8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Tăng cường thực hiện các nội dung quản lý
3.2.3.1. Tăng cường hiệu lực thực hiện quy chế quản lý xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia.
Ý nghĩa của biện pháp
Hiệu lực thực hiện quy chế quản lý xây dựng ở đây được hiểu là các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của địa phương liên quan đến công tác GD&ĐT nói chung trong việc thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Quy chế xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành là cơ sở, căn cứ để các cấp QLGD xây dựng mục tiêu thực hiện và mọi hoạt động quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phải dựa trên cơ sở thực hiện quy chế xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo Bộ GD&ĐT qui định.
Nội dung của biện pháp
Các cấp QLGD từ phòng đến trường phải nắm vững nội dung cơ bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của Ngành như :
giáo dục
- Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Chính phủ.
- Chỉ thị 40 ngày 15/6/2004 của Ban bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
- Luật giáo dục năm 2005 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 - Điều lệ trường phổ thông.
- Quyết định số 1366/GD&ĐT ngày 26 tháng 04 năm 1997 về việc ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000 và Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
- Các văn bản hướng dẫn, quy trình xây dựng kiểm tra trường tiểu học chuẩn quốc gia của Bộ GD&ĐT qui định.
- Các chỉ thị, nghị quyết đề cập đến công tác GD&ĐT, những định hướng và mục tiêu xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia.
Cách thực hiện biện pháp
Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, CBQL các trường tiểu học phải tổ chức học tập quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của địa phương về định hướng phát triển GD&ĐT trong thời gian tới và mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia để làm tốt vai trò tham mưu và tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong CBGVNV trong trường, các bậc PHHS và học sinh.
Các văn bản hướng dẫn này phải được cập nhật thường xuyên, công khai, chỉ đạo tổ chức lưu trữ đầy đủ, không để thất lạc.
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, quy chế xây dựng trường tiểu học chuẩn để các cấp QLGD đề ra mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện của từng trường và thực tế của mỗi địa phương.
3.2.3.2. Tăng cường thực hiện quản lý về CSVC- Tài chính
Ý nghĩa của biện pháp
Có thể hiểu CSVC- Tài chính là điều kiện quan trọng, cần thiết của người quản lý không thể thiếu được, dù làm một việc gì nhỏ hay lớn. Theo đó quản lý CSVC- Tài chính là tác động có mục đích của người quản lý đến các đối tượng quản lý nhằm xây dựng, sử dụng có hiệu quả CSVC- Tài chính nhằm thực hiện được mục
tiêu đề ra.
Tăng cường quản lý CSVC- Tài chính là quan tâm đầu tư, trang bị và bảo quản các điều kiện về CSVC, nguồn lực tài chính cho các trường nhằm phục vụ đắc lực cho công tác GD&ĐT nói chung và trong quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch, mục tiêu đề ra.
Nội dung của biện pháp
Mở rộng diện tích đất cho các trường tiểu học còn thiếu diện tích đất chưa đủ điều kiện để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định như trường tiểu học Hai Bà Trưng thuộc phường Nại hiên Đông; trường tiểu học Nguyễn Thái Học thuộc phường An Hải Đông; trường tiểu học Nguyễn Văn Thoại thuộc phường Phước Mỹ và trường tiểu học Tiểu La thuộc phường An Hải Bắc. Bảo đảm diện tích phòng học bình quân không dưới 1m2/ 1 học sinh
Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC kỹ thuật trường học có đủ phòng học, phòng thiết bị, phòng nghe nhìn, phòng giáo dục thể chất, bàn ghế, đồ dùng dạy học, sân chơi, bãi tập, có công trình nước sạch và công trình vệ sinh đúng theo tiêu chuẩn qui định.
Huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách để đầu tư thêm CSVC trường học đảm bảo có nguồn nước sạch, khu vệ sịnh có tường rào xung quanh trường. Từng bước hiện đại hóa, đồng bộ hóa các phương tiện quản lý thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, thư viện có đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách về nghiệp vụ sư phạm và các tạp chí chuyên môn liên quan đến giáo dục.
Tạo điều kiện về CSVC, thiết bị dạy học cho các trường tiểu học tổ chức tốt học 2 buổi / ngày và học bán trú để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Cách thực hiện biện pháp
Tổ chức thống kê toàn bộ tình hình cơ sở vật chất của các trường đối chiếu với tiêu chuẩn 3 về CSVC- thiết bị trường học, có kế hoạch đề xuất với cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư trang bị CSVC và xây dựng các phòng chức năng cho nhà trường.
