Sơ l−ợc chung về công nghệ sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 36 - 37)

Những b−ớc tiến vĩ đại của khoa học công nghệ đã tạo ra b−ớc phát triển mạnh mẽ của nền văn minh nhân loại. Lịch sử phát triển của sinh học đi từ sinh học mô tả đến sinh học thực nghiệm, những tiến bộ của khoa học về sự sống gắn liền với sự tiến bộ của vật lý, hoá học, cơ học và toán học. Sự gắn bó ấy tr−ớc hết là do việc đ−a vào sinh học các ph−ơng pháp nghiên cứu mới, các thiết bị, công cụ giúp con ng−ời tìm hiểu sâu hơn vào thế giới vô cùng phức tạp của sự sống. Các ph−ơng pháp khoa học giúp tìm hiểu thành phần của cơ thể và vai trò của các đại phân tử. Kính hiển vi điện tử giúp nhìn thấy và chụp ảnh các cấu trúc vi mô của tế bào. Gần đây các nhà khoa học còn chụp đ−ợc cả phân tử protein đang hình thành với sự tham gia của các phân tử RNA thông tin trên ribosome. ảnh chụp này đã chứng minh cho các giả thuyết tr−ớc đó về các quá trình quan trọng nhất của sự sống nh− di truyền, sinh tr−ởng phát triển, quang hợp, hô hấp, ... (Lê Trần Bình và cộng sự, 1997)[1].

Vào thập niên 80, công nghệ sinh học (CNSH) đã ra đời và bùng nổ một cách mạnh mẽ. Trong nông nghiệp ng−ời ta còn dùng cụm từ "cuộc cách mạng xanh lần thứ hai" để chỉ khái niệm trên.

Công nghệ sinh học (Biotechnology) là ngành khoa học mũi nhọn hiện đ−ợc cả thế giới quan tâm. Công nghệ sinh học với tốc độ phát triển nhanh chóng không kém sự bùng nổ thông tin đang tạo ra một cuộc cách mạng sinh học không chỉ trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, mà còn làm thay đổi ph−ơng thức sản xuất trong các ngành y d−ợc, vật liệu mới, năng l−ợng, khai khoáng và bảo vệ môi tr−ờng (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tiến Thắng, 1996[29]).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)