0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Nghiên cứu của thế giới về sinh học phân tử trên ong nộ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 43 -44 )

b. Các kỹ thuật ứng dụng trong nghiên cứu ADN

1.2.1.3 Nghiên cứu của thế giới về sinh học phân tử trên ong nộ

Dựa trên những công trình nghiên cứu đã đ−ợc công bố về phân loại và hình thái của ong mật Apis cerana nh− đã đề cập ở trên (chẳng hạn Maa T. C. (1953)[71] chia thành 11 loài, Ruttner F. (1988)[97] gộp 11 loài trên thành 5 phân loài của loài ong mật Apis cerana dựa trên phân tích hình thái, Peng Y. S. et al. (1989)[86] cũng sử dụng ph−ơng pháp phân tích hình thái và đã xác định Trung Quốc có tới 5 chủng địa lý). Các nhà nghiên cứu về sinh học phân tử đã sử dụng 5 enzyme cắt hạn chế cơ bản là Bcl I, Bgl II, EcoR I, Hind III và

Spe I có độ dài 6 bazơ để kiểm tra và đánh giá toàn bộ quần thể ong nôị Apis cerana. Nhờ đó mà một số loài của Maa T. C. (1953)[71] đ−ợc tái khẳng định từ quần thể của ong nội Apis cerana nh− loài Apis koschevnikovi, Apis nuluensis, Apis nigrocincta (Smith D. R., 1991[105]. Bằng kỹ thuật hiện đại

(đọc trình tự ADN) của đoạn không mã hoá (noncoding) mà các loài trên đ−ợc củng cố thêm và đồng thời một số loài của Maa T. C. (1953)[71] đ−ợc ghi nhận là phân loài của ong nội Apis cerana (Matsuka M. et al., 2004[72]; Smith D. R., 1992[106]; Smith D. R. and Hagen R. H., 1997[108]; Smith D. R. and Hagen R. H., 1999[109]; (Smith D. R. et al., 2000)[110]; Smith D. R. et al., 2005[112]; Takahashi J. I. et al. (2002)[113]). Theo công bố của Smith D. R., 1991[105] và 2005[112]) thì quần thể ong nội Apis cerana có 2 dòng di truyền là trên phần lục địa và và phần đất thấp (bao gồm bán đảo Malaysia và các đảo của Đông Nam á). Có sự hình thành nh− vậy là do cách đây khoảng

160 000 năm, mực n−ớc biển thấp hơn so với bây giời là khoảng 200 m đã khiến cho các đảo nối liền một dải với đất liền đã tạo điều kiện cho loài ong nội Apis cerana di chuyển tới Luzon, Panawan, Timor ... Dần dần n−ớc biển tăng lên làm cách ly chúng với quần thể trên lục địa và tạo thành 2 dòng di truyền tách khỏi nhau mạnh mẽ. Theo kết quả nghiên cứu trình tự của các quần thể ong mật Apis cerana cho thấy độ dài trình tự ong nội phía Tây lớn hơn phía Đông theo bản đồ phân bố (t−ơng ứng là 72 và 68 bazơ) (Smith D. R. and Hagen R. H., 1997[108]). Smith D. R. et al., 2000[110] phát hiện thấy có 3 quần thể ong mật Apis cerana tại Đài Loan, đảo Sulawesi, Philippines có trình tự đoạn không mã hoá rất ngắn (33, 31 và 37 bazơ) và có cấu trúc phân tử dạng "chiếc kẹp tóc". Khi nghiên cứu cấu trúc quần thể ong mật Apis

cerana dựa trên tính đa dạng các haplotype của ADN ty thể của nó. Các nhà

nghiên cứu thấy xuất hiện 4 nhóm di truyền chính: i) dòng lục địa chính (Asian mainland), ii) dòng vùng thấp (sunderland), iii) dòng Palawan và iv) dòng các đảo còn lại của Philippines. Bên trong dòng lớn lục địa cũng hình thành nên một số nhóm nhỏ. Điều đó cho thấy ong mật Apis cerana rất đa dạng di truyền (Hepburn H. R. et al., 2001)[59].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC PHÂN TỬ (ADN TY THỂ) CỦA CÁC QUẦN THỂ ONG NỘI APIS CERANA FABRICIUS PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM (Trang 43 -44 )

×