0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Nghiên cứu trong n−ớc về sinh học phân tử đối với ong nộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 44 -46 )

b. Các kỹ thuật ứng dụng trong nghiên cứu ADN

1.2.1.4 Nghiên cứu trong n−ớc về sinh học phân tử đối với ong nộ

Mặc dù công nghệ sinh học đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới gần 3 thập niên tr−ớc đây để giải guyết các vấn đề tồn đọng trong phân loại, sinh địa lý (phân bố), cấu trúc quần thể bằng hình thái học truyền thống. Đến nay rất ít những nghiên cứu trong n−ớc về sinh học phân tử đối với ong nói chung và ong nội Apis cerana nói riêng. Chỉ có một số công trình về enzyme:

- Công trình nghiên cứu về hệ enzym của các quần thể ong Cao Bằng, Lai Châu, Cát Bà và Hà Nội (Nguyễn Văn Niệm, 2001[15], Niem N. V. et al., 2001[78]). Trong những nghiên cứu đó, 2 hệ enzym đ−ợc sử dụng là esteraza

(Est) và isocitric dehydrogenaza (Idh). Kết quả phân tích 2 hệ enzym trên cho thấy ong nội ở các địa ph−ơng nghiên cứu có đặc điểm di truyền cơ bản giống nhau. Tuy nhiên có sự khác nhau về tần suất xuất hiện allen và quần thể ong Cao Bằng khác với ong của Tủa Chùa (Điện Biên) và Cát Bà (Hải Phòng) (ong Cát Bà không khác với ong Tủa Chùa).

- Công trình nghiên cứu về tính đa hình ADN ty thể của ong mật Việt Nam bằng enzyme cắt hạn chế đ−ợc Phạm Văn Lập và cộng sự (2002)[9] phát hiện thấy có tới 4 kiểu gen dạng đơn (EcoR I - Haplotype) từ 12 đàn ong nội của một trại ong thuộc Trung tâm nghiên cứu ong và 1 haplotype của ong nội ở Bến Tre.

Gần đây các nghiên cứu về hệ enzym cho mục đích xác định quần thể ong ít đ−ợc sử dụng. Bởi vì ph−ơng pháp này đòi hỏi rất nghiêm ngặt là các mẫu phân tích luôn phải t−ơi sống (Phạm Văn Lập và cộng sự, 2002[9]), nếu chết hệ enzyme sẽ bị phá huỷ, dẫn đến kết quả không còn chính xác và tốn kém. Do đó nghiên cứu bằng kỹ thuật đọc trình tự đang đ−ợc sử dụng ngày càng rộng rãi. Một mặt do có sự trợ giúp công nghệ ngày càng cao, mặt khác các mẫu dễ dàng bảo quản từ thực địa.

Bằng nghiên cứu trình tự của ADN ty thể của tiểu phần 16s ARN riboxom của 5 quần thể ong nội là Nguyên Bình (Cao bằng), Tủa Chùa (Điện Biên), Cát Bà (Hải Phòng), Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho thấy chúng thuộc về ong nội Apis cerana indica (so sánh với trình tự trên genebank) Phạm Hồng Thái (2003)[24] nh− hình 1.2.

Với sự hợp tác quốc tế giữa Trung tâm nghiên cứu ong, Tr−ờng đại học Guelph (Canada) và Đại học Kansas (Mỹ) đang từng b−ớc phát hiện ra các haplotype của trình tự đoạn không mã hoá cuối COI và đầu COII (Smith D. R.

et al., 2003[111], 2005[112]) của toàn bộ ong nội của Việt Nam trong t−ơng lai.

Hình 1.2. So sánh 12 trình tự của gen 16s Riboxom

Ghi chú: trong đó AC2, 3 thuộc về Tủa Chùa (Điện Biên); AC 4,5,6 thuộc về Nguyên Bình (Cao Băng); AC 7, 8 thuộc Bảo Lộc (Lâm Đồng); AC 10,11,12 thuộc Cát Bà (Hải Phòng); AC 13, 14 thuộc Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu); A. cer = A. cerana indica; A. flor = A. florea; A. dor = A. dorsata; A. melf = A. mellifera

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 44 -46 )

×