Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội ở một số đảo lớn thuộc vịnh Bắc bộ (khu vực 2)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 77 - 79)

Kết quả nghiên cứu vμ thảo luận

3.1.2 Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội ở một số đảo lớn thuộc vịnh Bắc bộ (khu vực 2)

thuộc vịnh Bắc bộ (khu vực 2)

Trong số 14 địa điểm điều tra nghiên cứu (hình 3.2), cho thấy rằng đảo Vĩnh Thực không còn rừng tự nhiên và không còn ong nội, Trà Cổ đã thuộc về đất liền vì là khu vực gò cát nên đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng cũng không thấy có ong nội.

ở đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà) có rừng tự nhiên còn nguyên vẹn và tiềm năng về nguồn ong nội khá dồi dào, tuy nhiên ở đây kỹ thuật nuôi ong ch−a đ−ợc phổ biến đến ng−ời dân đảo. Vào mùa khai thác mật ong (tháng 3-4 hàng năm), những ng−ời săn ong đã bắt ong từ rừng về nuôi, nh−ng cứ đến tháng 8-9 thì chúng lại bỏ tổ, bốc bay.

Hình 3.2. Địa điểm điều tra tại một số đảo lớn thuộc vịnh Bắc bộ (khu vực 2)

ở khu vực v−ờn Quốc gia Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh (gồm đảo Sậu Nam, Soi Nhụ, Trà Ngọ và Ba Mùn) không có ng−ời nuôi ong mà chỉ có ng−ời săn ong để khai thác mật ong. Trong khu vực của v−ờn Quốc gia chỉ có đảo Ba Mùn là núi đất có rừng rậm gỗ lớn, còn lại là núi đá tai mèo có thảm thực vật th−a. Theo chúng tôi đây là nơi thuận lợi cho các đàn ong nội sinh sôi nảy nở và phát tán khắp vùng biển và ven biển Đông Bắc Việt Nam.

Bảng 3.2. Tình hình phân bố nguồn gen của ong nội tại một số đảo lớn thuộc vịnh Bắc bộ (khu vực 2)

TT T

Địa điểm điều

tra, thu mẫu N

Tình trạng nguồn gen Tình trạng nuôi ong Mức độ phổ biến của ong Điều kiện nguồn hoa 1 Trà Cổ 0 Không rõ Không có - - +

2 Móng Cái 2 Không rõ Cổ truyền + ++

3 Vĩnh Thực 0 Không còn Không có - - + 4 Cái Chiên 6 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++ 5 Thanh Lân 2 Nguyên vẹn Cổ truyền ++ ++

6 Cô Tô 16 Không rõ Cổ truyền ++ ++

7 Sậu Nam 3 Nguyên vẹn Tự nhiên ++ +

8 Soi Nhụ 3 Nguyên vẹn Tự nhiên ++ +

9 Trà Ngọ 2 Nguyên vẹn Tự nhiên ++ +

10 Ba Mùn 8 Nguyên vẹn Tự nhiên +++ +++ 11 Cái Bầu 8 Đã du nhập Hiện đại ++ ++ 12 Trà Bản 8 Nguyên vẹn Cổ truyền +++ +++ 13 Ngọc Vừng 2 Nguyên vẹn Cổ truyền ++ + 14 Cát Bà 25 Đã du nhập Hiện đại +++ +++

Ghi chú: N: Số đàn ong thu thập mẫu ( 60-70 ong thợ /đàn ong)

Mức độ phổ biến của ong: - không có; + có ít; ++ khá; +++ nhiều Điều kiện nguồn hoa: - + rất ít; + th−a; ++ khá; +++ nhiều

Kết quả điều tra và thu thập mẫu tại một số đảo lớn thuộc vịnh Bắc bộ, đ−ợc trình bày ở bảng 3.2. cho thấy rằng so với các kết quả điều tra thu thập mẫu của tác giả đã nghiên cứu tr−ớc đây, chúng tôi ghi nhận khu vực v−ờn Quốc gia Bái Tử Long lần đầu tiên đ−ợc điều tra nghiên cứu ngoại trừ đảo Cát Bà (Hải Phòng) (Nguyễn Văn Niệm và cộng sự, 2002)[16].

Qua bảng 3.2. cũng cho thấy rằng, ở một số đảo lớn thuộc vịnh Bắc bộ (khu vực 2) có 8 địa điểm điều tra có nguồn gen của loài ong nội còn nguyên vẹn đó là: đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà); đảo Thanh Lân (huyện Cô Tô); các đảo Sậu Nam, Soi Nhụ, Trà Ngọ và Ba Mùn (đều thuộc v−ờn Quốc gia Bái Tử Long huyện Vân Đồn); đảo Trà Bản và Ngọc Vừng cũng thuộc huyện Vân Đồn.

3.1.3 Tình hình phân bố nguồn gen của loài ong nội dọc vùng núi dãy Tr−ờng Sơn - biên giới Campuchia (khu vực 3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử (ADN ty thể) của các quần thể ong nội apis cerana fabricius phân bố ở việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)