Vận dụng các ph−ơng pháp để nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu [Luận văn]hiệu quả kinh tế dây chuyền chế biến cà phê nhân trên địa bàn tây nguyên (Trang 44 - 49)

3. Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.2. Vận dụng các ph−ơng pháp để nghiên cứu đề tài

3.2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn Tây Nguyên là địa bàn nghiên cứu vì

- Tây Nguyên là vùng trồng cà phê trọng điểm của cả n−ớc chiếm trên 70% diện tích và sản l−ợng. Cùng với việc trồng trọt cà phê ngành công nghiệp chế biến cũng phát triển có nhiều loại hình công nghệ dây chuyền thiết bị chế biến khác nhau với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

3.2.2.2. Chọn mẫu điều tra nghiên cứu

Trên cơ sở nội dung yêu cầu của đề tài và căn cứ vào thực trạng của sản xuất của ngành cà phê hiện nay là chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân, nên đối t−ợng điều tra tập trung vào các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất có sản phẩm cuối cùng là cà phê nhân.

Sau khi tham khảo đề c−ơng điều tra của các dự án, đề tài, lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chế biến cà phê, đề tài tiến hành phân tổ điều tra nh− sau:

a) Theo quy mô tập trung

Là 17 doanh nghiệp và cơ sở chế biến có các tiêu chí sau:

- Hình thức sở hữu: Nhà n−ớc, Công ty TNHH, Doanh nghiệp t− nhân. - Các dây chuyền thiết bị chế biến: Lắp đặt t−ơng đối hoàn chỉnh do trong n−ớc và n−ớc ngoài chế tạo.

- Ph−ơng pháp chế biến: chế biến −ớt, chế biến khô. Ngoài ra còn một số doanh nghiệp tái chế.

Cụ thể các doanh nghiệp đ−ợc điều tra bao gồm:

- 12 công ty và nông tr−ờng do Nhà n−ớc quản lý có đầu t− vào vùng nguyên liệu.

- 04 doanh nghiệp là Công ty TNHH kinh doanh chế biến cà phê nhân. - 01 doanh nghiệp t− nhân tham gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng nông sản trong đó có cà phê nhân.

Các dây chuyền đại diện điển hình đ−ợc khảo nghiệm trong doanh nghiệp là:

- Dây chuyền chế biến −ớt 3 tấn/h và 5 tấn/h do Vina Nha trang chế tạo; dây chuyền chế biến −ớt 4,5 tấn/h do Công ty Cơ điện NN và PTNT chế tạo đại diện cho trong n−ớc. Dây chuyền chế biến −ớt 3 tấn/h của Pinhanlense Brazil chế tạo đại diện cho n−ớc ngoài.

- Các máy sấy trống quay của Vina Nha trang và Viện thiết kế máy nông nghiệp chế tạo đại diện cho trong n−ớc; máy sấy trống quay do Brazil chế tạo đại diện cho n−ớc ngoài.

- Dây chuyền chế biến khô 3 tấn/h của Vina Nha trang chế tạo đại diện cho trong n−ớc; dây chuyền chế biến khô 3 tấn/h của Pinhanlense Brazil chế tạo đại diện cho n−ớc ngoài.

b) Theo quy mô phân tán (quy mô hộ)

Do khuôn khổ về không gian, thời gian và kinh phí có hạn đề tài chỉ tiến hành điều tra đánh giá hiệu quả kinh tế một số tổ hợp thiết bị chế biến theo quy mô phân tán cụ thể nh− sau:

- Các tổ hợp máy xát t−ơi- đánh nhớt dùng cho chế biến cà phê + Hệ thống ECO - OSVX của hãng Pinhalense, Brazil.

+ Hệ thống LXT - 1500 của Công ty CKTN.

- Hai mô hình chế biến cà phê quy mô liên hộ ở Tây Nguyên.

+ Mô hình chế biến cà phê −ớt liên hộ quy mô nhỏ tại xã Quảng Tiến, huyện C− M` gar, tỉnh Đắc Lắk.

+ Mô hình chế biến cà phê −ớt liên hộ quy mô nhỏ tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

3.2.2. 3. Thu thập tài liệu

a) Nguồn tài liệu thứ cấp

- Tài liệu về lý luận kinh tế từ sách báo tạp chí khoa kinh tế, luận văn tốt nghiệp của các khóa tr−ớc và các giáo trình đã học.

- Tài liệu về thực tiễn từ các báo cáo khoa học của hiệp hội chế biến cà phê, Cục chế biến nông lâm sản và NNNT, Trung tâm đo l−ờng khảo nhiệm và giám định máy nông nghiệp, Trung tâm tin học Bộ NN và PTNN, mạng Internet.

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội từ niên giám thống kê 2004 của Tổng cục Thống kê.

b) Nguồn tài liệu sơ cấp

* Các mẫu phiếu điều tra: Đ−ợc gửi tới các doanh nghiệp từ tr−ớc. Tiếp đó, trực tiếp đến cơ sở phỏng vấn giám đốc và phó giám đốc của doanh nghiệp và ghi nhận lại các nội dung theo nh− yêu cầu của phiếu điều tra với nội dung cụ thể nh− sau:

- Đặc điểm chung của các doanh nghiệp điều tra: địa chỉ, năm thành lập, hình thức sở hữu, sản l−ợng chế biến, sản phẩm dịch vụ, doanh thu.

