0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Công tác giống ong nội Apis cerana F trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 46 -49 )

b. Các kỹ thuật ứng dụng trong nghiên cứu ADN

1.3.1 Công tác giống ong nội Apis cerana F trên thế giới và Việt Nam

Chọn lọc và lai tạo giống của ong ngoại Apis mellifera đã đ−ợc quan tâm rất nhiều tại Liên xô cũ và nhiều n−ớc trên thế giới (Crane E., 1990[40]; Fresnaye J. and Lavie P., 1977[53]; Grankin N. N., 1977[55]; Hija V. D., 1977[60]; Kotova G. N. and Podolski M. S., 1977[65]; Monakhov A. I. et al.,

1977[75]; Rahim-Zade M. S., 1977[93]). Theo lý thuyết của Darwin C. (1998)[50] và các nhà di truyền khác cho rằng muốn có đ−ợc −u thế lai thì hai cá thể động vật phải đ−ợc nuôi d−ỡng trong hai điều kiện khác nhau (có thể là các chủng (race) hoặc dạng sinh thái - địa lý (geo-ecotype) khác nhau (Laidlaw H. H. and Page R. E., 1997[69]; Melnichenco A. N. and Trishina A. S., 1977[73]). Do đó tr−ớc khi tiến hành ch−ơng trình "chọn lọc và lai tạo giống ong mật" tại Liên xô cũ từ 1964-1975 các nhà khoa học đã điều tra, xác định đ−ợc một số chủng và dạng sinh thái khác nhau dựa trên đặc điểm hình thái và một số đặc điển sinh học (Melnichenco A. N. and Trishina A. S., 1977[73]; Velichkov V. N., 1977[120]). Có rất nhiều chỉ tiêu mà các nhà khoa học dựa vào đó để chọn giống ong mật, nh−ng chỉ tiêu hình thài là đ−ợc sử dụng một cách dễ dàng nhất và hiệu quả nhất (Fresnaye J. and Lavie P., 1977[53]). Theo Laidlaw H. H. and Page R. E. (1997)[69] đ−a ra nguyên tắc đối với nguồn ong cho chọn tạo giống từ:

- Các trại ong th−ơng mại địa ph−ơng.

- Các vùng nuôi ong th−ơng mại bị mắc loại bệnh cụ thể để có nguồn gen chống chịu bệnh cụ thể đó.

- Các chủng ong khác nhau có thể có tại địa ph−ơng, có thể đ−ợc nhập vào với các đặc tính mong muốn nh−: sức đẻ trứng, năng suất mật, tính chống chịu bệnh.

- Nguồn ong tự nhiên (đ−ợc coi là nguồn gen nguyên vẹn nhất, sống tự nhiên với một số tính trạng đã trải quá trình chọn lọc tự nhiên và thể hiện sự đa dạng di truyền).

Các nhà chọn giống ong đ−a ra các tiêu chí trong chọn lọc và tạo giống là: năng suất mật cao, sức đẻ trứng của ong chúa mạnh và tính tụ đàn cao, hiền lành, qua đông và qua hè tốt, tính biến động thấp, tính chống chịu bệnh và ký sinh cao, hiệu quả trong thụ phấn cây trồng, mầu ong chúa sáng, khoẻ (Crane E., 1990)[40]. Trong các tiêu chí đó thì chỉ tiêu năng suất mật là tính trạng di

truyền do nhiều gen quy định (Crane E., 1990[40]; Laidlaw H. H. and Page R. E., 1997[69]).

Chọn lọc và lai tạo giống đối với ong nội Apis cerana đã đ−ợc thực hiện từ những năm 50 của thế kỷ tr−ớc (Verma L. R., 1990)[121]. Ong mật Apis

cerana cerana có năng suất mật tại Quảng Đông đạt 50 kg / đàn / năm (Phùng

Hữu Chính, 1996)[5] và tại Vân Nam đạt 30 kg/đàn /năm, nh−ng có đàn −u tú đạt 90kg/đàn/ năm.

Tại Việt Nam, nuôi ong nội Apis cerana có từ thế kỷ thứ 8 (Phùng Hữu Chính, 1996[5]; Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999[6]). Tuy nhiên tới những năm 1960 nuôi ong nội bắt đầu phát triển, về tổ chức nhà n−ớc có các Công ty ong các tỉnh và Công ty ong Trung −ơng ở Miền Bắc. Theo Phùng Hữu Chính (1996)[5] từ 1969 -1973, trại nghiên cứu ong Đốc Tín đã thu thập ong nội Apis cerana từ một số tỉnh Miền Bắc (Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Thanh Hoá) để tạo thành tập đoàn giống ong nội. Kết quả b−ớc đầu cho thấy ong nội của Tuyên Quang có kích th−ớc cơ thể và năng suất mật cao hơn. Tuy nhiên, tập đoàn này đã bị xoá sổ bởi dịch ấu trùng túi (sacbrood virus) năm 1974. Từ 1988-1993, Trung tâm nghiên cứu ong thực hiện ch−ơng trình chọn giống ong nội Apis cerana theo ch−ơng trình quần thể kép kín của Page và Laidlaw. Nguồn ong giống đ−ợc thu thập từ các địa ph−ơng Miền Bắc và mỗi nơi thu 2 đàn chất l−ợng tốt tại: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Bắc Thái, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nam, Vĩnh Phú, Thái Bình, Thanh Hoá, Yên Bái và Hải H−ng. Qua thời gian chọn lọc và theo dõi thấy năng suất mật tăng 24,1% (Phùng Hữu Chính, 1996)[5].

Tập đoàn giống ong nội nh− trên không phải là tập đoàn giống đơn thuần nh− tập đoàn giống cây trồng và vật nuôi khác. Bởi vì ong nội Apis

cerana mang bản chất xã hội cao, có tập tính giao phối trên không trung (cao

10-15 m), cách xa đàn vài km (7-10 km), tại điểm hội tụ ong đực (có hàng trăm đến hàng nghìn con có nguồn gốc từ các đàn khác nhau quanh đó), một

ong chúa tơ giao phối với nhiều ong đực (10-36 ong đực), ong chúa chỉ giao phối một lần trong đời (Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999)[6]. Chính những lý do này kiến cho việc kiểm soát giao phối và điều khiển cặp lai theo tính trạng mong muốn là hết sức khó khăn và phức tạp. Việc cách ly giao phối cũng không dễ ràng nh− cây trồng và vật nuôi khác. Có thể cách ly với các trại nuôi ong khác nh−ng khó có thể cách ly với nguồn ong đực đang có trong tự nhiên của các tổ dã sinh gần đó. Biện pháp lai giống hiệu quả nhất đó là thụ tinh nhân tạo. Còn nguồn vật liệu di truyền tốt nhất là các điểm bảo tồn và l−u giữ nguồn gen ong địa ph−ơng, kết hợp với chọn giống tại chỗ nhằm tạo ra các giống địa ph−ơng có chất l−ợng tốt hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 46 -49 )

×