- tài chính Việt Nam
3.4.2.2.3 Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước
hàng Nhà nước Việt Nam
Tập trung cải cách và phát triển hệ thống giám sát ngân hàng theo các nội dung chủ yếu sau:
Đổi mới mô hình tổ chức của Thanh tra NHNN hiện nay theo hướng tập trung, thống nhất, chuyên nghiệp và phù hợp với chuẩn mực quốc tế về thanh tra, giám sát ngân hàng (Basel); thành lập Cục Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng nhà nước. Tập trung nâng cao năng lực và đổi mới triệt để phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát từ xa.
Mở rộng danh mục các đối tượng chịu sự thanh tra, giám sát của NHNN; hoàn thiện quy chế kiểm toán độc lập đối với các TCTD cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện quy chế về tổ chức và hoạt động của cơ quan kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ trong các TCTD.
Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các tổ chức tín dụng có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMEL(S). Chỉnh sửa phù hợp các quy định, chính sách về bảo hiểm tiền
gửi để buộc các tổ chức tài chính - tín dụng có huy động tiền gửi theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nâng cao vai trò, năng lực tài chính và hoạt động của Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam trong việc giám sát, hỗ trợ, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn và góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.
Tăng cường sự phối hợp giữa Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và Cục Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trong quá trình giám sát các tổ chức tín dụng và xử lý kịp thời các vấn đề khó khăn gặp phải của các tổ chức tín dụng. Từng bước chuyển sang thực hiện cơ chế bảo hiểm tiền gửi dựa trên cơ sở mức độ rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD và hoạt động giám sát của NHNN đối với các TCTD.
Rà soát và hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ tốt, chuẩn mực quốc tế và đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này, đặc biệt là quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các TCTD. Minh bạch hoá hoạt động ngân hàng. Tạo điều kiện cho các TCTD cổ phần niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm (Sở) Giao dịch Chứng khoán.
Cần phát triển một đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.
Tóm lại, chương này đã đưa ra được một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính ở Việt Nam trên cơ sở phân tích thời cơ, thách thức của hoạt động này trước nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
KẾT LUẬN
Có thể nói Ngân hàng - tài chính là mạch máu của nền kinh tế nước ta. Người ta không thể xây dựng được một nền kinh tế phát triển chừng nào chưa có hoạch định được một chính sách tài chính - tiền tệ và chưa thiết kế được một hệ thống ngân hàng tương xứng, phân bố có hiệu quả mọi nguồn vốn để tăng trưởng nhanh nền kinh tế. Có thể nói đây là một trong những nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng.
Thực tiễn 20 năm thu hút và triển khai dự án FDI nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng đã cho thấy những đóng góp to lớn của khu vực kinh tế này. Đây là kết quả của chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù các văn bản hướng dẫn cho FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính còn nhiều bất cập trong hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài nhưng cũng đã tạo được hành lang pháp lý thu hút đầu tư nước ngoài.
Hiện nay tài chính thế giới đang khủng hoảng, kinh tế thế giới đang suy thoái, tình hình tài chính trong nước cũng bị chao đảo theo. Tất cả các hoạt động tài chính, hoạt động của các ngân hàng đều bị ảnh hưởng trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực này. Dựa trên hệ thống lí luận thu hút và triển khai dự án FDI luận văn tốt nghiệp với đề tài “Tăng cường thu hút và
triển khai các dự án FDI trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính của Việt Nam trong điều kiện mới” đã phân tích được tình hình hút và triển khai các
dự án FDI của Việt Nam giai đoạn 1988-2008 nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng tài chính nói riêng. Đồng thời phân tích những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động này, từ đó đề ra một số nguyên nhân cơ bản của các tồn tại và có cái nhìn định hướng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai dự án FDI trong lĩnh vực ngân hàng tài chính ở Việt Nam.
Tuy nhiên do thời gian có hạn nên để tài mới chỉ tập trung được vào việc thu hút và triển khai các dự án FDI trong mảng ngân hàng còn các mảng khác như tài chính, bảo hiểm… thì chưa được đề cập trong luận văn này. Hơn nữa, do trình độ còn hạn chế nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp nhận xét và giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường chủ biên (2002) - Giáo trình “Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tập 1)”, NXB Thống kê, Hà Nội. 2. PGS.TS.Nguyễn Thị Hường chủ biên (2003) - Giáo trình “Kinh doanh quốc tế” - tập 2, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
3. PTS. Nguyễn Quốc Việt (1995), Giáo trình “Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
4. Võ Đình Thảo (2000), Giáo trình “Tài chính trong nền kinh tế thị trường và xu hướng phát triển ở Việt Nam”, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Hội đồng vùng ILE- DE- FRANCE (1995), “Hoạt động tài chính trong nền kinh tế thị trường”, Hà Nội.
6. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997.
7. Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 8. Nghị định của Chính Phủ Số 13/1999/ NĐ – CP ngày 17 tháng 3 năm 1999 về tổ chức. hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
9. Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 và chương trình công tác năm 2009 của Cục ĐTNN – Bộ KH – ĐT.
10. Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 20 năm 1988-2008 - Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
11. Bộ Công thương- Học viện Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh - Kỷ yếu hai năm Việt Nam gia nhập WTO - Đánh giá tác động hội nhập Kinh tế Quốc tế, Hà Nội, 2008.
12. International Finance Corporation, The World bank, Bộ Kế Hoạch & Đầu tư, Hội nghị giữa các nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ 2008, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.
13. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2007, NXB Thống kê Hà Nội, 2008.
14. Bùi Huy Nhượng (2006), Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện dự án FDI tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, PGS.TS Nguyễn Thị Hường (hướng dẫn), Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Hồng Thắm (2005), Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, PGS.TS Nguyễn Thị Hường (hướng dẫn), Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Quỳnh Thư (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển lĩnh vực dịch vụ trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, Luận văn tốt nghiệp, PGS.TS Nguyễn Thị Hường (hướng dẫn), ĐHKTQD.
17. Hoàng Văn Thi (2003), Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai các dự án FDI trong các khu công nghiệp Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, TS. Nguyễn Anh Minh (hướng dẫn), ĐHKTQD.
18.www.mof.gov.vn 19. www.mpi.gov.vn 20. www.vnexpress.net 21. www.vnn.vn
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 - 2008
STT Tên ngân hàng Số, ngày cấp giấy phép
Vốn điều lệ (triệu
USD) Địa chỉ
1
ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) (Úc)
07/NH-GP ngày
15/06/1992 20 14 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2
ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) (Úc)
08/NH-GPCN
ngày 19/01/1996 15 TPHCM (CN phụ)
3 CALYON (Pháp) 02/NH-GP ngày 01/04/1992 20 21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM
4 CALYON (Pháp) 04/NH-GP ngày
27/05/1992 15
Hà Nội Tower, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội (CN phụ) 5 STANDARD CHARTERED BANK (Anh) 12/NH-GP ngày 01/06/1994 15
49 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
6
Standard Chartered Bank (Anh)- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
12/GP-NHNN
ngày 28/12/2005 15
Tầng 2, Saigon Trade Center, Center 37 Tôn Đức Thắng Q1, TPHCM
7 CITY BANK (Mỹ) 13/NH-GP ngày
19/12/1994 20
17 Ngô Quyền, Hà Nội HaNoi city Brach
8 CITY BANK (Mỹ) 35/NH-GPCN ngày 22/12/1997 20 TPHCM(CN phụ) HCM city Brach
9 CHINFON COM BANK (Đài loan) 11/NH-GP ngày 09/04/1993 30 14 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
10 MAY BANK (Malaysia) 22/NH-GP ngày
15/08/1995 15
63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
11 MAY BANK (Malaysia) 05/GP-NHNN
ngày 29/03/2005 15
Cao ốc Sun Wah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Q1, TPHCM
13 Bangkok Bank(Thái lan) 03/NH-GP ngày 15/04/1992 35 Nguyễn Huệ, Q.1,TPHCM
14 Bangkok Bank(Thái lan) - CN HN
48/GP-NHNN
ngày 06/3/2009 15
Phòng 3 tầng 3 Trung tâm Quốc tế, 17 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội
15 Mizuho Corporate Bank(Nhật) 26/NH-GP ngày 03/07/1996 15 63 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
16 Mizuho Corporate Bank(Nhật)-Chi nhánh TP HCM
02/GP-NHNN
ngày 30/03/2006 15
Tầng 18, Sun Wah, 115 Nguyễn Huệ, Q1, TPHCM
17 BNP (Banque Nationale de Paris) (Pháp) 05/NH-GP ngày 05/06/1992 15 SaiGon Tower, 29 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM
18 Shinhan Bank (Hàn Quốc) 17/NH-GP ngày 25/03/1995 15 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TPHCM