Tham mưu, đề xuất với các cấp chính quyền ưu tiên mở rộng diện tích đất cho các trường học chưa đạt tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó các trường cần tích cực vận động từ nhiều nguồn kinh phí ở địa phương và PHHS để trang bị các phương tiện phục vụ dạy học.
Nâng cao ý thức bảo quản CSVC, thiết bị dạy học đối với CBGVNV và học sinh trong các trường học.
3.2.3.3. Tăng cường thực hiện quản lý về công tác nhân sự
Ý nghĩa của biện pháp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : "Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc dù thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay xấu"
Nghị quyết hội nghị trung ương 3 ( khóa VIII) xác định: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài "
Như vậy để thực hiện được mục tiêu phát triển giáo dục và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, công tác quản lý nhân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng đó là phải đảm bảo đầy đủ các tổ chức đoàn thể và nhân sự cho từng trường, trong đó cán bộ QLGD, giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, có đủ giáo viên chuyên, giáo viên năng khiếu, phân công phân nhiệm hợp lý.
Nôi dung của biện pháp
Hoàn chỉnh bộ máy và các tổ chức đoàn thể chính trị trong trường học hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ giao.
Làm tốt công tác quy hoạch CBQL các trường tiểu học từ khâu quy hoạch, đánh giá tuyển chọn, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng, thực hiện quy trình bổ nhiệm, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ QLGD. Bên cạnh đó cũng cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng những giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có năng lực chuyên môn, có uy tín trong tập thể cán bộ giáo viên ở từng đơn vị để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận.
Đề xuất tuyển dụng, bố trí cán bộ giáo viên đảm bảo tỉ lệ qui định ở từng trường. Trong đó đặc biệt quan tâm tuyển dụng bổ sung giáo viên năng khiếu như giáo viên Nhạc, Họa, Thể dục, Tin học và giáo viên Ngoại ngữ cho các trường đăng ký xây dựng trường tiểu học chuẩn. Có kế hoạch cử CBQL đương chức, cán bộ dự nguồn và giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và chính trị để đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục và xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia trong tình hình mới.
Thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề bàn về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Cách thực hiện biện pháp
Chỉ đạo các trường tổ chức hội nghị CBCC đầu năm học, Đại hội công đoàn, Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại hội chi bộ trường học...và những người đứng đầu phải là cán bộ, giáo viên có uy tín và năng lực công tác để cùng với nhà trường xây dựng qui chế phối hợp hoạt động cụ thể nhằm thực hiện tốt phương hướng nhiệm vụ đề ra.
Thực hiện việc kiểm tra chấn chỉnh kịp thời những sai lệch và thực hiện nghiêm túc việc miễn nhiệm đối với những CBQL không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Định kỳ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm CBQL các trường tiểu học để xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đối với CBQL đã quá 2 nhiệm kỳ tại một đơn vị.
Chỉ đạo thực hiện việc phân công phân nhiệm hợp lý, đúng chức năng, trình độ đào tạo đảm bảo định mức lao động quy định.
Đề xuất UBND quận giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Quyết định số 79 của thành phố và tham mưu với chính quyền các cấp tuyển dụng bổ sung biên chế giáo viên dạy văn hóa và giáo viên năng khiếu cho các trường để bảo đảm tỉ lệ giáo viên/ lớp theo quy định, chú trọng sử dụng, đánh giá đúng cán bộ, giáo viên và tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
Tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp quận để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, phải đạt trên 80% giáo viên dạy khá, giỏi cấp trường trở lên và không có giáo viên yếu kém trong các trường xây dựng trường chuẩn.
3.2.3.4. Tăng cường quản lý hoạt động và chất lượng giáo dục
Ý nghĩa của biện pháp
Tăng cường quản lý hoạt động và chất lượng giáo dục có ý nghĩa quan trọng cũng là để khẳng định thương hiệu của nhà trường trong sự phát triển của xã hội và nhu cầu đồi hỏi của cha mẹ học sinh ngày càng cao. Vì vậy, các nhà QLGD phải tìm mọi biện pháp để các hoạt động và chất lượng giáo dục trong trường tiểu học nói chung trường tiểu học chuẩn quốc gia nói riêng chất lượng giáo dục ngày càng tốt
hơn và thu hút nhiều cha mẹ học sinh đưa con em đến học tại trường.
