4. Kết quả nghiên cứu
4.4.3. Dây chuyền thiết bị
4.4.3.1. ảnh h−ởng của lựa chọn dây chuyền thiết bị
Một dây chuyền chế biến muốn hoạt động với công suất cao nhất, thời gian hoạt động lâu dài nhất tr−ớc hết là yếu tố thiết bị. Trong việc tính giá thành sản phẩm chế biến xà phê thì phần quan trọng nhất là khấu hao TSCĐ hay nói cách khác giá thành sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào giá thiết bị. Cụ thể ở đây dây chuyền do Brazil chế tạo khấu hao TSCĐ chiếm gần 2/3 giá thành. ở dây chuyền do Vina Nha Trang và Công ty Cơ điện và PTNT chế tạo khấu hao TSCĐ chiếm hơn nửa giá thành. Cùng một công suất thiết kế các dây chuyền nhập ngoại có giá trị lắp đặt cao gấp từ 1,8 cho tới 2,5 lần đối với ph−ơng pháp chế biến −ớt và gấp 2,2 lần đối với ph−ơng pháp chế biến khô.
4.4.3.2. ảnh h−ởng của năng lực chế biến
Năng lực chế biến là một yếu tố ảnh h−ởng lớn đến hiệu quả chế biến của dây chuyền thiết bị.
Năng lực chế biến đ−ợc thể hiện qua 2 chỉ tiêu nêu ở bảng d−ới đây: + Năng lực khai thác máy là tỷ lệ % giữa năng suất thực tế và năng suất thiết kế máy.
+ Tỷ lệ thời gian hoạt động là tỷ lệ % giữa số ngày hoạt động thực tế của máy với số ngày của vụ chế biến (số ngày của vụ chế biến là t−ơng đối).
Qua kết quả điều tra ta thấy:
Bảng 4.23: Năng lực chế biến của quy mô tập trung Thời gian hoạt động Ph−ơng pháp Năng lực khai
thác (%) Số ngày Tỷ lệ (%) Chế biến −ớt Chế biến khô 72 80 81/100 135/150 81 91
Nguồn:Điều tra của Trung tâm Đo l−ờng khảo nghiệm và giám định máy NN
Do đặc thù của cà phê là thời gian thu hoạch trong năm ngắn khoảng 100 đến 150 ngày do vậy thời gian máy hoạt động trong năm của các doanh nghiệp chế biến cà phê −ớt và chế biến khô không cao .
Nh− vậy năng lực của máy ở chế biến −ớt còn d− 28% ở chế biến khô d− 20%. Thời gian hoạt động của máy ở chế biến −ớt còn d− 19% ở chế biến khô d− 9%.
Nếu phát huy năng lực của khu vực chế biến tập trung và đẩy mạnh cơ giới hoá khu vực chế biến phân tán, ta có thể đủ năng lực chế biến cà phê. Trong tr−ờng hợp mở rộng ta cũng có khả năng thực hiện với công nghiệp trong n−ớc.
4.4.3.3. ảnh h−ởng của tuổi thọ dây chuyền thiết bị
Tuổi thọ dây chuyền thiết bị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là chất l−ợng dây chuyền thiết bị và chế độ bảo d−ỡng thay thế phụ tùng định kỳ dây chuyền thiết bị. Trong thực tế các cơ sở chế biến tính khấu hao dây chuyền chế biến −ớt là 6 năm, dây chuyền chế biến khô là 8 năm, nh−ng nếu các cơ sở chăm sóc bảo d−ỡng tốt sẽ tăng tuổi thọ của dây chuyền thiết bị chế biến.
Th−ờng các dây chuyền thiết bị của n−ớc ngoài có độ bền cao hơn trong n−ớc. Các cơ sở chế tạo trong n−ớc cần cải tiến nâng cao chất l−ợng dây chuyền thiết bị để đáp ứng nhu cầu các cơ sở chế biến, thay thế dần các dây chuyền n−ớc ngoài.
Việc bảo d−ỡng các thiết bị và thay thế phụ tùng định kỳ là việc làm cần thiết tránh cho trong quá trình làm việc sảy ra hỏng hóc bất th−ờng. Theo kết quả điều tra những bộ phận th−ờng phải bảo d−ỡng thay thế nh− sau:
- Dây chuyền thiết bị chế biến −ớt: L−ới sàng máy xát 2 vụ thay một lần.
Dây cu roa lồng tách quả sót 2 vụ thay một lần. Quả ru lô máy xát 4 vụ thay một lần.
Trục bơm + chõ bơm cà phê quả 1 vụ thay một lần. Vòng bi 2 vụ thay một lần.
Định kỳ làm vệ sinh bảo d−ỡng bơm mỡ tr−ớc và sau vụ chế biến. - Máy sấy :
Gạch chịu nhiệt bị hỏng 2 vụ thay một lần. Trục quạt hút bị mòn 2 vụ thay một lần. - Dây chuyền thiết bị chế biến khô: L−ới sàng máy xát 2 vụ thay một lần Bi và dao cối xát 2 vụ thay một lần. Trục và bi của gầu tải 2 vụ thay một lần. Hệ thống điều kiển bị mòn 2 vụ thay một lần. Dây cu roa các loại 2 vụ thay một lần.