Xác định vị trí phân loài ong nội và ranh giới phân bố của chúng ở Việt Nam dựa trên đặc điểm sinh học phân tử (ADN ty thể)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 136 - 139)

5 Dài đoạn đỉnh của ô radial

3.4.2 Xác định vị trí phân loài ong nội và ranh giới phân bố của chúng ở Việt Nam dựa trên đặc điểm sinh học phân tử (ADN ty thể)

Việt Nam dựa trên đặc điểm sinh học phân tử (ADN ty thể)

Hình 3.22. Bản đồ ranh giới giao thoa di truyền của 2 phân loài ong tại phía Bắc

Từ kết quả phân tích hình thái ở trên đã định loại ong nội thuộc phân loài Apis cerana cerana chỉ có mặt tại Đồng Văn (Hà Giang) và phân tích di truyền cũng đồng thuận với điều đó. Tuy nhiên, phân tích di truyền cho thấy kiểu gen có sự phân bố rộng hơn kiểu hình. Điều này đ−ợc chứng minh tại hình 3.15 rằng ong nội từ Sapa (Lào Cai), qua Phú L−ơng (Thái Nguyên) đến Đình Lập (Lạng Sơn) trở lên phía Bắc là một dạng di truyền thứ nhất và ong nội ở các đảo của Quảng Ninh bao gồm cả Móng Cái là một dạng di truyền thứ hai của phân loài Apis cerana cerana. Ong nội Tủa Chùa (Điện Biên), Mù Căng Chải (Yên Bái) là một dạng di truyền thứ nhất và ong nội Bình Liêu, Đầm Hà (Quảng Ninh) là một dạng di truyền thứ hai của phân loài Apis

cerana indica.

Điều này có thể đ−ợc giải thích thông qua dòng chảy di truyền (gene flow) trong quá trình tiến hoá tr−ớc đây của phân loài Apis cerana cerana từ Trung Quốc tràn xuống, còn dòng chảy di truyền (gene flow) của phân loài

Apis cerana indica từ phía Nam đi lên. Hai dòng chảy di truyền này gặp nhau,

trao đổi di truyền và giao thoa vùng phân bố với nhau tại vùng phía Bắc (hình 3.18 và hình 3.22), làm cho sự di truyền trở nên rất đa dạng. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu hình thái và hệ enzyme của chúng (Niem N. V. et al., 2001[78]; Phạm Văn Lập và cộng sự 2002[9]).

Sự giao thoa di truyền của 2 phân loài cũng đã đ−ợc Phạm Hồng Thái (2003)[24] chỉ ra bằng nghiên cứu trình tự của ADN ty thể theo tiểu phần 16s ARN riboxom của 5 quần thể ong nội là Nguyên Bình (Cao bằng), Tủa Chùa (Điện Biên), Cát Bà (Hải Phòng), Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Cụ thể là tất cả các mẫu phân tích đều thuộc về ong nội Apis

cerana indica (so sanh với trình tự trên genebank). Nh−ng chỉ có một mẫu trong số 3 mẫu thu thập tại Cao Bằng lại thuộc về phân loài Apis cerana

Hình 3.23. So sánh 12 trình tự của gen 16s Riboxom

Ghi chú: AC2, 3 thuộc về Tủa Chùa (Điện Biên); AC 4, 5, 6 thuộc về Nguyên Bình (Cao Bằng); AC 7, 8 thuộc Bảo Lộc (Lâm Đồng);

AC 10, 11, 12 thuộc Cát Bà (Hải Phòng); AC 13, 14 thuộc Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu); A. cer = Apis cerana indica; A. flor = Apis florea; A. dor = Apis dorsata; A. melf = Apis mellifera

Sự tách biện nhóm di truyên Tủa Chùa - Mù Căng Chải và Đầm Hà - Bình Liêu với nhóm di truyền giao thoa có thể là do điều kiện địa hình tạo nên bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn, vòng cung Đông Triều và n−ớc biển vịnh Bắc Bộ (hình PL 6.5, ). Sự khác biệt hình thái của quần thể ong Tịnh Biên (An Giang) với các quần thể khác tại các hình 3.21 và 3.10 cũng có thể đ−ợc giải thích

bằng sự cách ly địa hình của Tịnh Biên với các điểm điều tra khác bởi vùng ngập n−ớc của sông Mê Kông từ Campuchia đến Đồng Tháp M−ời (hình PL 6.5, 6.6)

Tóm lại: ong nội ở n−ớc ta có 2 phân loài là Apis cerana cerana và Apis cerana indica. Phân loài Apis cerana cerana phân bố trên cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) và phân loài Apis cerana indica phân bố ở các khu vực còn lại trên cả n−ớc, với 9 dạng hình thái riêng biệt. Hai phân loài này có phần ranh giới di truyền giao thoa trên bản đồ Việt nam tại vùng phía Bắc.

3.5 H−ớng sử dụng kết quả nghiên cứu hình thái và sinh học phân tử

(ADN ty thể ) vào công tác giống và bảo tồn ong nội

Công tác giống và bảo tồn đối với loài ong nội Apis cerana là hai công việc song hành. Bởi vì, công tác giống bao gồm chọn giống (bee-selection) và lai tạo giống (bee-breeding), mà chọn lọc giống tạo ra dòng thuần với các đặc tính đem lại lợi ích cho con ng−ời, còn lai giống là tạo ra con lai phục vụ lợi ích của con ng−ời đ−ợc nhanh hơn và thoả mãn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)