0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Thời kỳ 1975 tới nay

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 26 -29 )

Đây là thời kỳ ngành ong b−ớc vào giai đoạn phát triển mà đỉnh cao vào năm 2002 đạt sản l−ợng mật là 14.000 tấn, xuất khẩu mật ong đạt 12.000 tấn. Ong ngoại đ−ợc đ−a vào nuôi hầu hết trên cả n−ớc, đóng góp tỷ trọng mật ong xuất khẩu cũng nh− sản l−ợng mật lớn nhất sau đó đến ong nội và một phần ong khoái.

Từ 1983 - 1989, ong ngoại A. mellifera đã có biến động thành phần phân loài theo chiều h−ớng tăng lên do việc Trung tâm nghiên cứu ong nhập 4 phân loài (giống) là A. mellifera ligustica, A. m. carpatica, A. m. caucasica và

A. mellifera từ Cu Ba không rõ nguồn gốc (Nguyễn Văn Niệm, 2001)[15].

Vào giữa những năm của thập niên 90, Công ty Ong Đồng Nai nhập nội một số chúa của phân loài ong A. m. mellifera từ Pháp.

Năm 2001 - 2002, Trung tâm nghiên cứu Ong nhập 2 phân loài ong ngoại nữa là A. mellifera ligustica và A. m. carnica. Tuy nhiên cũng còn nhiều con đ−ờng nhập khẩu không chính thức đ−a các phân loài ong ngoại vào Việt Nam theo con đ−ờng tiểu ngạch (nh− Việt kiều mang về n−ớc,...).

Nh− vậy cho tới nay chúng ta đã biết đ−ợc có tới 6 phân loài ong ngoại

A. mellifera ở Việt nam. Tuy nhiên, công tác quản lý và l−u giữ giống bị buông lỏng nên chỉ còn lại có 2 phân loài (A. mellifera ligustica và A. m.

carnica) đ−ợc l−u giữ tại Trung tâm nghiên cứu ong phục vụ công tác lai tạo giống bằng thụ tinh nhân tạo.

Đối với thành phần các loài ong mật bản địa thì trong thời kỳ này một số nhà khoa học ngành ong đã xác định thêm đ−ợc 2 loài nữa là Apis

laboriosa (Trung L. Q. et al., 1996)[119] và Apis andreniformis (Phạm Hồng

Thái và cộng sự, 1997)[22].

Về thành phần các chủng ong nội hay các dạng sinh thái của ong nội vẫn ch−a rõ ràng mới chỉ giả thiết rằng ong nội của Việt nam có 2 phân loài là

A. c. cerana và A. c. indica, và có thể có tới 4 dạng sinh thái (Chinh X. T.,

2004[36]; Thai P. H., 2003[116]).

1.1.3 Giá trị kinh tế của các loài ong mật thuộc chi Apis ở Việt Nam

Ong mật ngoài việc cung cấp cho con ng−ời những sản phẩm quý nh−

mật ong, phấn hoa, sữa chúa,… chúng còn có một vai trò to lớn trong việc thụ phấn cây trồng thông qua hoạt động kiếm ăn trên hoa. −ớc tính giá trị kinh tế của sự thụ phấn nhờ ong (làm tăng năng suất và chất l−ợng quả hạt) cao hơn rất nhiều (khoảng 10 - 140 lần) so với các sản phẩm thu đ−ợc từ đàn ong (Thai H. P., 2001)[115].

1.1.3.1 Ong ngoại Apis mellifera Linnaeus

Ong ngoại đ−ợc ng−ời Pháp mang vào Việt Nam cùng với cuộc viễn chinh xâm l−ợc n−ớc ta (Rialan C., 1887)[94]. Nh−ng tới năm 1960, khoảng 200 đàn ong ngoại gốc ý (cho đến nay ng−ời nuôi ong vẫn lấy tên ong ý gắn cho ong ngoại A. mellifera) mới đ−ợc nhập khẩu chính thức từ Hồng Kông vào miền Nam Việt Nam (Dung P. X and Ngan T. X., 2000)[47]. Từ đó nghề nuôi ong th−ơng mại bằng ong ngoại bắt đầu phát triển. Trải qua quãng thời gian dài hơn 4 thập kỷ loài ong này tỏ ra thích nghi tốt với điều kiện nguồn hoa và khí hậu của Việt Nam đặc biệt là vùng Nam bộ và Tây nguyên (Phạm Thanh Bình và Nguyễn Quang Tấn, 1994)[3].

