường học; 4) Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ; 5) Hoạt động và chất lượng giáo dục.

Cách thực hiện biện pháp

Lãnh đạo phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường tiểu học tích cực tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, nâng cao nhận thức cán bộ QLGD về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

+ Đối với các cấp chính quyền

- Phòng GD&ĐT tổ chức các hoạt động tuyên truyền với các ngành, các cấp chính quyền địa phương về đường lối đổi mới công tác giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển GD&ĐT trong tình hình mới của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT theo quyết định xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và của địa phương nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển sự nghiệp GD&ĐT nói chung và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong tình hình mới.

- Tích cực chủ động tham mưu cho Quận uỷ, HĐND, UBND tổ chức triển khai Quyết định 1366 và quyết định 32 của Bộ GD&ĐT về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và tổ chức học tập quyết định này trong cán bộ chủ chốt ở các địa phương, ban ngành đoàn thể từ phường đến quận.

- Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn ở các cấp, đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với chính quyền địa phương, đối với các ban ngành đoàn thể, đối với phòng GD&ĐT, đối với Hiệu trưởng các trường tiểu học và trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc đóng góp xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Tích cực đề xuất với UBND thành phố, UBND quận phê duyệt đề án xây dựng mạng lưới trường lớp giáo dục tiểu học đến năm 2010, mở rộng diện tích đất, hỗ trợ kinh phí trang bị cơ sở vật chất- kỹ thuật trường học cho các trường để đủ điều kiện xây dựng trường chuẩn quốc gia

+ Đối với cán bộ QLGD

- Phòng GD&ĐT tổ chức học tập đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của Ngành và của địa phương về công tác GD&ĐT; tổ chức hội thảo, hội nghị bàn sâu về triển khai thực hiện 5 tiêu chuẩn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT cho CBQL các trường tiểu học.

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiểu học xây dựng kế hoạch cụ thể về xây dựng từng tiểu chuẩn và hướng phấn đấu đạt được trường chuẩn quốc gia của đơn vị mình.

- Phòng GD&ĐT lập danh sách cử CBQL các trường tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QLGD, trình độ chính trị...và động viên giáo viên tham gia học tập nâng cao trình đô chuyên môn phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn.

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo để cán bộ quản lý các trường chủ động tham mưu phối hợp với các địa phương nhằm tăng cường công tác phát triển Đảng trong trường học, xây dựng củng cố các tổ chức đoàn thể trong trường hoạt động có hiệu quả.

+ Đối với giáo viên

- Phòng GD&ĐT quy định ngoài nhiệm vụ giảng dạy, mỗi CBGVNV có trách nhiệm tham gia cùng với nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền về công tác xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia để cho PHHS và các em học sinh nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những lợi ích của việc xây dựng trường đạt chuẩn để tích cực đóng góp xây dựng cùng với nhà trường

- Nâng cao ý thức tham gia học tập đầy đủ các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hội thảo chuyên đề do trường, phòng GD&ĐT tổ chức nhằm thực hiện tốt đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao

+ Đối với học sinh

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo cho Hiệu trưởng các trường chủ động phối hợp với Hội đồng đội các cấp thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự giác trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như phong trào trồng cây tạo cảnh quang sư phạm trường học xanh- sạch- đẹp.

- Có tinh thần thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, bảo quản tốt tài sản, trang thiết bị phục vụ dạy và học.

+ Đối với hội PHHS

- Phòng GD&ĐT giao cho Hiệu trưởng có trách nhiệm tuyên truyền rộng khắp các bậc PHHS để cùng với nhà trường tích cực tham gia vận động đóng góp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

- Thường xuyên chỉ đạo để CBQL các trường tích cực vận động PHHS đóng góp nhân lực, vật lực để cùng với nhà trường tham gia xây dựng trường chuẩn quốc gia tại địa phương.

- Giao cho CBQL các trường thường xuyên thông báo tình hình học tập của học sinh để PHHS có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, nhắc nhỡ và động viên học sinh tích cực học tập tốt hơn.

3.2.2. Tăng cường các chức năng quản lý của Phòng GD&ĐT

Chức năng quản lý của phòng GD&ĐT trong hoạt động quản lý nói chung và trong quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia nói riêng cũng nhằm vào thực hiện 4 chức năng cơ bản đó là: lập kế hoạch, tổ chức biên chế, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.1. Lập kế hoạch xây dựng trường chuẩn

Ý nghĩa của biên pháp

Nhằm đạt đựơc mục tiêu quản lý xây dựng đã đề ra thì nhiệm vụ lập kế hoạch được xem là hành động đầu tiên của các cấp quản lý. Kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là kế hoạch quan trọng nằm trong kế hoạch chung của phòng GD&ĐT và các trường tiểu học. Vì vậy, nếu làm tốt kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ góp phần rất lớn làm thay đổi diện mạo nhà trường, cơ sở vật chất trường

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của phòng giáo dục quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 56)