Công tác giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 139 - 142)

5 Dài đoạn đỉnh của ô radial

3.5.1Công tác giống

Để có một ch−ơng trình giống tốt cần phải có nguồn vật liệu di truyền tốt, đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng đ−ợc lợi ích cho con ng−ời về lâu dài và bền vững thì cần phải tiến hành bảo tồn, l−u giữ nguồn gen đó.

Nh− vậy việc điều tra, đánh giá và phát hiện nguồn gen quý hiến trong quần thể ong nội là b−ớc rất quan trọng cho việc định h−ớng công tác giống và chiến l−ợc bảo tồn nguồn gen đó cho công tác giống lâu dài.

Cùng với kết quả nghiên cứu hình thái và sinh học phân tử, chúng tôi đã tiến hành đánh giá sơ bộ một số đặc điểm sinh học quan trọng của các quần thể ong nội nh− sức đẻ trứng của ong chúa, năng suất mật, tính tụ đàn cũng nh− tình hình dịch bệnh tại một số địa điểm đ−ợc trình bày ở bảng 3.16.

Bảng 3.16. Một số đặc điểm sinh học của quần thể ong nội A. cerana Việt Nam

Địa điểm điều tra

Sức đẻ trứng của ong chúa (số trứng/24h) Năng suất mật (Kg/đàn/năm) Tính tụ đàn (số cầu/đàn) Tình hình dịch bệnh Đồng Văn (Hà Giang) 1032 16,735* 8-10 ít Nguyên Bình (Cao Bằng) - 3,660 5-6 Có Tủa Chùa (Điện Biên) 765 4,556 5-6 Có Đảo Trà Bản (Quảng Ninh) 826 11,375 5-7 Có Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) 656 - 4-5 Không Ghi chú: * chỉ một vụ mật của một đàn

Bảng 3.16 sơ bộ cho thấy năng suất mật của quần thể ong qua điều tra ban đầu tại Đồng Văn (Hà Giang) và đảo Trà Bản (Quảng Ninh) có năng suất mật cao và sức đẻ lớn. Trong đó ong nội Đồng Văn (Hà Giang) có năng suất mật rất cao, chỉ riêng một vụ mật hoa bạc hà dại (Elsholtzia cypriani Chow 1974) thì năng suất đã đạt tới trên 16 kg/đàn/năm. Trong khi đó với năng suất mật trung bình của các dòng chọn lọc ong nội theo quần thể khép kín của tác giả Phùng Hữu Chính (1996)[5] chỉ đạt 15.54 kg/đàn/năm, tính tụ đàn 3-5 cầu/đàn và sức đẻ trứng của ong chúa là 403,05 trứng/24 giờ. Các điểm nghiên cứu ong nội của Nguyễn Văn Niêm (2001)[15] có các đặc tính sinh học cũng thấp hơn các đặc tính sinh học của ong nội Đồng Văn (Hà Giang).

Theo Kuang B. Y. và Ken T. (1996)[66] cho thấy ong mật phân loài

trung bình là 30 kg/đàn/năm (đàn cá biệt đạt 90kg/đàn/năm), tính tụ đàn 8-10 cầu/đàn.

Hơn nữa, qua kết quả phân tích hình thái và ADN ty thể đã trình bày ở phần trên thì ong nội Đồng Văn (Hà Giang) thuộc về phân loài Apis cerana

cerana.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng phân loài ong nội Đồng Văn (Apis cerana cerana) thuộc tỉnh Hà Giang có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giống ong.

Ngoài ra, cuối năm 2006, chúng tôi tiến hành thu thập 3 ong chúa của quần thể ong nội Apis cerana Fabricius tại Đồng Văn (Hà Giang) và giới thiệu vào trại nuôi ong tại Mỹ Đức tỉnh Hà Tây để theo dõi khả năng xuất mật của chúng trong vụ mật hoa nhãn (2007) (hình PL 6.5 phụ lục 6). Kết quả về năng suất mật đ−ợc ghi tại bảng 3.17.

Bảng 3.17. Năng suất mật của ong Đồng Văn (Hà Giang) đ−ợc nuôi tại

Mỹ Đức (Hà Tây) TT Ký hiệu đàn ong Tính tụ đàn (cầu ong/đàn) Năng suất mật trung bình (Kg/đàn) 1 CB1 5 11,3 2 CB2 4 9.5 3 CB3 5 10,7 4 ĐP 3-4 5kg

Ghi chú: CB1, CB2 và CB3: đàn có ong chúa thu tại Đồng Văn (Hà Giang); ĐP: đàn địa ph−ơng có ong chúa tại Mỹ Đức (Hà Tây)

Từ bảng 3.17 cho thấy, đàn ong nội có chúa thu tại Đồng Văn đ−a về nuôi tại Hà Tây có năng suất mật cao hơn đàn ong nội địa ph−ơng (Hà Tây).

Cũng từ bảng 3.16 và 3.17, chúng tôi càng khẳng định rằng phân loài ong nội Đồng Văn (Hà Giang) là nguồn giống tốt đáng đ−ợc quan tâm cho công tác giống ong nội ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 139 - 142)