Số l−ợng đàn ong ngoại hiện nay −ớc tính trong cả n−ớc vào khoảng 450.000 đàn và đạt sản l−ợng hàng năm trên 12.000 tấn mật chiếm 70 - 80% tổng sản l−ợng mật trong cả n−ớc. Sản l−ợng mật của ong ngoại A. mellifera sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Các sản phẩm của ong ngoại rất đa dạng ngoài mật, sáp ong còn có những sản phẩm khác nh−: phấn hoa, sữa ong chúa và keo ong. Nuôi ong ngoại có −u điểm là dễ áp dụng và đầu t− các thiết bị công nghiệp của nghề nuôi ong. Ng−ời nuôi ong có thể quản lý đ−ợc từ 200-500 đàn do ong ngoại có tính tụ đàn cao, ít bốc bay chia đàn và tính dự

trữ mật trong đàn lớn khi có nguồn mật hoa bên ngoài dồi dào. Với các đặc tính −u việt trên nghề nuôi ong ngoại đang trở thành nghề sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao ở miền Nam n−ớc ta. Nh−ng ở miền Bắc và miền Trung có nguồn hoa phân tán và khí hậu khắc nghiệt do đó hiệu quả nuôi ong ngoại là không cao.

Việc nhập một số chủng ong ngoại vào n−ớc ta có ý nghĩa to lớn cho việc làm đa dạng nguồn gen chống cận huyết một số giống ong ngoại, cải tạo máu và tạo ra những cặp lai có −u thế lai cao nhằm phục vụ công tác chọn tạo giống ong mật chất l−ợng cao của Việt Nam từ nay đến 2010. Tuy nhiên, nếu chú trọng quá nhiều đến phát triển ong ngoại sẽ là mối đe dọa đối với các loài ong bản địa về mật độ và kích th−ớc quần thể. Hệ quả là ngành ong sẽ phát triển trong trạng thái không bền vững.

1.1.3.2 Ong nội Apis cerana Fabricius

Nuôi ong nội đã trở thành nghề truyền thống lâu đời ở n−ớc ta. Bằng chứng là vào thế kỷ thứ VIII, Th−ợng th− phụ trách về nông nghiệp là Phạm Lê đã có bài viết bằng chữ Hán về một số đặc điểm sinh học và cách nuôi ong nội. Đến thế kỷ thứ XVIII, Lê Quý Đôn đã viết trong: “Vân đài loại ngữ tập 3” và đã có một số nhận xét về đặc điểm sinh học của đàn ong nội (Phùng Hữu Chính, 1996[5]; Phùng Hữu Chính và Vũ Văn Luyện, 1999[6]; Chinh X. T. 2004[36]).

Hiện nay, ong nội rất thích hợp cho mô hình sản xuất nhỏ hoặc nuôi ong hộ gia đình. Chính vì vậy mà loài ong nội này đã tham gia tích cực và có hiệu quả trong ch−ơng trình xã hội về xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ nông dân nghèo vùng sâu vùng xa. Giúp cho ng−ời già, nghỉ h−u trong thành phố th− giãn với một vài đàn ong trong khuôn viên nhỏ hẹp của họ, tạo ra nguồn dinh d−ỡng đáng kể cho sức khoẻ cộng đồng.

Nuôi ong nội đang phát triển mạnh, mà tập trung chủ yếu là các tỉnh miền Bắc và miền Trung (Phùng Hữu Chính, 1996)[5]. Số l−ợng đàn ong hiện

nay có khoảng 150.000 đàn, mật ong nội sản xuất ra mới chỉ phục vụ cho tiêu dùng nội địa (tiêu dùng nội địa rất thấp, chỉ đạt 20g/ng−ời/năm) (Chinh P. H. and Tam D. Q., 2004)[35].

Việc xác đinh, bảo tồn và l−u giữ các chủng ong nội địa ph−ơng là hết sức cần thiết cho công tác chọn tạo giống ong nội phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong n−ớc và xuất khẩu.

1.1.3.3 Ong hoang dã

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 26 -29 )

×