- Tổ chức sản xuất: trình độ lao động, khả năng cung ứng nguyên liệu, năng lực chế biến, chất l−ợng sản phẩm.

- Chất l−ợng dây chuyền thiết bị: các loại dây chuyền thiết bị đ−ợc trang bị, chất l−ợng dây chuyền thiết bị, hiệu suất vận hành, cỡ năng suất của dây chuyền thiết bị.

* Các mẫu phiếu chuyên gia: đ−ợc gửi tới các các chuyên gia tr−ớc để có sự chuẩn bị, sau đó tiến hành gặp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực sản suất và kinh doanh chế biến cà phê, chuyên gia trong lĩnh vực chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến cà phê, chuyên gia trong lĩnh vực khảo nghiệm giám định dây chuyền thiết bị chế biến cà phê. Nội dung lấy ý kiến là những −u nh−ợc điểm của các ph−ơng pháp chế biến và các dây chuyền thiết bị đang đ−ợc sử dụng, h−ớng lựa chọn các dây chuyền thiết bị chế biến phù hợp.

* Khảo nghiệm giám định thực tế các dây chuyền, tổ hợp thiết bị trong n−ớc và n−ớc ngoài chế tạo theo 2 ph−ơng pháp chế biến −ớt và khô để lấy các

chỉ tiêu. Các b−ớc tiến hành thực nghiệm nh− sau:

- Kiểm tra đặc tính kỹ thuật của các dây chuyền, tổ hợp thiết bị chế biến tr−ớc khi khảo nghiệm, thành lập bảng đặc tính.

- Tiến hành khảo nghiệm các dây chuyền, tổ hợp thiết bị chế biến với các chỉ tiêu cần xác định:

+ Chỉ tiêu kỹ thuật: năng suất dây chuyền thiết bị chế biến, tiêu hao về điện, n−ớc, nhiên liệu.

+ Chỉ tiêu chất l−ợng sản phẩm: tùy theo từng ph−ơng pháp chế biến mà có chỉ tiêu chất l−ợng sản phẩm khác nhau.

+ Chỉ tiêu kinh tế: chi phí điện, n−ớc, nhiên liệu, lao động, khấu hao cho 1 tấn nguyên liệu đầu vào hay 1 tấn sản phẩm.

- Đánh giá vận hành: tiến hành theo dõi hoạt động của dây chuyền, đánh giá độ tin cậy, thuận tiện, tính an toàn, đồng bộ khi vận hành.

3.2.2.4. Tổng hợp và xử lý số liệu

Đề tài tổng hợp số liệu, kiểm tra và chỉnh lý để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và thống nhất. Lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp để nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các dây chuyền thiết bị chế biến cà phê. áp dụng các ph−ơng pháp nghiên cứu thống nhất theo kết cấu phân tổ nh− sau:

- Theo quy mô chế biến có quy mô tập trung và quy mô phân tán.

- Theo ph−ơng pháp chế biến có ph−ơng pháp chế biến −ớt và ph−ơng pháp chế biến khô.

- Theo xuất xứ có dây chuyền, tổ hợp thiết bị sản xuất trong n−ớc và dây chuyền, tổ hợp thiết bị nhập của n−ớc ngoài.

- Theo hình thức sở hữu có Doanh nghiệp nhà n−ớc, Doanh nghiệp t− nhân, Công ty TNHH, Hộ gia đình.

Các số liệu tổng hợp xử lý chủ yếu bằng bảng, máy tính và ch−ơng trình Excell.

3.2.2.5. Phân tích số liệu

Đề tài đã thống kê mô tả các loại dây chuyền thiết bị trong các cơ sở chế biến cà phê để đánh giá thực trạng của các dây chuyền chế biến trên địa bàn Tây Nguyên. Các dây chuyền lại gồm nhiều hãng sản xuất khác nhau, ph−ơng pháp chế biến khác nhau, năng suất khác nhau. Khi nghiên cứu về quá trình chế biến của mỗi dây chuyền, cần sử dụng phân tổ để đánh giá hiệu quả kinh tế cho các dây chuyền.

Từ các tài liệu của các đề tài khoa học, các số liệu của nhà sản xuất, tiến hành tổng hợp, phân tích về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu. Tính toán các chi phí chế biến trực tiếp để tính hiệu quả kinh tế cho các dây chuyền thiết bị. So sánh hiệu quả kinh tế của các dây chuyền, tổ hợp thiết bị do trong n−ớc và n−ớc ngoài chế tạo theo từng ph−ơng pháp chế biến để biết đ−ợc loại nào có chi phí chế biến trực tiếp thấp nhất. Từ đó có thể chọn đ−ợc dây chuyền có hiệu quả kinh tế cao. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình chế biến −ớt quy mô nhỏ liên hộ với chế biến khô thông th−ờng hay trực tiếp bán quả t−ơi.

Một phần của tài liệu [Luận văn]hiệu quả kinh tế dây chuyền chế biến cà phê nhân trên địa bàn tây nguyên (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)