19 Hongkong Shanghai Banking Corporation (Anh) 15/NH-GP ngày 22/03/1995 15 235 Đồng khởi,Q.1, TPHCM 20 Hongkong Shanghai Banking Corporation (Anh) 01/NHNN-GP
ngày 04/01/2005 15 23 Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
21 United Overseas Bank (UOB)(Singapore) 18/NH-GP ngày 27/03/1995 15 17 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM
22 Deustch Bank (Đức) 20/NH-GP ngày 28/06/1995 15 65 Lê Lợi, Q.1, TPHCM
23 Bank of China (Trung Quốc) 21/NH-GP ngày 24/07/1995 15 115 Nguyễn Huệ, Q.1, TPHCM
24 Bank of Tokyo Mishubishi UFJ (Nhật) Chi nhánh TP.HCM 24/NH-GP ngày 17/02/1996 45 5B Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM 25 BANK OF TOKYO MISUBISHI UFJ(Nhật) - CN HN 306/NH-GPCN ngày 05/09/1998 15 Tầng 6, Toà nhà Pacific Place, 83 Lý Thường Kiệt,Hoàn Kiếm, Hà NộI
26
Mega International Commercial Bank (Đài loan)
25/NH-GP ngày
03/05/1996 15
5B Tôn Đức Thắng, Q.1, TPHCM
28 WooriI Bank(Hàn Quốc) 16/NH-GP ngày 10/07/1997 15 360 Kim Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội
29 Woori Bank (Hàn Quốc)- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 1854/GP-NHNN ngày 20/12/2005 15 115 Nguyễn Huệ, Q1, TP Hồ Chí Minh 30 JP Morgan Chase Bank(Mỹ) 09/NH-GP ngày 27/07/1999 15 29 Lê Duẩn, Q.1, TPHCM
31 Korea Exchange Bank (KEB) (Hàn Quốc) 298/NH-GP ngày 29/08/1998 15 360 Kim Mã, Ba Đình, Hà nội
32 LAO-VIET Bank (Lào), Hanoi Branch 05/NH-GP ngày 23/03/2000 2,5 452 Phố Xã Đàn Quận Đống đa Hà Nội
33 LAO-VIET Bank (Lào), TP.HCM Branch 08/NHGP ngày 14/4/2003 2,5 181 Hai Bà Trưng, Q1, TPHCM (CN Thứ 2)
34 Chinatrust Com.Bank (Đài loan)
04/NH-GP ngày
06/02/2002 15 1-5 Lê Duẩn, Q1, TPHCM
35 First Commercial Bank (Đài loan)
09/NHNN-GP
ngày 09/12/2002 15
88 Đồng Khởi, Q1, TP HCM
36 FENB (Mỹ) 03/NHNN-GP ngày 20/05/2004 15 Số 2A-4A, Tôn Đức Thắng, Q1, TP.HCM
37 Cathay United Bank (Đài Loan) 08/GP-NHNN ngày 29/06/2005 15 123 Trần Quý Cáp, Thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
38 Sumitomo-Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản)(SMBC) 1855/GP-NHNN ngày 20/12/2005 15
Toà nhà The Landmark T9, 5B Tôn Đức Thắng, Q1, TP Hồ Chí Minh
39 Hua Nan Commercial Bank, Ltd (Đài Loan) 07/GP-NHNN ngày 23/07/2006 15
Lầu 1, Toà nhà IWA Square, 102 A-B Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lạo, Q1, TPHCM
40 Taipei Fubon Commercial Bank 02/GP-NHNN ngày 08/01/2008 15
Tầng 5, Cao Ốc văn phòng 194 Golden Builing-473 Điện Biên Phủ, Bình Thạch, TP.HCM
41 Commonwealth Bank 03/GP-NHNN ngày 08/01/2008 15
Tầng 6 P 606. Toà nhà Diamond Plaza 34 Lê Duẩn, Q1, TPHCM
42 Industrial Bank of Korea 04/GP-NHNN
ngày 08/01/2008 15
Tòa nhà văn phòng Hannan 65 Đường Nguyễn Du, Q1, TPHCM
43 Sumitomo-Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản)(SMBC)
292/GP-NHNN
ngày 4/11/2008 15
83B Lý Thường Kiệt Hà Nội
DANH MỤC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1: Số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 1991-2008 29
2 Bảng 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư giai đoạn 1988-2008 39
3 Bảng 2.2 Đầu tư nước ngoài phân theo ngành giai đoạn 1988-
2008 40
4
Bảng 2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
42
5 Bảng 2.4 Tổng hợp tình hình thực hiện dự án FDI giai đoạn
1988-2008 44
6
Bảng 2.5 Tình hình thực hiện FDI phân theo đối tác đầu tư tại Việt Nam giai đoạn 1988-2008 (Tính tới ngày 19/12/2008 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
46
7 Bảng 2.6 Cơ cấu vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực ngân hàng theo đối tác đầu tư giai đoạn 1998 - 2008 67
8 Bảng 2.7 Cơ cấu vốn FDI thực hiện theo đối tác đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng theo đối tác đầu tư giai đoạn 1998 - 2008 72
DANH MỤC HÌNH
TT Tên hình Trang
1 Hình 2.1 Vốn đăng kí FDI của Việt Nam giai đoạn 1988-2008 37
2 Hình 2.2 Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn 1991 - 2008 của
Việt Nam 45
3 Hình 2.3 Tình hình thực hiện vốn FDI theo hình thức đầu tư tại
Việt Nam giai đoạn 1988-2008 48