Nội dung của biện pháp
Quản lý chỉ đạo thường xuyên để các trường thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục theo quy định của Bộ và Sở GD&ĐT, theo đó các trường tiểu học phải có kế hoạch giáo dục cụ thể để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu và chú trọng bồi dưỡng học sinh yếu, kém.
Tổ chức tốt cho học sinh được học 2 buổi/ ngày để có điều kiện dành nhiều thời gian cho học sinh được học tập và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài trời.
Đảm bảo tỉ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học và thực hiện tốt mục tiêu PCGDTH đúng độ tuổi.
Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, khắc phục tình trạng bắt học sinh khoanh tay lên bàn nghe giáo viên giảng bài.
Cách thực hiện biện pháp
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động của nhà trường để kịp thời điều chỉnh nhà trường thực hiện đúng chương trình, kế hoạch giáo dục thống nhất từ trên xuống dưới không để hiện tượng cắt xén nội dung chương trình xảy ra trong các trường tiểu học.
Làm tốt công tác khảo sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh đầu năm, giữa năm và cuối năm để làm việc với cha mẹ học sinh thống nhất xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh, xây dựng phòng học tăng cường học 2 buổi/ ngày.
Chỉ đạo các trường tích cực tham mưu với chính quyền địa phương thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đưa trẻ đến trường để huy động tối đa tỉ lệ học sinh đúng độ tuổi ra lớp .
Thường xuyên tổ chức hội thi, hội giảng giáo viên giỏi, hội nghị chuyên đề để học tập trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên trong cùng trường và giáo viên các trường trong quận, nhằm tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên lấy học sinh làm trung tâm.
Tổ chức phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, làm ĐDDH... tạo điều kiện cho giáo viên trẻ trao đổi học tập lẫn nhau để nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.3.5. Tăng cường thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
Ý nghĩa của biện pháp
Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng mà trước hết Nhà nước phải tạo ra cơ sở luật pháp về giáo dục để bất cứ ai cũng có quyền tham gia đóng góp vì sự nghiệp giáo dục, tạo sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục và giáo dục phải thuộc về xã hội. Bên cạnh đó cũng cần chỉ ra vai trò của xã hội trong sự nghiệp xã hội hóa giáo dục không chỉ là đa dạng hóa hình thức và các nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo mà còn đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục thích ứng với đòi hỏi của xã hội.
Nhiều người cho rằng ngôi trường chỉ là nơi dạy học sinh mà không biết rằng đất đai và các cơ sở khác của ngành giáo dục không chỉ là phương tiện hay công cụ giáo dục mà còn là môi trường tạo ra nhân cách con người, giúp cho họ hoàn thiện mọi mặt, trong khi đó cơ sở vật chất cho giáo dục hiện nay chưa được quan tâm đầu tư thích đáng để đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.
Nội dung của biện pháp
Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí của giáo dục "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Giáo dục đóng vai trò " trồng người ", là cơ sở của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Làm cho mỗi gia đình hiểu về tài sản vô giá của mình để lại cho con cái là sự thành đạt của con cái về mặt giáo dục. Do đó việc tạo điều kiện cho con đến trường, chăm lo sự học hành ở nhà của con cái và đóng góp trong điều kiện có thể để xây dựng phát triển giáo dục địa phương là trách nhiệm không thể thiếu được ở các bậc cha mẹ học sinh. Ngoài ra cần khơi dậy truyền thống của dân tộc, của địa phương, dòng tộc, họ hàng trong việc học tập của con cái.
Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất, thực hiện đa dạng hóa các nguồn đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục. Thực tế cho thấy giáo dục vẫn gặp khó khăn lớn về các điều kiện vật chất- tài chính, vì hầu hết ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục là chi vào lương của giáo viên từ 70- 80 % phần còn lại chi cho các hoạt động giáo dục quá ít ỏi, có nơi chỉ còn 10% vậy mà đời sống đa số giáo viên vẫn còn khó khăn. Cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học còn thiếu thốn lại không được đổi mới kịp thời so với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật và công nghệ.
Giáo dục phải xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình và xã hội, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường đó, để thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục cùng với nhà trường. Chăm lo xây dựng môi trường nhà trường từ cảnh quan nhà trường, cơ sở hạ tầng, nền nếp kỹ cương, không khí học tập, niềm vui của trẻ đến trường, quan hệ lành mạnh trong sáng, tình cảm " tất cả vì học sinh thân yêu " kính thầy, yêu bạn, tiên học lễ, hậu học văn...
Cách thực hiện biện pháp
Phải tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức, tình cảm và trách nhiệm của