Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội ở các tỉnh thuộc vùng ven biển và đảo từ Đà Nẵng tới Cà Mau (khu vực 4)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 81 - 84)

Kết quả nghiên cứu vμ thảo luận

3.1.4Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội ở các tỉnh thuộc vùng ven biển và đảo từ Đà Nẵng tới Cà Mau (khu vực 4)

ven biển và đảo từ Đà Nẵng tới Cà Mau (khu vực 4)

Các tỉnh thuộc vùng ven biển và đảo từ Đà Nẵng tới Cà Mau (khu vực 4) gồm các địa điểm chịu ảnh h−ởng của khí hậu ven biển. Hai địa điểm Bảo Lộc và Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng có khí hậu và địa hình khác biệt với Tây nguyên. Hơn nữa lại giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận và Ninh Thuận

nơi có 2 khu rừng lớn là Cát tiên và Tánh Linh. Ngoài yếu tố di c− tự nhiên của ong còn có yếu tố bắt ong từ rừng về nuôi của ng−ời dân. Hơn nữa 2 địa điểm này không quá xa với ven biển và có đ−ờng giao thông thuận lợi với khu vực nghiên cứu này. Do đó chúng tôi đã gộp 2 địa điểm nghiên cứu này vào khu vực 4 (hình 3.3).

Kết quả về tình hình phân bố nguồn gen của ong nội tại khu vực 4 đ−ợc trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Tình hình phân bố nguồn gen của ong nội tại khu vực 4

TT T

Địa điểm điều tra, thu

mẫu N Tình trạng nguồn gen Tình trạng nuôi ong Mức độ phổ biến của ong Điều kiện nguồn hoa 1 Đảo Cù Lao Chàm

(Quảng Nam) 0 Nguyên vẹn Tự nhiên + +++

2 Đức Phổ (Quảng Ngãi) 5 Không rõ Cổ truyền ++ ++

3 Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 0 Không còn Không có - - +

4 Hoài Nhơn (Bình Định) 8 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++

5 Nha Trang (Khánh Hoà) 12 Không rõ Hiện đại +++ +++

6 Đà Lạt (Lâm Đồng) 5 Nguyên vẹn Tự nhiên +++ +++

7 Bảo Lộc (Lâm Đồng) 5 Nguyên vẹn Tự nhiên +++ +++

8 Đảo Phú Quý (Bình

Thuận) 0 Không còn Không có - +

9 Quận 7 (Thành phố Hồ

Chí Minh) 5 Đã du nhập Hiện đại + ++

10 Giồng Trôm (Bến Tre) 5 Nguyên vẹn Hiện đại +++ +++

11 Châu Thành (Cần Thơ) 8 Đã du nhập Hiện đại +++ +++

12 Bán Đảo Cà Mau (Cà

Mau) 0 Không có Không có - +++

13 Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng

Tàu) 10 Nguyên vẹn Cổ truyền ++ +++

Ghi chú: N: Số đàn ong thu thập mẫu ( 60-70 ong thợ /đàn ong)

Mức độ phổ biến của ong: - không có; + có ít; ++ khá; +++ nhiều Điều kiện nguồn hoa: - + rất ít; + th−a; ++ khá; +++ nhiều

Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy tại 2 hòn đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) và đảo Phú Quý (Bình Thuận), rừng tự nhiên đều đã bị chặt phá hoàn toàn khiến cho nguồn ong nội tại đây biến mất. Do không có những cây gỗ lớn cũng nh− có núi đá có lẽ đã ảnh h−ởng đến việc xây tổ, đồng thời nguồn hoa cho ong nghèo nàn là những nguyên nhân chính xoá sổ các loài ong mật tại đây. Bán đảo Cà Mau, theo điều tra của chúng tôi qua nhiều năm (Ch−ơng trình Quỹ gen ong và dự án Gác kèo ong ở rừng U Minh) thì yếu tố cơ bản làm cho ong nội không tồn tại có thể là do thiếu nguồn n−ớc ngọt tự nhiên. Bởi vì bán đảo Cà Mau th−ờng bị n−ớc ngập mặn và n−ớc nhiễm phèn hầu nh− quanh năm. Nh−ng Nguyễn Văn Niệm (2001)[15] lại cho rằng không có môi tr−ờng làm tổ của ong nội là nguyên nhân chính.

Nh− vậy ở khu vực này (ven biển và đảo từ Đà Nẵng tới Cà Mau) có 6 điểm điều tra có nguồn gen ong nội còn nguyên vẹn.

Từ bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3 và bảng 3.4, chúng tôi thấy:

- Tại những địa điểm điều tra, thu mẫu có thảm thực vật phong phú là những nơi có nguồn ong nội dồi dào. Ng−ợc lại, ở những địa điểm điều tra, thu mẫu có nguồn hoa kém, không thuận lợi cho ong nội làm tổ thì ong nội có ít hoặc không tồn tại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong số 63 địa điểm điều tra, thu mẫu của cả 4 khu vực nghiên cứu cho thấy tình hình nuôi ong nội Apis cerana phát triển tại miền Bắc (100% các điểm điều tra có nuôi ong ở khu vực 1; 57,17% ở khu vực 2), duyên hải Nam Trung Bộ, phía Đông của Nam Bộ; Tây Nguyên và Biên giới Tây Nam tình hình nuôi ong nội ch−a phát triển (43,75 % khu vực 3 và 46,15 % khu vực 4 có nuôi ong).

- Có 36 địa điểm trong số 63 địa điểm điều tra có nguồn gen ong nội còn nguyên vẹn và phần lớn những địa điểm điều tra có tình trạng nuôi ong

cổ truyền là những nơi có nguồn gen nguyên vẹn (82,61%). Còn phần lớn những nơi nuôi ong hiện đại đều là những địa điểm có trình trạng nguồn gen đã bị du nhập (chỉ 0,6% địa điểm điều tra nuôi ong hiện đại với nguồn gen ong còn nguyên vẹn).

- Ong nội không có mặt tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận), bán đảo Cà Mau (Cà Mau) và có rất ít tại vùng ngập n−ớc Mộc Hoá (Long An).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 81 - 84)