Tại sao phải bảo tồn ong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 50 - 51)

Theo Michener C. D. (2000)[74] ong (bee) là côn trùng bộ cánh màng lấy phấn hoa và dịch mật làm thức ăn. Từ khái niệm này cho thấy ong đi kiếm ăn phải viếng thăm hoa để thu hoạch phấn hoa và dịch mật của hoa tiết ra. Trong lúc kiếm ăn nh− vậy chúng chuyển hạt phấn bám trên cơ thể chúng từ nhị hoa (anther) tới đầu nhuỵ (stigma) (Dafni A., 1992[44]; Proctor M. et al., 1996[89]; Roubik D. W., 1995[96]). Quá trình chuyển hạt phấn nh− vậy gọi là quá trình thụ phấn (pollination). Nhờ ong thụ phấn mà quá trình đậu quả và hạt tăng lên. Quá trình thụ phấn tốt sẽ làm cho năng suất cao hơn, quả to hơn, quả chín nhanh hơn và chất l−ợng ngon hơn (Verma L.R., 1990)[121]. Trong số các đối t−ợng thụ phấn thì ong mật là đối t−ợng thụ phấn hiệu quả nhất do chúng có một số đặc tính sau (Verma L.R., 1990)[121]:

- Cơ thể có nhiều lông khiến cho hạt phấn dễ dàng dính vào. - Rất chung thuỷ với hoa.

- Thời gian viếng thăm trên hoa lâu.

- Thao tác tỉ mỉ kỹ l−ỡng khi viếng thăm hoa. - Duy trì số l−ợng cá thể cao.

Với các đặc tính trên, ong mật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và trở thành vật chỉ thị để đánh giá môi tr−ờng (Fabunmi M., 2004)[49]. Nh− quần thể ong ruồi đỏ (Apis florea) và ong ruồi đen (Apis

andreniformis) bị suy giảm nghiêm trọng tại rừng tràm Uminh từ 1996-2000

cho thấy tính chất tự nhiên của khu rừng này không còn nữa (Quyen P. B. et al., 2001)[90]. Khi một loài ong nào đó bị mất đi trong khu rừng nhiệt đới thì một loài thực vật thu phấn nhờ ong đó cũng dần dần bị biến mất trong t−ơng lai gần (do sự đồng tiến hoá) và nh− vậy chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đó có nguy cơ bị phá vỡ (Thai H. P., 2001)[115]. Do đó Fabunmi M., 2004[49] đ−a ra sự cần thiết phải thực hiện chiến l−ợc bảo tồn ong với các nội dung nh−: huấn luyện và phát triển nuôi ong, giáo dục cộng đồng về bảo tồn ong, xây dựng hiệp −ớc quốc tế và pháp chế bảo tồn ong, phổ biến thông tin. Sự khẩn thiết về bảo tồn ong là vì ong thụ phấn làm tăng năng suất cây trồng sẽ đảm bảo cho an ninh l−ơng thực, các sản phẩm từ ong (mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, keo ong) giúp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Bảo tồn ong là bảo tồn sự đa dạng sinh học, hơn nữa tạo công ăn việc làm từ việc nuôi ong, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)